Thiếu cống thoát, nước mưa và bùn đất tràn vào nhà dân
Ngày 4.1.2025, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt phá đường dây lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp, bắt giữ Trần Minh Quang (41 tuổi, nghi phạm cầm đầu), Nguyễn Trung Nam (42 tuổi), Lương Hoài Nam (39 tuổi, đều ở Đồng Nai) và Nguyễn Xuân Toàn (32 tuổi, ở Bình Thuận).Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Quang, Nguyễn Trung Nam, Lương Hoài Nam và Nguyễn Xuân Toàn đã lập website tiền ảo, đặt tên đồng tiền ảo là "BINCOIN".Trên website này, Quang cùng đồng bọn viết bài giới thiệu và cắm mốc vị trí công ty trên Google Maps tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) nhằm lừa người chơi đây là dự án tiền ảo của tổ chức đầu tư nước ngoài.Sau đó, nhóm người trên tuyển chọn cộng tác viên kêu gọi người chơi nạp tiền tham gia đầu tư tiền ảo. Ngoài ra, các nghi phạm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo trực tiếp đặt tên là: "Đón đầu xu hướng khai thác mới ứng dụng công nghệ AI"; "Offline chia sẻ cơ hội"… để dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai.Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng của hơn 200 nạn nhân. Vụ án đang được điều tra mở rộng, đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo trên đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai để trình báo.Tương lai phần cứng tích hợp AI giúp doanh nghiệp chuyển đổi số
Năm 2019, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh (H.Vân Canh, Bình Định), do Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P làm chủ đầu tư.Mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm cung cấp cho chuỗi nhà hàng của công ty tại TP.Quy Nhơn và phục vụ tiêu thụ nội địa. Năng suất và sản phẩm đầu ra 150 tấn rau các loại/năm.Đến năm 2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND về việc cho Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P thuê đất để thực hiện dự án khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh với diện tích hơn 4,4 ha. Trong đó, 3,5 ha đất trồng cây hằng năm khác và gần 1 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng.Ngày 22.1 vừa qua, Công an tỉnh Bình Định có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc phối hợp kiểm tra công tác chấp hành về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau nói trên. Theo Công an tỉnh Bình Định, từ khi đi vào hoạt động đến ngày 22.1, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã triển khai dự án và đưa vào hoạt động các hạng mục, gồm: diện tích trồng rau, cây ăn trái; khu vực nuôi gà, heo, bò, dê, thỏ, giun quế; hệ thống xử lý nước thải phát sinh... Nhưng các hạng mục này không đúng với nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Định và không có hồ sơ môi trường được cơ quan chức năng phê duyệt. Trước tình hình trên, để đảm bảo công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường, Công an tỉnh Bình Định đề xuất UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở KH-ĐT (nay là Sở Tài chính) phối hợp Sở TN-MT, Sở NN-PTNT (nay là sở NN-MT) thành lập đoàn kiểm tra đối với dự án trên.Ngày 6.2, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở NN-MT cùng các ngành liên quan và UBND H.Vân Canh lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau an toàn nêu trên. Ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 11.3, tại dự án sản xuất rau an toàn ở xã Canh Vinh, công nhân đang làm mái cổng chào đi vào dự án. Phía bên ngoài, tường gạch, rào lưới B40 được xây dựng kiên cố. Bên trong dự án có rất nhiều chuồng, trại dùng để nuôi gà, bò… Đến gần khu vực nuôi gà, mùi hôi bốc ra rất khó chịu. Theo quyết định phê duyệt 1/500 của UBND tỉnh Bình Định về dự án thì có hơn 72% là đất trồng rau, hơn 12% là đất xây dựng công trình, nhà điều hành, hơn 7% là đường nội đồng, gần 6,5% là mương thoát nước… Thế nhưng nhìn từ trên cao xuống, hơn 50% diện tích là chuồng, trại và công trình được xây dựng trên dự án.Ông Đoàn Đức Lâm (49 tuổi, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) có nhà ở bên cạnh dự án này cho biết, dự án được triển khai trồng rau sạch nhưng doanh nghiệp lại chăn nuôi nhiều con vật. "Mưa thì không nghe mùi, chứ đến mùa nắng mùi hôi ghê lắm", ông Lâm phản ánh.Bà Bùi Thị Song Toàn (ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) bức xúc: "Mùa nắng, khoảng 5 giờ sáng mùi hôi đã bốc lên bay qua nhà dân, mùa mưa nước từ các chuồng trại chảy qua bên nhà tôi gây bể bờ ao nuôi cá. Người dân ở đây nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương về vấn đề này".Trước tình hình trên, UBND H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra dự án này. Theo đó, trong quá trình sử dụng đất, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã xây dựng các công trình như chuồng trại nuôi bò, heo, dê, gà... nhà làm việc, nhà lưu trú cho công nhân và một số hạng mục công trình khác. Theo đoàn kiểm tra, công ty sử dụng đất không đúng mục đích được UBND tỉnh Bình Định cho thuê… Trong thời gian qua, công ty tiếp tục xây dựng các công trình, sử dụng nguồn nước, chuồng trại chăn nuôi phát sinh vấn đề về môi trường nhưng không báo cáo, cung cấp các hồ sơ, thủ tục pháp lý về việc xây dựng công trình, khai thác nguồn nước và hồ sơ môi trường.Ngày 14.3, làm việc với PV Thanh Niên về vấn đề trên, UBND H.Vân Canh cho biết, năm 2024, H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra sau đó báo cáo lên UBND tỉnh Bình Định. Vừa qua, UBND tỉnh có văn bản thành lập đoàn kiểm tra, huyện đã nhận văn bản nhưng đến nay vẫn chưa thấy thành lập đoàn.Theo lãnh đạo UBND H.Vân Canh, mô hình làm rau sạch của dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap địa phương rất ủng hộ, nhưng chủ đầu tư lại chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn, khép kín. Như vậy là sai mục đích với chủ trương đầu tư. "Huyện sẽ cho kiểm tra dự sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý. Vượt quá thẩm quyền, huyện sẽ đề xuất UBND tỉnh Bình Định xử lý theo quy định. Còn liên quan đến vấn đề môi trường, huyện sẽ cho kiểm tra, xử lý và khắc phục dứt điểm vấn đề này", ông Dương Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND H.Vân Canh nói.
Cú 'bẻ lái' bất ngờ của cô gái mang tiếng hư hỏng
Ngày 10.1, tại trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Chính trị nhận thấy, ông Dương Văn An, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (từ tháng 10.2020 - 3.2024) đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, ông Dương Văn An cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.Ông Lê Ô Pích, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ông Lê Ô Pích cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.Ông Lý Vinh Quang, trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Lý Vinh Quang cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương. Từ đó, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Dương Văn An; Ban Bí thư quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông Lê Ô Pích, Lý Vinh Quang. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.Trước đó, tại kỳ họp 53 từ 6 - 8.1, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật ông Dương Văn An, Lê Ô Pích và Lý Vinh Quang do các vi phạm khác nhau đã được Ủy ban Kiểm tra kết luận.
Sáng 11.2, ông Nguyễn Phú Quốc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho biết đã có kết quả mẫu xét nghiệm đàn trâu thả rông chết hàng loạt phát hiện tại H.Triệu Phong, do người dân ở H.Đakrông chăn thả theo phương pháp thả rông trong rừng.Trong ngày hôm qua 10.2, người dân tại H.Đakrông tiếp tục phát hiện có thêm 4 con trâu bị chết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, địa bàn H.Đakrông, địa phương ghi nhận có 34 con trâu, bò chết với các biểu hiện sình bụng, nhe răng... Sau khi lấy mẫu trâu chết để xét nghiệm, Chi cục Thú y Vùng 3 kết luận một số mẫu có vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng. Ngoài ra, có mẫu chứa ký sinh trùng Babesia, gây bệnh lê dạng trùng.Từ kết quả xét nghiệm, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp UBND các huyện Triệu Phong, Đakrông triển khai biện pháp phòng chống dịch và khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho trâu.“Trong ngày hôm qua 10.2, chúng tôi đã đến khu vực có dịch, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch để ngăn dịch bệnh tiếp tục gây hại đàn trâu, bò”, ông Quốc nói.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, người dân địa phương phát hiện hàng chục con trâu chết bất thường, nằm rải rác ở khu vực rừng tràm, rừng cao su thuộc thôn Kiên Phước (xã Triệu Ái, H.Triệu Phong). Số trâu này đều do người dân ở xã Ba Lòng (H.Đakrông) nuôi theo phương pháp thả rông.Tại hiện trường, các con trâu chết đều bị chướng hơi, mùi hôi nồng nặc. Cơ quan chức năng từng nhận định những con trâu này chết trong quãng thời gian từ ngày 30.1, do mắc bệnh tụ huyết trùng cấp tính.
Bạn có tin được món ăn vặt này lại là 'báu vật quốc gia' của Ấn Độ?
phía sau con trâu phía trước con bò