NTK Lê Nguyễn Nhật Linh: ‘Ai cũng có quyền được mơ những giấc mơ xa xỉ nhất’
Sự hợp tác này đánh dấu nỗ lực của hai đơn vị hàng đầu trong việc thúc đẩy một bước tiến quan trọng, góp phần hiện thực hóa chiến lược 'xanh hóa' ngành đóng tàu và cảng biển tại Việt Nam.Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển có thể tăng tới 130% vào năm 2050 so với lượng khí thải năm 2008. Tổ chức này cũng thống kê, hơn 90% lượng hàng hóa giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Do đó, vận tải biển được xác định cần là một trong những ngành hàng đầu trong những nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Tại Việt Nam, ngành vận tải biển, đặc biệt là lĩnh vực đóng tàu và cảng biển cũng đang trong tiến trình chuyển đổi để hướng đến mục tiêu xanh hóa toàn diện. Theo kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh của Cục Hàng hải Việt Nam, toàn ngành cần phải ưu tiên việc giảm khí thải nhà kính, chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng sạch cho tất cả tàu và cơ sở hạ tầng, hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: "Để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này, ngành đóng tàu và cảng biển cần thực hiện ba bước quan trọng: điện hóa, số hóa và giảm phát thải carbon. Schneider Electric và Van Der Leun có vị thế đặc biệt để hỗ trợ ngành công nghiệp này. Chúng tôi có chuyên môn và giải pháp để giúp khách hàng thích nghi với bối cảnh đang thay đổi và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không"."Việc hợp tác với Schneider Electric mang đến cho chúng tôi những giải pháp chất lượng hàng đầu cho khách hàng, đồng thời cũng tạo cơ hội để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực hiện tại", bà Hoàng Hồng Điệp, Giám đốc điều hành Van Der Leun Việt Nam chia sẻ.Thông qua việc hợp tác, với thế mạnh sẵn có của hai đơn vị, Schneider Electric và Van Der Leun sẽ cùng nhau phối hợp để cung cấp, phát triển các giải pháp công nghệ, hứa hẹn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giảm phát thải carbon. Các sản phẩm và giải pháp của Schneider Electric, bao gồm trạm sạc EV dành cho cảng biển sẽ được áp dụng cho các khách hàng của Van Der Leun trong lĩnh vực hàng hải và dầu khí. Ngoài ra, Schneider Electric sẽ cung cấp hỗ trợ về nhân lực, giá cả ưu đãi và dịch vụ hậu mãi để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong các hạng mục hợp tác.Kinh hoàng 'xe cóc' Hyundai Grand i10 đang đi bất ngờ quay đầu trên cao tốc
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.
CSGT Quảng Ngãi phối hợp chặn bắt người đàn ông trốn truy nã
Chiều 12.2, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhiều người đi xe máy té la liệt trên đường Cộng Hòa, đoạn gần đường Út Tịch, cầu vượt Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM). Theo hình ảnh được chia sẻ, nhiều người đi xe máy bị té đang dựng xe đứng dậy trên đoạn đường bị đổ nhớt. Anh Trần Quốc Anh, người chứng kiến sự việc cho biết, có từ 40 - 50 xe máy bị té trên đoạn đường này. Anh liền đuổi theo chiếc xe ô tô khách để báo xe dừng lại. Khi đó, tài xế xe khách mới biết xe mình đang bị chảy nhớt. Anh Quốc Anh cũng gọi báo cơ quan chức năng đến xử lý.Được biết, sự việc xảy ra lúc 15 giờ 20 phút trên đường Cộng Hòa, nhớt từ chiếc xe ô tô khách đổ trên đường tạo thành vệt dài khoảng 200 m. Thời điểm này, thiếu tá Trương Thanh Toàn, cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) đang tuần tra kiểm soát trên địa bàn theo phân công của Ban chỉ huy đội thì phát hiện sự việc.Người dân chứng kiến sự việc cho hay, một vài người đi xe máy đã bị té, xây xát nhẹ nên tự đứng dậy di chuyển ngay sau đó.Lập tức, thiếu tá Trương Thanh Toàn đã báo về Ban chỉ huy Đội CSGT Tân Sơn Nhất để nắm tình hình. Đồng thời, thiếu tá Nguyễn Quốc Bảo và đại úy Vũ Đức Thành (cùng thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất) nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp tìm nhánh cây rải trên khu vực đổ nhớt, cảnh báo nguy hiểm và điều tiết giao thông để người đi xe máy tạm thời tránh khu vực trên. Trong thời gian này, thiếu tá Toàn cũng liên hệ cửa hàng vật liệu xây dựng gần đó để mua cát, nhờ giao gấp đến hiện trường để xử lý, tránh trơn trượt cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đến khoảng 16 giờ, vết nhớt dài đổ trên đường được xử lý xong, xe cộ đi lại an toàn, tránh ùn tắc ngay trước giờ cao điểm buổi chiều.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 9.2 đưa tin ông Kim Jong-un đã có bài phát biểu trong chuyến thăm Bộ Quốc phòng Triều Tiên hôm 8.2, dịp kỷ niệm 77 năm thành lập lực lượng vũ trang nước này.Trong bài phát biểu, ông Kim đã đề cập một loạt kế hoạch mới nhằm “tăng cường tất cả biện pháp răn đe” và tái khẳng định chính sách không thể lay chuyển của Triều Tiên về phát triển lực lượng hạt nhân mạnh hơn nữa.Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng việc các tài sản hạt nhân chiến lược của Mỹ đã được triển khai tại bán đảo Triều Tiên, đồng thời các cuộc tập trận mô phỏng chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang gây “mất cân bằng quân sự” trên bán đảo và khu vực Đông Bắc Á, tạo ra "cấu trúc xung đột mới" và mang đến thách thức nghiêm trọng cho Triều Tiên.Ông Kim thêm rằng Bình Nhưỡng không muốn xảy ra căng thẳng không đáng có trong khu vực, song sẽ có các biện pháp đối phó liên tục nhằm đảm bảo cân bằng quân sự, ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh mới và đảm bảo hòa bình và an ninh trên bán đảo. Ông cáo buộc Mỹ đứng sau các tranh chấp lớn nhỏ trên thế giới và tố rằng điều đó chứng minh việc theo đuổi đường lối xây dựng năng lực phòng thủ không giới hạn là chính đáng nhất.Trong ngày 8.2, Triều Tiên ra tuyên bố khẳng định vũ khí hạt nhân được xây dựng cho mục đích chiến đấu và chống lại các đối thủ, không phải con bài mặc cả ngoại giao. Tuyên bố của Bình Nhưỡng được đưa ra sau khi Washington cho biết sẽ tìm kiếm giải pháp phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên, theo Yonhap.
Lão nông miền Tây thu lãi tiền tỉ nhờ nuôi cá chình
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.