Mua bán điện trực tiếp: Sân chơi của các 'ông lớn'?
Quán của Thanh mở bán từ 17 – 22 giờ. Ngoài vị truyền thống là sữa đặc, Thanh còn rắc thêm bột trà xanh, ca cao để thu hút các bạn trẻ.Nước Pháp bị chia đôi bởi một ‘sa mạc’ khổng lồ
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn New York tiếp tục tăng mạnh. Kỳ hạn tháng 7 tăng 77 USD lên 5.020 USD/tấn. Còn kỳ hạn tháng 9 và tháng 12 tăng lần lượt 74,8 và 72,6 USD/tấn.
Xe khách vượt ẩu còn cố chấp, ‘thi gan’ với xe chạy đúng luật
Cuộc thi do Hội đồng Đội TP.HCM, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ tổ chức đã diễn ra chung kết vào tối 11-1 tại Nhà hát TP.HCM. Với chủ đề Show the real you (Hãy là chính mình), 12 thí sinh đã tranh tài 3 vòng thi kịch tích thể hiện khả năng tiếng Anh lưu loát để trình bày những vấn đề, kiến thức đời sống... Quán quân đã gọi tên là Nguyễn Hồng Bảo Trân, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Việt Mỹ (TP.HCM) và Long Phúc Bình Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn, TP.Thủ Đức (TP.HCM).Phần thưởng của Bảo Trân là chuyến du học hè tại Singapore, Malaysia và học bổng học tiếng Anh, trị giá 150 triệu đồng. Còn Bình Minh sẽ nhận được chuyến du học hè tại Úc và học bổng học tiếng Anh, trị giá 190 triệu đồng.Sau cuộc thi, Bình Minh cho biết em biết đến cuộc thi này nhờ mẹ. "Mẹ nói em tham gia thử đi xem trình độ tiếng Anh của mình đạt đến mức nào. Không ngờ, em được bước vào vòng trong và giành được giải cao nhất. Em rất vui và cám ơn mẹ đã luôn đồng hành cùng em trên con đường chinh phục ngôn ngữ thú vị này".Bình Minh tiết lộ mẹ của em hiện là giáo viên tiếng Anh tại Trường TH Linh Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM). Vì thế, Minh có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ này từ sớm. Hằng ngày, Minh thường trò chuyện các vấn đề trong cuộc sống cùng mẹ."Đây cũng là cơ hội để em nâng cao trình tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, đôi lúc em gặp nản trong việc học, nhất là khi chinh phục các cuộc thi mà thành tích của em không như mong đợi. Lúc đó, em thấy việc học tiếng Anh rất khó, không muốn tiếp tục nữa. Mẹ động viên em, bảo rằng những thất bại ấy cũng như một cơ hội, trải nghiệm, bài học quý giá để chúng mình biết mình sai ở chỗ nào và khắc phục chỗ ấy. Em đã đứng lên và không ngại thất bại", Minh kể tiếp.Chị Lê Thị Hồng Phúc, phụ huynh em Bình Minh, chia sẻ rằng con gái mình rất tự lập, ham học hỏi và có khả năng ghi nhớ tốt. "Thế nhưng, không phải môn học nào con cũng yêu thích. Những lúc như vậy, mình chỉ biết động viên, nhắc nhở con rằng khi đã xem việc học là trách nhiệm của mình, con cần nỗ lực hoàn thành tốt. Đây cũng là cách mình đồng hành và hỗ trợ con vượt qua khó khăn", chị Phúc nói.Chị cũng chia sẻ rằng, dù con gái đã học lớp 9, nhưng em vẫn sử dụng một chiếc điện thoại "cùi bắp". "Mình luôn khuyến khích con tập trung hết sức khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong 30 phút. Mỗi ngày, con được thưởng 30 phút online như một phần thưởng giải trí, nhưng chỉ sử dụng chiếc điện thoại đơn giản đó. Con luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi việc để có được khoảng thời gian đặc biệt này", chị Phúc chia sẻ.Trong khi đó, Bảo Trân chia sẻ rằng em đã được mẹ cho học tiếng Anh từ khi mới 2 tuổi. Ở nhà, hai mẹ con thường xuyên cùng nhau đọc sách, chơi trò chơi… bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, Trân thích ngôn ngữ này từ lúc nào không hay."Vì em còn nhỏ, mẹ thường tóm tắt kiến thức trên những tờ giấy để em dễ hiểu hơn. Sau đó, hai mẹ con cùng chơi trò chơi, ôn bài và luyện tập thuyết trình. Mẹ cũng giúp em chỉnh sửa bài thuyết trình cho hoàn thiện hơn. Mỗi lần được mẹ khen nhớ giỏi, em cảm thấy rất vui và có thêm động lực học tập", Bảo Trân kể.
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.
Game mobile Thượng Cổ Chi Vương đến tay game thủ Việt
Sáng nay (3.2), Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị Phan Văn Phụng công bố Quyết định số 1860-QĐ/TU ngày 3.2 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.Theo đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 3.2.Đồng thời, bổ nhiệm Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Mai Xuân Tâm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Thị Ngọc Lan, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Văn Tuấn giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 3.2.Phát biểu giao nhiệm vụ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải nhấn mạnh việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức đầu tiên của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy tại tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tập trung thực hiện một số công việc, bao gồm: khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các lãnh đạo ban, các phòng chuyên môn; sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, người lao động các phòng chuyên môn đảm bảo đúng quy định.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Đại Nam khẳng định sẽ cùng tập thể cán bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ ngay những ngày đầu năm, tuyệt đối không để xảy ra lỗ hổng trong thực hiện nhiệm vụ. Toàn thể cán bộ của đơn vị sẽ nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền và công tác dân vận trong nhân dân. Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của 2 ban trước đây để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác tuyên giáo, dân vận trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.