Nắng nóng khắc nghiệt ở Việt Nam và khắp nam bán cầu, vì sao?
Nói là làm, bất chấp sự phản ứng từ gia đình và nhiều người xung quanh, Linh vẫn quyết tâm thực hiện chuyến đi của mình. “Biết là dù có thuyết phục bằng lý lẽ gì đi nữa thì người thân cũng khó có thể hiểu, nên em quyết định làm liều đi luôn. Em đã suy nghĩ rất nhiều, chuẩn bị rất kỹ cho chuyến đi này rồi, nên phải làm cho bằng được. Hơn nữa, em cũng có những mục tiêu rất rõ ràng, đó là: rèn luyện tính kiên nhẫn; tìm hiểu về văn hóa, con người ở các vùng miền Việt Nam; đúc kết những trải nghiệm để viết một cuốn sách và cuối cùng là muốn tạo nguồn cảm hứng cho ai đó”, chàng trai 21 tuổi chia sẻ.Những tấm lòng vàng 30.7.2022
Tối qua 20.3, tại khuôn viên tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ởTP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Tỉnh đoàn Quảng Nam chính thức khai mạc hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" với sự tham gia của hơn 1.000 trại sinh.Hội trại chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2025).Phát biểu khai mạc, anh Hoàng Văn Thanh, quyền Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam, cho biết hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" có quy mô toàn tỉnh bao gồm 20 đơn vị lều trại đến từ các huyện, thị, thành Đoàn và đoàn trực thuộc, với hơn 1.000 trại sinh tham gia.Hội trại kéo dài dden ngày 22.3 với nhiều hoạt động ý nghĩa như hành trình về nguồn, thi trò chơi lớn, múa hát tập thể, dân vũ, khiêu vũ nghệ thuật, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, sinh hoạt lửa trại…Đặc biệt, trong chương trình hội trại, Tỉnh đoàn sẽ tổ chức diễn đàn "Đảng là lẽ sống của tôi" và tuyên dương gương đảng viên trẻ tiêu biểu toàn tỉnh Quảng Nam.Theo anh Thanh, hội trại là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dịp để thế hệ trẻ ôn lại truyền thống hào hùng của quê hương, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển Quảng Nam.Trong sáng qua 20.3, Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng đã tổ chức hoạt động hành trình về nguồn với chủ đề "Vang mãi bản hùng ca chiến thắng" tại 5 địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh: Khu căn cứ Nước Oa (xã Trà Tân, H.Bắc Trà My), Khu di tích cách mạng Phước Trà (xã Sông Trà, H.Hiệp Đức), Khu di tích Nước Là (xã Trà Mai, H.Nam Trà My), Khu di tích căn cứ Đặc ủy Quảng Đà (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên), Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam (xã Tiên Sơn, H.Tiên Phước).Sau khi dâng hoa, dâng hương và tham quan, tìm hiểu địa chỉ đỏ, các bạn trẻ đã hội quân về tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng để viếng hương và tham gia hoạt động hội trại...
Hai đội bóng Thái Lan và Malaysia tham gia giải bóng đá 7 người quốc tế 2024
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Đừng bất ngờ khi Khuất Văn Khang tỏa sáng, điều gì tuyệt vời cũng có lý do cả!
Ông T. là nhân vật trong bài viết: Người đàn ông biệt tích ngày giáp tết ở TP.HCM: Gia đình 'cầu cứu' dân mạng, được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây. Gia đình vừa thông báo đã tìm thấy ông sát tết đầy may mắn.Chia sẻ với Thanh Niên, anh Huỳnh Hoàng Tú (30 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) là cháu của ông T. cho biết rạng sáng nay 23.1, cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cậu anh đã an toàn về với gia đình sau hơn 1 tuần không rõ tung tích.Anh Tú cho biết ông T. được người tốt tìm thấy ở Quốc lộ 50 đoạn giáp Bình Chánh - Long An. Nhờ sự giúp đỡ, ông T. được chở về tận nhà. "Cả nhà ai cũng vỡ òa vui mừng, vậy là năm nay gia đình được đón tết trọn vẹn rồi. May mắn sức khỏe cậu vẫn ổn", người cháu chia sẻ thêm.Gia đình gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người trong khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Trước đó người nhà cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 15.1, ông T. rời khỏi nhà ở xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) rồi sau đó không rõ tung tích.Khi đi, người đàn ông mặc áo xám, quần đùi xám trắng và đi xe đạp cũ màu vàng đồng. "Cậu tôi trải qua 2 lần bị tai biến nên sức khỏe không tốt, tinh thần không được minh mẫn", anh Tú chia sẻ thời điểm đó.Gia đình xác nhận thông tin ngày 16.1, ông Tính đến khu Trung Sơn (H.Bình Chánh) nhưng không có xe đạp mà đi bộ. Đây là lần đầu tiên người đàn ông mất liên lạc với gia đình lâu như vậy nên cả nhà đều sốt ruột. Người thân đang làm mọi cách để tìm người đàn ông và đến nay nhận được tin mừng.