Mix đồ siêu chất cùng quần mom jeans sành điệu, thời thượng cho ngày hè
Dù chỉ ở vị trí thứ 3 nhưng những cầu thủ của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng cổ động viên. Đó là sự khát khao thể hiện trên sân cỏ, là lối chơi đẹp mắt, cống hiến.‘Vua trứng’ không thể nghỉ tết lâu vì gà... đẻ mỗi ngày
Ngày 31.12, Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết đã gửi báo cáo cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) liên quan đến vụ án sản xuất, tiêu thụ giá đỗ độc hại (ngâm chất cấm) quy mô lớn trên địa bàn. Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.12, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lâm Văn Đạo (34 tuổi), Vũ Duy Tư (33 tuổi), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổi), Nguyễn Văn Hảo (36 tuổi, cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế đã kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ ở TP.Buôn Ma Thuột của 4 bị can trên, phát hiện các cơ sở này dùng hoạt chất 6-Benzylaminopurine (không được phép sử dụng) để pha vào nước ngâm ủ làm giá đỗ và đưa ra bán trên thị trường với khối lượng lớn. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Lắk, trong 6 cơ sở làm giá đỗ trên, có 1 cơ sở của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) cho hoạt động "sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đậu xanh" ngày 22.4.2024. 5 cơ sở còn lại là đối tượng cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.Trong năm 2024, các cơ quan quản lý đã tiến hành nhiều hoạt động thanh kiểm tra, lấy mẫu giám sát đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, cả 6 cơ sở làm giá đỗ trên chưa được kiểm tra qua các đợt đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Sở NN-PTNT Đắk Lắk lý giải, đối với cơ sở của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo là cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP lần đầu, để được đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động sơ chế, đóng gói nên không có lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm. Do xếp vào loại B nên việc thẩm định lại phải đủ 12 tháng, vì vậy đến nay chưa đến thời hạn đánh giá lại cơ sở này.Cũng theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Lắk, sau khi có thông tin về quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can ở 6 cơ sở dùng họat chất "6- Benzylaminopurine" để ngâm ủ giá đỗ, sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn (Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) phối hợp, làm việc tại các cơ sở làm giá đỗ và hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh.Tại thời điểm đoàn đến làm việc, 6 cơ sở trên vẫn đang hoạt động bình thường, với sản lượng ít hơn so với những ngày chưa bị cơ quan công an kiểm tra. Có cơ sở hiện bán 1,5 tấn/ngày so với trước khi bị công an kiểm tra là 2 tấn/ngày, hoặc có cơ sở hiện bán 200 - 300 kg/ngày so với trước khi bị công an kiểm tra là 400 - 500 kg/ngày. Đại diện các cơ sở làm giá đỗ trên thông tin rằng cả 4 chủ cơ sở đều đã bị tạm giam, tuy nhiên cơ quan công an không yêu cầu ngừng hoạt động nên cơ sở vẫn tiếp tục sản xuất và phải ký cam kết không được sử dụng chất cấm. Các đơn vị thuộc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cũng đã làm việc với hệ thống Bách Hóa Xanh trên địa bàn Đắk Lắk, được Bách Hóa Xanh cho biết nhập sản phẩm giá đỗ của cơ sở Lâm Đạo (Công ty TNHH thương mại Lâm Đạo) từ ngày 2.5.2024 với khối lượng từ 300 - 400 kg/ngày (bình quân khoảng 375 kg/ngày). Sau khi biết thông tin giá đỗ bị nhiễm hóa chất, Bách Hóa Xanh đã ngay lập tức ngưng bán và thu hồi sản phẩm tiêu hủy tại chỗ 343 kg. Hiện hệ thống siêu thị này đã không còn mua giá đỗ của cơ sở Lâm Đạo.Qua vụ việc trên, Sở NN-PTNT Đắk Lắk đã kiến nghị đến Bộ NN-PTNT, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường 14 vấn đề nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập; thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, ATTP ở các địa phương. Trong đó, kiến nghị ngành Công thương thường xuyên kiểm tra giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm ở các siêu thị, tạp phẩm... để cảnh báo cho người tiêu dùng và xử lý theo quy định đối với những trường hợp kinh doanh sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng và gửi ngành Nông nghiệp để nắm thông tin những cơ sở sản xuất có sản phẩm vi phạm về chất lượng thuộc ngành Nông nghiệp quản lý...
Đang chạy, xe Trung Quốc Chery Omoda C5 sắp bán tại Việt Nam bị gãy trục sau
Cuối năm là thời điểm lý tưởng để các gia đình kiểm tra, bảo trì và thay thế những thiết bị, đồ dùng đã cũ. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, Điện lạnh Hòa Phát mang đến những sản phẩm chất lượng cao như tủ đông, tủ mát, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và điều hòa, với mức giá hợp lý, phù hợp với đa số người tiêu dùng.Là một trong số những thương hiệu được người dùng Việt Nam tin tưởng, Điện lạnh Hòa Phát được đánh giá cao nhờ các sản phẩm "chất lượng bền bỉ và giá thành hợp lý". Năm 2024, sau khi gặt hái thành công với việc xuất khẩu dòng tủ lạnh thế hệ mới sang thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm đã chính thức "chào sân" tại thị trường Việt Nam với tên gọi Tủ lạnh cánh kính Funiki HR T8286GB. Tủ lạnh sở hữu công nghệ Double Inverter, với Inverter được trang bị trên cả máy nén và quạt, giúp tiết kiệm điện năng một cách tối ưu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn trải qua các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Các bài kiểm tra bao gồm khả năng chịu tải, cách điện, chống cháy nổ và an toàn cơ học cơ học, các linh kiện được sử dụng đều đạt chứng nhận của các tổ chức uy tín như CSA (Canadian Standards Association) và UL (Underwriters Laboratories). Đảm bảo tủ lạnh Funiki đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng và an toàn, mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng Việt.Nhận bàn giao căn chung cư mới tuần trước, hai vợ chồng chị Mai Phương (28 tuổi, Huyện Đông Anh, Hà Nội) đau đầu đắn đo xem nên sắm dòng tủ lạnh nào cho gian bếp của gia đình. Chị Phương chia sẻ: "Tết gần đến bao thứ phải lo, nên tiêu chí sắm tủ lạnh nhà mình là phải 'đẹp', 'bền' nhưng 'chi phí hợp lý' đặt lên hàng đầu." Sau khi cân nhắc giữa nhiều thương hiệu, trong đó có tủ lạnh Funiki đã được bố mẹ chị sử dụng suốt 10 năm qua, vợ chồng chị quyết định mua Tủ lạnh cánh kính Funiki thế hệ mới loại 286 lít vì ngoại hình sang trọng và dung tích vừa vặn cho gia đình 3 thành viên, tuổi thọ sản phẩm lại được "bảo chứng" nhờ kinh nghiệm từng sử dụng của người thân.Bên cạnh tủ lạnh, máy giặt Funiki của Hòa Phát cũng là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình Việt trong dịp cuối năm. Chị Lan Anh (36 tuổi, Quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà tôi có con nhỏ, quần áo cần giặt sạch và kỹ càng vì trẻ thường gặp vấn đề về da. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn máy giặt lồng ngang Funiki. Sau gần một năm sử dụng, tôi hoàn toàn hài lòng vì máy giặt sạch các vết bẩn trên quần áo do con nô nghịch, đồng thời, có các chế độ giặt nước nóng đến 90 độ giúp diệt khuẩn tối đa".Bên cạnh tính năng và độ bền của sản phẩm, khách hàng còn được nhận thêm những ưu đãi hấp dẫn khi mua sản phẩm Điện lạnh Hòa Phát theo chương trình khuyến mãi mừng Tết Ất Tỵ "Chọn Điện lạnh Hòa Phát - Chọn Tết bền cho cả năm Hên".Cụ thể, từ ngày 16.12.2024 đến hết ngày 28.1.2025, với mỗi sản phẩm tủ đông, tủ mát Hòa Phát và tủ lạnh Funiki, khách hàng sẽ nhận ngay bình siêu tốc Funiki HKT 5122 - người bạn đồng hành không thể thiếu trong những ngày Tết sum vầy. Đối với dòng máy giặt và máy sấy Funiki, khách hàng được tặng kèm chai nước giặt OMO, giúp quần áo luôn thơm tho chào đón năm mới.Với hơn 23 năm đồng hành cùng các gia đình Việt, Điện lạnh Hòa Phát không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn mang đến những trải nghiệm sử dụng bền bỉ, an tâm. Bên cạnh đó, Điện lạnh Hòa Phát còn đẩy mạnh hệ thống dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng trên toàn quốc, thể hiện cam kết đồng hành lâu dài của thương hiệu với người tiêu dùng Việt Nam.Thông tin chi tiết, khách hàng tham khảo tại đây!
Trong khuôn khổ thực thi Hiệp định EVFTA đang triển khai, hiện nay có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU, bao gồm: Jasmine85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ20, RVT, OM4900, OM5451 và Tài Nguyên Chợ Đào. Danh mục này được xây dựng từ trước 2015 (khi kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA).
Mua xe mới, sử dụng biển số cũ có phải đóng phí biển số 20 triệu đồng?
Thông tin được ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ phát triển nhà xã hội, chiều 6.3. Đại diện Vingroup khẳng định "quyết tâm thực hiện mục tiêu" xây dựng 500.000 căn nhà xã hội từ nay đến 2030.Tập đoàn này cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, như cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… Vì nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.Còn theo đại diện Tổng công ty Viglacera, doanh nghiệp đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), cho biết cuối năm 2024, UDIC đã khởi công các dự án nhà ở xã hội như Khu đô thị mới Hạ Đình (H.Thanh Trì, Hà Nội) với tiến độ rút ngắn còn 24 tháng thay vì 36 tháng theo kế hoạch. Đáng chú ý, theo UDIC, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vướng mắc về quỹ đất và thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Bên cạnh đó, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận không quá 10%, không đảm bảo do vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động...Đại diện UDIC kiến nghị sớm ban hành chính sách về thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có đủ kinh nghiệm đầu tư.Đại điện Công ty CP địa ốc Kim Oanh cho biết, ngoài các dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp này cũng triển khai nhà ở thương mại giá hợp lý (950 triệu - 1,6 tỉ đồng/căn với 1 - 2 phòng ngủ). Với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028. Đặc biệt, đại diện công ty cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mở rộng diện tích và phân khúc. Như Singapore xây nhà ở xã hội 3 - 4 phòng ngủ, phù hợp gia đình đa thế hệ, phân loại theo thu nhập."Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua", đại diện Công ty Kim Oanh kiến nghị.Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho hay đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030. Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.Hoàng Quân và nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Đặc biệt, chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỉ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.