Hơn 100 phi công tham gia giải dù lượn Kon Tum mở rộng
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Thực hư về loài hoa hiếm ở dãy núi Himalaya 36 năm mới nở một lần
Ngày 27.2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường quản lý đầu tư các dự án nhà máy thủy điện, vận hành nhà máy thủy điện đảm bảo theo quy định. Đặc biệt là việc vận hành xả lũ, xả nước để đảm bảo nước tưới, nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Công thương kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện dự án thủy điện đối với các dự án chuẩn bị đầu tư.Sở TN-MT (nay là sở Nông nghiệp và Môi trường) giám sát việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của các nhà máy thủy điện, đảm bảo giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các đập, hồ chứa theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình nạo vét và tận thu vật liệu xây dựng sau nạo vét của các chủ đầu tư dự án thủy điện.Yêu cầu chính quyền cấp huyện chỉ đạo UBND các xã có nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn thực hiện việc giám sát về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu để đảm bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du trong mùa khô.Như Thanh Niên đã phản ánh, trong nhiều ngày đầu tháng 1 vừa qua, nhiều thủy điện trên sông Mã đã xả nước với lưu lượng thấp hơn mức quy định. Cụ thể, các thủy điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, lưu lượng xả trong ngày không ổn định so với lưu lượng nước về hồ. Thậm chí, nhiều thời điểm các nhà máy còn không vận hành xả nước, hoặc xả nước nhỏ hơn lưu lượng nước về đến hồ.Tình trạng các nhà máy thủy điện xả nước không theo quy định liên hồ chứa, khiến cho nguồn nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực hạ lưu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống.Sau khi Thanh Niên phản ánh, Sở Công thương Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện nêu trên thực hiện vận hành xả nước theo đúng quy định, đồng thời báo cáo chi tiết lưu lượng xả nước từ ngày 1.12.2024 đến ngày 10.1 để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc vận hành các thủy điện.
Giá cà phê sẽ tăng liên tiếp 5 tuần?
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".
Nghệ sĩ Vũ Thanh cho biết, bác sĩ chẩn đoán vợ ông bị nhiễm trùng hệ thần kinh, viêm phổi, viêm đường ruột nặng. Bên cạnh đó, bà còn mắc nhiều bệnh nền. Hiện ca sĩ Lệ Hải vẫn hôn mê, đang được điều trị để có thể tiến hành phẫu thuật não trong tuần này. Nghệ sĩ Vũ Thanh tâm sự, các bác sĩ chẩn đoán tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật của vợ ông là 50%, khó có thể phục hồi hoàn toàn. Theo diễn viên Vật chứng mong manh, suốt 3 tháng qua, ca sĩ Lệ Hải phải nhiều lần nhập viện vì bệnh tật. Bà bị viêm đa khớp nặng, gây khó khăn trong việc đi lại. Trong một lần bước lên bậc thềm, bà bị ngã, dẫn đến mẻ xương sống, sau đó tai biến nhẹ. Thời gian qua, cuộc sống của gia đình nghệ sĩ Vũ Thanh gặp nhiều khó khăn. Ông cho biết gia đình bên vợ có hỗ trợ một khoản. Một số bạn bè, đồng nghiệp đề nghị quyên góp tiền, tổ chức đêm nhạc gây quỹ, song Vũ Thanh từ chối vì ngại ồn ào. "Trước đây, chúng tôi có mở quán bún để kiếm tiền trang trải. Nhưng giờ có tuổi rồi, sức khỏe yếu nên chúng tôi giao lại cho con cháu quản lý. Tôi có đi quay một số chương trình, đi diễn, cũng như buôn bán nước mắm. Dù khó khăn, tôi vẫn sẽ cố gắng hết sức để cùng vợ vượt qua giai đoạn này", nam nghệ sĩ chia sẻ. Ca sĩ Lệ Hải sinh năm 1948, từng là ca sĩ phòng trà nổi danh. Nghệ sĩ Vũ Thanh sinh năm 1959, là nghệ sĩ đa năng khi có thể hát tân nhạc, cải lương, làm ảo thuật, diễn chính kịch, tấu hài, viết kịch bản... Vũ Thanh kết hôn với ca sĩ Lệ Hải hơn 40 năm. Để có được một gia đình hạnh phúc, cả hai từng trải qua giai đoạn sóng gió, lạc mất nhau bởi người thứ ba. Ở tuổi xế chiều, vợ chồng nghệ sĩ ở nhà thuê, vẫn bươn chải mưu sinh.
LG ra mắt máy lọc không khí PuriCare mới
"Ở một nơi nào đó ngoài biển