Bảo Thy, Kỳ Duyên, Thanh Hằng... đều 'mê tít' lối lên đồ với phong cách menswear
Sau khi trở về từ bệnh viện, anh Hải sử dụng tay giả bằng silicon nhưng chỉ có lợi ích về mặt thẩm mỹ. Tháng 5.2020, anh Hải đã liên hệ với một đơn vị làm tay điện chức năng để đặt hàng mua về sử dụng. Khi sử dụng tay điện chức năng, anh Hải có thể viết chữ và cầm nắm những vật dụng nhỏ, nhẹ. Anh cũng đã tự tin hơn và có cơ hội tham gia một số hội thảo, gặp gỡ được những người bạn cùng cảnh ngộ. Nhờ vậy mà anh Hải được nghe những câu chuyện về cách họ vượt qua nỗi đau, từ đó có thêm động lực sống.Một CLB của sinh viên miền Tây làm được nhiều việc giúp học sinh nghèo
Hơn 20 tay súng Mỹ đã mất tích trong lúc tham gia chiến sự trên các tiền tuyến ở Ukraine, với số trường hợp tử vong tăng mạnh trong vòng 6 tháng qua, theo kết quả điều tra do Đài CNN thực hiện.Trong số này, xác của ít nhất 5 tay súng tình nguyện gia nhập quân đội Ukraine đã không thể thu hồi từ trận địa. Hai trường hợp khác vào cuối tuần trước đã được đưa về lãnh thổ Ukraine từ khu vực Nga hiện kiểm soát sau thời gian đàm phán dài hơi.Thân nhân của những người Mỹ mất tích trong lúc cầm súng ở Ukraine đau buồn vì không thể chôn cất con mình, cũng như không thể chính thức tuyên bố người thân tử trận.Giao tranh diễn ra ác liệt và kéo dài trên khắp tiền tuyến miền đông của Ukraine đồng nghĩa với việc không ít xác lính của cả hai phe vẫn nằm lại trên chiến trường.Theo những người sống sót và thân nhân của các tay súng Mỹ tử trận, hai tình nguyện viên người Mỹ đã thiệt mạng trong một vụ giao tranh bên ngoài thành phố Pokrovsk ở miền đông Ukraine vào tháng 9 năm ngoái. Xác của họ chưa được thu hồi.Việc hồi hương công dân Mỹ đã chết ở Ukraine là quá trình phức tạp, theo bà Lauren Guillaume, một người Mỹ sống ở Kyiv và đang làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận RT Weatherman. Bà Guillaume cùng với đồng nghiệp người Ukraine là Iryna Khoroshayeva thường xuyên đi khắp các nhà xác để tìm kiếm tung tích các tay súng Mỹ chết trận.Việc xác nhận danh tính được thực hiện thông qua các phương pháp nhận diện hình ảnh và kiểm tra ADN.Các quan chức Ukraine cho biết nhiệm vụ xác nhận danh tính người chết là phức tạp hơn cả đối với các thi thể được phía Nga trả lại.Ông Artur Dobroserdov, Cao ủy về người mất tích thuộc Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết sau mỗi lần trao trả xác quân nhân với phía Nga, đội ngũ của ông có thể nhận được một túi chứa đến 10 phần thi thể thuộc những người khác nhau.Ông Dobroserdov cũng xác nhận đã có hơn 20 người Mỹ mất tích trong chiến sự.
NESTLÉ MILO đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2024 tiếp sức thế hệ trẻ bền bỉ hơn
Đây là kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Năm nay, kỳ thi diễn ra với 13 môn thi, trong đó có môn mới là giáo dục kinh tế và pháp luật. Thời gian làm bài mỗi môn thi là 120 phút.Trong đó, các môn thi viết gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung (các môn ngoại ngữ có phần thi nghe). Riêng môn tin học thi lập trình trên máy vi tính.Kỳ thi học sinh giỏi diễn ra tại 4 điểm thi: Các môn vật lý, hóa học, sinh học, tin học thi tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Các môn ngữ văn, toán, giáo dục kinh tế và pháp luật thi tại Trường THPT Trưng Vương. Các môn ngoại ngữ thi tại Trường THPT Bùi Thị Xuân. Các môn lịch sử, địa lý thi tại Trường THPT Ernst Thälmann.Nội dung thi trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, theo định hướng đánh giá năng lực tư duy và vận dụng thực tiễn của học sinh.Sở GD-ĐT TP.HCM quy định đối tượng dự thi là học sinh lớp 12 năm học 2024-2025, có kết quả học tập và rèn luyện học kỳ 1 từ khá trở lên. Trong đó, học sinh lớp 12 của các lớp chuyên thuộc trường chuyên và trường có lớp chuyên đều phải tham gia. Riêng học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của thành phố thi học sinh giỏi quốc gia không được dự thi.Sở GD-ĐT TP.HCM quy định xếp giải cá nhân (nhất, nhì, ba) theo từng môn thi. Tỷ lệ học sinh đạt giải không quá 60% số học sinh dự thi (trong đó học sinh đạt giải nhất không quá 5% số học sinh đạt giải) và điều kiện xếp giải từ 10 điểm trở lên.Học sinh đạt giải nhất trong kỳ thi này được khen thưởng theo Nghị quyết 35/2024/ND-HĐND của HĐND TP.HCM sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2021 quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đoạt các giải trên địa bàn TP.HCM, với mức thưởng là 12 triệu đồng/học sinh/giải nhất.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ ngày 13.3, người dân phát hiện lửa cháy bên trong khu đất trống rộng hàng nghìn m2 trên đường 34 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM). Khu vực cháy có nhiều cây cỏ mọc cao, khô dẫn đến ngọn lửa cháy lan rộng áp sát các bãi xe ô tô xung quanh.Tại hiện trường, khói đen bốc cao dày đặc bao trùm cả một khu vực rộng lớn. Nhiều người dân phải ra khỏi nhà đứng bên ngoài đường để tránh ngạt. Xe ô tô trong các bãi xe cũng được cho di chuyển ra gần phía ngoài đường tránh đám cháy.Nhận tin báo, Tổ Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Q.Bình Tân thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (Công an TP.HCM) điều nhiều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường.Toàn bộ tuyến đường 34 qua khu vực cháy được phong tỏa, chốt chặn để phục vụ chữa cháy. Gần 1 giờ sau đám cháy mới được dập tắt.Nguyên nhân vụ cháy lan tại khu đất trống trên đường 34 (Q.Bình Tân) đang được công an làm rõ.
Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp tại các sàn việc làm
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.