Check-in vườn hoa hướng dương rực rỡ đón năm mới ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Kịch tính dâng cao trong hiệp 4 khi bộ đôi Dominique Tham, Robert Sampson tỏa sáng với mạch ghi điểm ấn tượng giúp Nha Trang Dolphins dẫn lại 61-59. Khi trận đấu còn chưa đến 30 giây, Madarious Gibbs của Nha Trang Dolphins có thời cơ vàng để “kết liễu” đối thủ trên vạch ném phạt. Tuy nhiên, ngôi sao này không thể vượt qua áp lực tâm lý khi ném hỏng khó tin, bỏ lỡ cả 2 cơ hội ghi điểm nên phải tiến vào hiệp phụ với điểm số hòa 67-67.Giám đốc Cảng Tân Sơn Nhất đón tết ở sân bay
Đàn ông xem tóc dài là dấu hiệu của sức khỏe và gien tốt, họ cho rằng đó có thể là dấu hiệu cho thấy có tiềm năng sinh sản tốt
Nobel Kinh tế 2023 vinh danh nghiên cứu về thị trường lao động nữ
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Bài dự thi gửi qua email: saigon-tphcm@baophunu.org.vn, gửi qua đường bưu điện về Báo Phụ Nữ TP.HCM, số 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM, ngoài bì thư ghi: Bài dự thi Thành phố của tôi hoặc đến gửi trực tiếp ở tòa soạn.
Xin giúp 3 anh em mồ côi
Liên quan đến những tranh cãi và phản ứng thái quá của các đội bóng ở vòng 13 V-League, ngày 18.2, Ban Kỷ luật VFF đã ra án phạt cho các hành vi này. Bên cạnh đó, Ban Trọng tài cũng đã có ý kiến chính thức về vấn đề này. HLV Văn Sỹ Sơn của CLB Quảng Nam bị phạt 5 triệu đồng và đình chỉ làm nhiệm vụ 2 trận do hành vi phản ứng với trọng tài. HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cầu thủ Văn Đức của CLB CAHN đã phạm lỗi với Phú Nguyên trong pha bóng dẫn tới bàn san bằng tỷ số 4-4 ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2. Tuy nhiên băng hình đã khẳng định, cầu thủ Văn Đức không phạm lỗi.HLV Văn Sỹ Sơn đã không kiểm soát được cảm xúc, ném cả áo và thẻ làm nhiệm vụ xuống đất. Trong phòng họp báo, HLV Văn Sỹ Sơn tiếp tục công kích trọng tài. Cũng ở vòng 13, cũng có hành vi phản ứng trọng tài, HLV Velizar Popov của đội Thanh Hóa và HLV Lê Đức Tuấn của CLB Đà Nẵng đã nhận thẻ đỏ trong trận đấu nên VPF không kiến nghị VFF phạt bổ sung. Sau khi xem xét kỹ các tình huống này, Trưởng ban Trọng tài Đặng Thanh Hạ khẳng định các trọng tài đã làm đúng nguyên tắc. Trưởng ban Trọng tài VFF nói trên VTV: "Các trọng tài thực tế đã điều khiển các trận đấu đúng với tinh thần luật, đã phân tích các tình huống như những gì họ đã được học từ các khóa học của FIFA, các khóa học trong nước và tập huấn trước đó. Cho đến thời điểm này, phần lớn các trọng tài đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến kết quả trận đấu đều chính xác”. Cũng theo ông Đặng Thanh Hạ, việc áp dụng VAR cho đến thời điểm này đang phát huy hiệu quả tích cực dù vẫn còn xuất hiện một vài trường hợp chưa thực sự nhuần nhuyễn.