Kinh hoàng xe container vượt đèn đỏ, 'phóng như bay' qua ngã tư
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.'Ông Tây' mê bóng rổ Việt
Ngày 5.3, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành tiếp và làm việc với đoàn công tác Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group). Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan.Giới thiệu tại buổi làm việc, lãnh đạo Sun Group thông tin tập đoàn đã nghiên cứu đề xuất đầu tư nhiều dự án vào Khánh Hòa; trong đó, có các dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Vân Phong, Khu đô thị mới cao cấp Cổ Mã, Khu đô thị mới cao cấp Tu Bông, Khu đô thị mới cao cấp Đầm Môn…Đồng thời, Sun Group cũng đề xuất đầu tư 2 dự án đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp tại TP.Nha Trang. Mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng về du lịch của địa phương. Theo lãnh đạo Sun Group, các dự án mà tập đoàn đề xuất đầu tư đều được định hướng sẽ xây dựng thành các khu du lịch đẳng cấp thế giới, hy vọng góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Khánh Hòa. Sun Group xác định "đã đầu tư là phải tạo thành hệ sinh thái, tạo nên những điểm đến hấp dẫn trong cả nước, làm đẹp những vùng đất, chung tay xây dựng, đổi mới diện mạo đất nước".Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành đánh giá cao các dự án mà Sun Group đang triển khai tại Khánh Hòa. Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, Khánh Hòa chưa bao giờ có cơ hội và vận hội như hiện nay với hạ tầng giao thông đường bộ có tính kết nối cao; hệ thống sân bay quốc tế; cảng biển, đường sắt cao tốc… đây chính là điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Khánh Hòa xác định có 5 nhiệm vụ đột phá trong thời gian tới, trong đó có nhiều nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến dự án của Sun Group. Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị Sun Group thống nhất với tỉnh lộ trình thực hiện các dự án và hàng tháng có rà soát khối lượng công việc. Khi dự án hoàn tất các thủ tục cần thiết, việc giải phóng mặt bằng phải thực hiện ngay và nhanh. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân cũng cho biết, Khánh Hòa luôn chào đón các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai, những khó khăn vướng mắc cũng sẽ được lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành kịp thời tháo gỡ.Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Tập đoàn Sun Group đẩy nhanh hơn nữa tiến độ các dự án đang thực hiện tại Khánh Hòa. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại bộ máy hành chính, những thủ tục cần thiết của dự án phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất trước khi có thay đổi cơ cấu, bộ máy và địa giới hành chính diễn ra.
Từng là hiện thân của quỷ Satan, mèo đen ở đâu lại mang đến sự may mắn?
Chiều 31.12, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vẫn đang dùng nhiều biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi (H.Đăk Glei, Kon Tum).Trong sáng 31.12, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể công nhân trong vụ tai nạn lao động này. Hiện cơ quan chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi và chờ người nhà từ tỉnh Nghệ An vào để bàn giao. Trong vụ sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi 1 vẫn còn 2 nạn nhân bị rơi xuống hố nước sâu khoảng 5 m. Các đơn vị chức năng đang mở đường đưa máy bơm đến hút nước tại hố sâu này để tìm kiếm nạn nhân. Đến 15 giờ 30 ngày 31.12, máy bơm nước phải tạm dừng để lực lượng cứu nạn cứu hộ lặn tìm 2 nạn nhân mất tích.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, UBND H.Đăk Glei cùng chủ đầu tư đã đến động viên, hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi nạn nhân. Theo Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, trong quá trình đổ bê-tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12, khi đang thi công đập ngăn dòng thủy điện Đăk Mi 1 thì xảy ra vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo. Ca thi công là ca đêm (thời gian từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau).Trong số các nạn nhân có 4 người là công nhân Công ty Dũng Phúc Lộc (địa chỉ tại xã Cát Văn, H.Thanh Chương, Nghệ An), gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An). Người còn lại là công nhân của Công ty Nguyên Dược (địa chỉ tại TT.Ia Kha, H.Ia Grai, Gia Lai) là A Tuất (34 tuổi, ở xã Đăk Choong).Hiện nguyên nhân vụ tai nạn lao động chết người vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Đó là những clip vui vẻ, hài hước và là những câu chuyện đầy xúc động và ấm áp được bạn đọc quan tâm trên Thanh Niên trong năm vừa qua. Họ là ai?Những clip một phụ huynh ở Đà Nẵng đón con gái lớp 5 tan học bỗng nhận về hàng chục triệu lượt thích trên mạng xã hội những tháng đầu năm 2024 vì phong cách... không đụng hàng. Đó là anh Phạm Thế Phương (48 tuổi) ngụ Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), đón cô con gái Phạm Hồ Kim Hương (11 tuổi).Mặc đồ bộ sặc sỡ với họa tiết hoa lá giống… "khăn trải bàn", anh Phương tiến đến cổng trường tiểu học của cô con gái, mượn chiếc micro mà nhà trường dùng để thông báo cho học sinh khi có phụ huynh đến đón, nói to rõ: "Xin mời! Xin mời bạn Kim Hương, lớp 5/3 ra ngoài cổng có một người cha rất đẹp trai, đáng yêu và dễ thương đang đợi. Xin mời bạn Kim Hương ra ngoài cổng ạ!".Kim Hương từ trong trường nhanh chóng ra ngoài với biểu cảm đầy ngại ngùng khi thấy hành động của cha. Khoảnh khắc dễ thương của 2 cha con khiến người xem không khỏi phì cười. Clip nhận về hơn 6 triệu lượt xem cùng hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cư dân mạng.Phía sau những clip đón con của anh Phương là câu chuyện đầy xúc động khi con gái Kim Hương của anh trước đó được phát hiện bị ung thư máu. Kể từ đó, vợ chồng anh luôn đồng hành cùng cô con gái trong hành trình vượt qua bệnh tật. Anh cho biết vì bệnh được phát hiện sớm cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, giờ đây sức khỏe của Kim Hương vẫn ổn định, dù phải dùng thuốc hằng ngày. “Vì muốn có nhiều kỷ niệm với con trong những ngày ấu thơ, cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đó, nên tôi mới làm những vui vẻ, hài hước, cho con vui. Ba con tôi quay clip trước cả khi con phát hiện bệnh. Tôi tin là những khoảnh khắc này, sau này khi con gái nhìn lại sẽ là những khoảnh khắc vô giá, không chỉ với con mà còn với ba mẹ”, anh chia sẻ thêm.Những hình ảnh người con trai U.50 Nguyễn Đức Thuận (48 tuổi), ngụ xã Ninh Nhất (TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) chăm sóc cha ở tuổi gần đất xa trời đầy chu đáo khiến cư dân mạng rưng rưng, tấm tắc khen vì lòng hiếu thảo.Những clip cảnh ông Thuận tâm sự, trò chuyện cũng như chăm lo việc ăn uống, vệ sinh, gội đầu… cho cha, cụ Nguyễn Văn Hiền (86 tuổi), khiến nhiều người xúc động. Các clip cũng nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Người con cho biết sau cơn tai biến 5 năm trước, sức khỏe của cụ Hiền không còn tốt như xưa. Hiện tại, cụ phải nằm một chỗ, tinh thần không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào con cháu. Mỗi ngày, ông Thuận cùng người thân chăm cho cụ từng miếng ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên ông không thấy mệt hay vất vả mà ngược lại vô cùng hạnh phúc vì được cận kề bên cha ở tuổi xế chiều.Chia sẻ các clip chăm sóc, trò chuyện cùng con trai mới 3 tháng tuổi bằng thơ tự sáng tác lên mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Tiến (29 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi nhận về hàng triệu lượt xem."Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe, lại vừa ngủ ngon/Biếng ăn đầy bụng chẳng còn/Tăng cường tiêu hóa giúp con ị đều/Cho con vận động thật nhiều/Chiều cao, cân nặng thẳng chiều đi lên/Ngủ nhiều quá cũng không nên/Khó tiêu trào ngược càng thêm nặng nề/Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe lại vừa ngủ ngon…", một trong những bài thơ tự sáng tác của anh Tiến được nhiều phụ huynh thả "mưa tim".Nghe cha trò chuyện bằng những vần điệu vui tai, em bé tỏ ra hào hứng. Cư dân mạng dành lời khen cho cách chăm con "độc lạ" của phụ huynh này cũng như chúc bé Trọng Đại khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn."Tôi có niềm đam mê với văn chương, ngôn ngữ… nhưng từ trước tới nay chưa có dịp thể hiện. May sao khi có con, từ thực tế chăm con hằng ngày với nhiều trải nghiệm mới mẻ mà tôi có cảm hứng sáng tác thơ. Tôi nghĩ việc đọc thơ cho con nghe mỗi ngày cũng là cách để rèn cho con có tư duy tiếng Việt từ nhỏ. Điều tuyệt vời và may mắn là bé nhà tôi dễ chịu, thích nghe cha đọc thơ", anh hào hứng kể."Cuộc sống hằng ngày của Chang sau ngày mẹ mất…", dòng chú thích trên một tài khoản mạng xã hội của chị Hoàng Thị Thùy Trang (28 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai khiến người xem xúc động.Theo đó, cô gái trẻ thường xuyên đăng tải những clip về cuộc sống thường nhật cùng cha. Sau ngày mẹ mất, cô gái thường xuyên chia sẻ nhiều clip về những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật như cùng cha nấu ăn, làm vườn, trò chuyện… nhận "mưa tim" từ cư dân mạng.Các clip của 2 cha con chị Trang nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự yêu mến, xúc động trước tình cảm cha con ấm áp, dễ thương. Cũng có người nhớ về câu chuyện, kỷ niệm về cha mẹ, gia đình của mình.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc sau ngày mẹ mất. Chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha. Đó là lý do chị quyết định quay lại và chia sẻ những khoảnh khắc về cuộc sống thường ngày của hai cha con lên mạng xã hội như để lưu giữ kỷ niệm.
Đại hội điểm Hội Liên hiệp Thanh niên cấp huyện ở Gia Lai
Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT dẫn Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó, ở cấp tiểu học và cấp THCS thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp. Thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.Cụ thể hóa việc thực hiện nghị quyết trên, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 32 về Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó cấp THCS có môn khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý được tích hợp từ các các môn lịch sử, địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh. Xác định đây là những môn học mới, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức địa lý trong các bài lịch sử và ngược lại, kiến thức hóa học, sinh học trong các bài vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoài ra, ngày 10.10.2023 Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công.Ví dụ, với môn khoa học tự nhiên, giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung, không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học.Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.Văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT chỉ nêu đã hướng dẫn và tập huấn dạy môn tích hợp mà không đề cập trực tiếp đến kiến nghị của cử tri về việc có điều chỉnh môn tích hợp hay không. Trong khi đó, việc dạy học tích hợp ở cấp THCS luôn là vấn đề gây băn khoăn, bức xúc nhất trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi chưa có sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên cho môn học này. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong buổi gặp gỡ giáo viên phổ thông hồi tháng 8.2023 cũng thừa nhận: "Việc dạy các môn tích hợp, liên môn là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là "điểm vướng, nghẽn, khó". Theo Bộ trưởng, bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS.