Messi vẫn ở lại PSG, nhưng Neymar có thể bị bán
Tuy vậy, theo các nhà phân tích, giá dầu đang giao dịch ở mức thấp kéo dài do lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái, lãi suất cao và xung đột tại Trung Đông chưa hạ nhiệt.Sông Bắc Hưng Hải bị đầu độc suốt ngày đêm: Vạch trần hành vi xả thải trộm
Ngày 11.2, Ban Quản lý khu du lịch núi Bà Đen cho biết đã phối hợp cùng cơ quan chức năng làm việc với chủ bãi giữ xe gần khu du lịch núi Bà Đen do thu tiền cao hơn nhiều lần so với mức giá theo quy định. Trước đó, ngày 8.2, chị P.U.N (khách du lịch) đã phản ánh trên mạng xã hội về việc bị hộ kinh doanh bãi giữ xe Phương Mai (P.Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh, Tây Ninh) thu phí giữ lên đến 150.000 đồng/ô tô. Mức phí này cao hơn nhiều so với mặt bằng chung trong khu du lịch (20.000 đồng/ô tô). Ngoài ra, bãi giữ xe không niêm yết giá và không cung cấp hóa đơn thu phí.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Ban Quản lý khu du lịch núi Bà Đen cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, ngày 10.2, ban quản lý đã liên hệ với chị P.U.N để xác minh thông tin và chuyển toàn bộ vụ việc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định.Trình bày với cơ quan chức năng, ông Lê Thanh Tâm (người trực tiếp thu tiền tại bãi giữ xe) thừa nhận có thu 150.000 đồng của chị P.U.N, tuy nhiên lúc chị N. lấy xe ra, ông Tâm không kịp thối tiền thì chị N. đã đi mất. Ngay sau đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Võ Đức Dũng (chủ bãi giữ xe Phương Mai) trong thời gian tới thực hiện thu phí giữ xe theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, chủ bãi xe phải có niêm yết giá đầy đủ, đồng thời trả lại tiền chênh lệch cho chị P.U.N.
Người cha đón con tan học phong cách độc lạ: Nước mắt phía sau câu chuyện
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Ngày 7.3, thông tin từ Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, khoảng 2 tháng trở lại đây rác thải từ đại dương trôi vào vịnh Hạ Long khá dày. Trước tình hình trên, đơn vị này phối hợp với chính quyền TP.Hạ Long liên tục tổ chức thu gom rác thải để vệ môi trường biển.
'Hãy xem sự học như chinh phục đỉnh núi'
Đây là sự kiện giao lưu, ngoại giao văn hóa đầu tiên của năm 2025 dành cho nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện tại Việt Nam, các nhà ngoại giao nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Tham dự chương trình có bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình nhằm tôn vinh tết cổ truyền, mà trong tâm thức của người Việt, tết là dịp đoàn tụ gia đình, là sự sum vầy, là sự tri ân những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cùng ước vọng cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Qua các trải nghiệm và hoạt động giao lưu văn hóa, mong các bạn quốc tế sẽ ngày càng yêu mến đất nước, con người Việt Nam; thấy Việt Nam thật gần gũi, ấm áp như ngôi nhà thứ hai của mình.Tại chương trình, các nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, các nhà ngoại giao đã trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc không khí tết cổ truyền, với việc xin chữ ông đồ ngày tết, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của của làng nghề dân gian truyền thống như gốm Luy Lâu, thêu tranh lụa Hà Đông, tranh Kim Hoàng; trải nghiệm chợ quê, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, múa sạp, nhảy dây…; thưởng thức những làn điệu dân ca được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù.Các đại biểu cũng vô cùng ấn tượng khi được phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn từng bước tỉ mỉ từ việc chọn lá dong xanh, xếp lá, cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, đến cách gói bánh vuông vức bằng dây lạt, rồi luộc bánh chưng. Các nhà ngoại giao cũng có dịp sum vầy bên mâm cỗ cổ truyền ngày tết như những người thân trong một gia đình lớn.Dự kiến, sau hoạt động giao lưu văn hóa - ngoại giao đặc biệt này, trong năm 2025, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Mạng lưới Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội và Câu lạc bộ các nữ Đại sứ Việt Nam tổ chức các hoạt động giao lưu - văn hóa dành cho ngoại giao đoàn để thúc đẩy sự gắn kết, chia sẻ, kết nối giữa các hạt nhân làm công tác đối ngoại và tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.