FIFA ra thông báo đặc biệt về CONCACAF Champions Cup, đội của Messi có cơ hội?
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 19.3, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 900.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Tập đoàn Doji niêm yết mua vào 97,6 triệu đồng, bán ra 99,1 triệu đồng. Giá vàng nhẫn 4 số 9 cũng đã tăng thêm 900.000 đồng mỗi lượng. Tập đoàn Doji mua vào vàng nhẫn với giá 98,1 triệu đồng, bán ra 99,6 triệu đồng. Công ty SJC mua vào 97,5 triệu đồng, bán ra 99 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC cũng như vàng nhẫn từ 1,5 - 1,6 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước đang có mức giá cao nhất từ trước đến nay. So với đầu tháng 3, giá vàng miếng SJC đã tăng 7,8 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn tăng 8,5 triệu đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng thêm 5 USD, lên 3.032 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 18.3), vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 3.035,4 USD/ounce. Nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng đã khiến giá tăng cao kỷ lục. Các nhà đầu tư lo ngại sự gia tăng về chiến tranh thương mại toàn cầu, diễn biến địa chính trị mới giữa các nước nên đã thực hiện mua vàng.Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ giá trung tâm 3 đồng, xuống còn 24.790 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại không thay đổi giá USD, Vietcombank mua vào 25.320 - 25.350 đồng, bán ra 25.710 đồng; ACB mua vào 25.340 - 25.370 đồng, bán ra 25.720 đồng; Vietinbank mua vào 25.359 đồng, bán ra 25.719 đồng… Trong khi đó, giá USD tự do tăng thêm 30 đồng, lên 28.810 đồng chiều mua vào, bán ra 25.910 đồng. So với đầu tháng 3, giá đồng bạc xanh tự do tăng 80 đồng/USD.Nga thay tư lệnh hải quân sau nhiều đồn đoán
Theo BHXH Việt Nam, vừa qua, trên diễn đàn mạng xã hội có thông tin cho rằng người già, người tàn tật gặp khó khăn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH do từ ngày 1.1.2025 phải thực hiện cập nhật dữ liệu sinh trắc học và dùng điện thoại chính chủ mới được rút tiền qua thẻ ngân hàng. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Vụ trưởng Vụ Tài chính - kế toán (BHXH Việt Nam), cho hay việc thực hiện sinh trắc học là quy định bắt buộc của ngân hàng nhằm đảm bảo tính bảo mật cho người sử dụng các app tài khoản của ngân hàng.Trước những khó khăn của người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân trong việc cập nhật dữ liệu sinh trắc học, nhất là những người lớn tuổi, BHXH Việt Nam đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại sớm thực hiện việc tích hợp triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua ứng dụng VneID. Phối hợp hỗ trợ người hưởng các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân, đặc biệt là người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (do nhóm người hưởng này là người hưởng cao tuổi, khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế) thực hiện đối chiếu, cập nhật thông tin sinh trắc học để giao dịch thuận lợi, không bị gián đoạn.Thống kê của BHXH Việt Nam, hiện cả nước có gần 3,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Cơ quan BHXH đang tiến hành chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng qua hai hình thức chính là tài khoản ngân hàng cá nhân (ATM) và tiền mặt. Trong đó, việc chi trả tiền mặt được BHXH Việt Nam ký hợp đồng ủy quyền cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện tại các điểm chi trả. Với người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đi đến điểm chi tiền, cơ quan thực hiện nhiệm vụ chi trả phải đưa đến tận nhà.Tính đến cuối năm 2024, có 77% người hưởng nhận chế độ BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ người hưởng nhận các chế độ BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cao như: Hà Nam (99,99%), Hà Tĩnh (99,5%), Hà Nội (99,2%), Hải Phòng (98,6%), Hưng Yên (97,1%)...
Cần Giờ sẽ là hạt nhân dẫn dắt cho toàn vùng công nghiệp cửa biển
Chiều 28.2, đại tá Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, chủ trì lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về giải thể công an huyện, thị xã, thành phố, các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, 8 cơ quan công an cấp huyện gồm: H.Diên Khánh, H.Cam Lâm, H.Vạn Ninh, H.Khánh Sơn, H.Khánh Vĩnh, TP.Nha Trang, TP.Cam Ranh và TX.Ninh Hòa (trừ Đồn Công an) giải thể từ ngày 1.3.2025.Tại buổi lễ, lãnh đạo Công an tỉnh đã trao quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí (nghỉ hưu trước tuổi) từ ngày 1.3.2025 đối với 7 lãnh đạo cấp phòng của Công an tỉnh, trong đó có 4 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng.Đồng thời trao quyết định điều động, bố trí cho 54 cán bộ lãnh đạo cấp phòng và lãnh đạo công an cấp huyện nhận nhiệm vụ mới tại các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh.Trong đó, điều động thượng tá Lê Bửu Lộc, Trưởng công an H.Diên Khánh, giữ chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, thay cho đại tá Trần Văn Giang nghỉ công tác trước thời hạn.Thượng tá Hoàng Tuấn Ngọc, Trưởng công an TP.Nha Trang, giữ chức Trưởng phòng An ninh nội địa, thay cho thượng tá Nguyễn Kỳ Tân được bổ nhiệm làm Chánh thanh tra Công an tỉnh.Thượng tá Nguyễn Mậu An, Trưởng công an H.Khánh Sơn, giữ chức vụ Trưởng phòng Tham mưu, thay cho thượng tá Đỗ Bảo Liêm được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại tuyến.Thượng tá Phan Bình Dương, Trưởng công an H.Cam Lâm, giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thay cho thượng tá Đỗ Đức Bình được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.Thượng tá Trần Thanh Trung, Trưởng công an H.Khánh Vĩnh, giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, thay cho thượng tá Phan Quang Nhẫm đến nhận công tác và giữ chức vụ Thủ trưởng Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an tỉnh.Đồng thời điều động và bổ nhiệm thượng tá Cao Xuân Thuấn, Trưởng công an TP.Cam Ranh, giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh điều tra; thượng tá Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng công an TX.Ninh Hòa, giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; thượng tá Nguyễn Văn Sáng, Trưởng công an H.Vạn Ninh, giữ chức Trưởng phòng Cảnh sát cơ động.Phát biểu tại buổi lễ, đại tá Nguyễn Hữu Phước, ghi nhận và biểu dương, đánh giá cao sự gương mẫu, đi đầu, hy sinh quyền lợi bản thân, vì sự nghiệp chung của các lãnh đạo cấp phòng, cấp đội tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc giữ chức vụ thấp hơn để tạo điều kiện cho công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ.Bên cạnh đó, lãnh đạo Công an tỉnh Khánh Hòa cũng ghi nhận và biểu dương các chỉ huy, cán bộ đã tình nguyện về cơ sở, ở lại cơ sở hoặc bố trí ở những vị trí công tác khó khăn hơn, vất vả hơn.Đại tá Nguyễn Hữu Phước đề nghị cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa phát huy cao độ phẩm chất của người chiến sĩ Công an nhân dân "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và nhân dân cần đến", với tinh thần trách nhiệm đoàn kết, cộng sự, khắc phục mọi khó khăn trong mọi tình huống; tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng nhanh với yêu cầu công tác mới.Đối với một số cấp trưởng theo phương án sắp xếp phải bố trí chức vụ thấp hơn, Công an tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương, thời gian tới, có vị trí trống, nếu cán bộ có nguyện vọng và bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Bộ Công an thì có thể được xem xét, ưu tiên trong phương án nhân sự.
Sáng sớm 25.1, (ngày 26 tháng chạp), đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM làm trưởng đoàn, đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Cùng tham dự có ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng (sáng 25.1 được Bộ Chính trị trao quyết định giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM), ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau...Đoàn đã dâng vòng hoa tươi thắm tưởng niệm lên các mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ… Các đại biểu dành phút mặc niệm, dâng hương nhớ anh linh các anh hùng, liệt sĩ - những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.Tiếp đó, các đại biểu đã đến Nghĩa trang TP.HCM (TP.Thủ Đức) dâng hương, dâng hoa, tri ân các thế hệ lãnh đạo, các bậc lão thành cách mạng đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Cũng trong sáng cùng ngày, đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm trưởng đoàn, đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng (Q.4) và công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (Q.1).Trong chuỗi hoạt động hướng về cội nguồn dịp Tết Nguyên đán, sáng 25.1, đoàn đại biểu do bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM làm trưởng đoàn thực hiện các nghi thức lễ dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng và Đền thờ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong khuôn viên công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc (TP.Thủ Đức).Đây là những hoạt động quan trọng diễn ra hằng năm tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng, thể hiện lòng tri ân của người dân thành phố đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ dâng cúng theo nghi thức truyền thống của người dân Nam bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cho thế hệ trẻ.Dịp này, Ban Quản lý công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc phối hợp với Sở Du lịch và UBND TP.Thủ Đức tổ chức hội thi "Gói - Nấu bánh tét" lần thứ 13 tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng.
Thanh Hóa: Xử lý hàng loạt trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.