Giải đấu eSports Đột Kích quy mô lớn nhất chính thức khởi tranh
Đây là những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức tại Hà Nội sáng 15.1.Diễn đàn năm nay có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Bên cạnh biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh như: việc thiếu hụt nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia vào nút thắt khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ một chiếc áo bán ra trong đó thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc… đều của người khác, Tổng Bí thư băn khoăn: "Liệu mình thu nhập được bao nhiêu trên những sản phẩm này. Có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường". Tổng Bí thư dẫn chứng thêm, ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện ở khu vực FDI xuất khẩu 100% nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp, đối tác cung ứng cho Samsung thì có đến 55 doanh nghiệp nước ngoài. Tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 cung ứng thì có 164 doanh nghiệp nước ngoài. "Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cung cấp dịch vụ an ninh, xuất ăn công nghiệp, xử lý rác thải… Tôi muốn nêu rõ bất cập này để các doanh nghiệp thấy chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế", Tổng Bí thư nói.Từ thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, 5% sử dụng công nghệ cao, Tổng Bí thư lưu ý: "Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới. Trong khi doanh nghiệp trong nước thì không học hỏi được điều gì".Trên tinh thần của Nghị quyết 57 được ví như "khoán 10 trong nông nghiệp đối với ngành khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo", Tổng Bí thư mong muốn sẽ nhận được những báo cáo là trí tuệ của Việt Nam, công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sản phẩm công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm giúp các sản phẩm thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh sáng kiến.Tổng Bí thư gợi mở các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn tới. Thứ nhất, nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lước, công nghệ lõi. Đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, bởi theo Tổng Bí thư, hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.Thứ ba, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa để tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và quốc tế.Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực về kinh tế số như: Chính phủ số, xã hội số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi người dân.Thứ sáu, nâng cao năng lực vị thế năng lực toàn cầu. Chúng ta phải phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.Thứ 7, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu, sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế.Đối với doanh nghiệp công nghệ số, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chúng ta cần đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy ở đây không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm trong việc góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong Nghị quyết 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần dấn thân vào các lĩnh vực tiên phong, chủ động tiếp cận công nghệ mới, không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích người dân".Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.Người Thái 'cuồng' xe điện Toyota từng 'nhá hàng' tại Việt Nam
Giải NEU League sẽ diễn ra với 15 vòng đấu, trải dài từ tháng 5 đến tháng 9. Các trận đấu được truyền hình trực tiếp trên hệ thống của FPT Play.
Lê Phương xin đạo diễn đổi vai khi diễn cùng tình cũ
Ngày 22.1, một lãnh đạo Sở Nội vụ Cà Mau xác nhận, cơ quan này đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Trần Quốc Việt, Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh."Cán bộ có quyết định khởi tố bị can nhưng được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ chức vụ được thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng. Do không tạm giam nên vẫn đi làm bình thường", vị lãnh đạo trên thông tin thêm.Trước đó, tháng 3.2024, ông Trần Quốc Việt bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ Cà Mau có quyết định cho ông Việt từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau sang giữ chức vụ Phó giám đốc trung tâm.Đầu tháng 1.2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép.Như Thanh Niên thông tin, Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên, qua xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu sổ theo dõi của kế toán.
Sang hiệp 2, John Fields được HLV Chris Daleo tung trở lại sân. Tuy nhiên, việc ngồi ngoài lâu khiến cảm giác bóng của ngôi sao của Thang Long Warriors nguội lạnh. Khai thác thời cơ này, Ho Chi Minh City Wings liên tục nới rộng cách biệt. Phút thứ 7, đội chủ nhà đã lần đầu gác trước 10 điểm, 45-35. Những phút còn lại, nhờ sự tỏa sáng của Jeremy Smith, đại diện TP.HCM tiếp tục thu về nhiều điểm số quan trọng. Phẩm chất tốc độ và khéo léo của hậu vệ cao 1,90 m này giúp Ho Chi Minh City Wings bảo vệ thành quả, duy trì cách biệt 51-40.
Công an thông tin vụ tin đồn 'cô gái nhiễm HIV lây cho nhiều người'
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.