Những món Việt báo Mỹ khuyên du khách nên 'mạo hiểm' thử
Đội hình HAGL ở V-League mùa giải 2024-2025 vốn đã trẻ, nay còn trẻ hơn. Đội bóng phố núi quyết định triệu tập lại 4 cầu thủ trẻ đang thi đấu ở CLB Long An theo dạng cho mượn gồm trung vệ Đinh Quang Kiệt (sinh năm 2007, cao 1,95 m), tiền đạo Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 2005, cao 1,8 m), tiền vệ Môi Sê (sinh năm 2005, cao 1,7 m) và tiền đạo Hoàng Minh Tiến (sinh năm 2005, cao 1,78 m). Tất cả đều là nhà vô địch VCK U.21 quốc gia 2024. 4 cầu thủ này sẽ có cơ hội ra sân ở V-League trong phần còn lại của mùa giải. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, HAGL có đến 17 cầu thủ sinh sau năm 2000, đáng chú ý còn có tiền đạo Trần Gia Bảo, sinh năm 2008, người cũng đã ghi 1 bàn thắng tại V-League. Ngoài các ngoại binh, những cầu thủ sinh trước năm 2000 chỉ còn lại Lê Văn Sơn, A Hoàng, Châu Ngọc Quang, Trần Minh Vương, Phan Đình Vũ Hải, Nguyễn Hữu Anh Tài. Có thể nói, sau "thế hệ vàng" của những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy... HAGL gần như thay đổi hoàn toàn, cả về nhân sự lẫn phong cách chơi bóng. Đội bóng phố núi gần như không có ngôi sao, không thi đấu hoa mỹ, nhưng điểm tích cực là họ đang tạo nhiều cơ hội cho các cầu thủ trẻ, điều có lợi cho bóng đá Việt Nam. Trong nhóm 4 cầu thủ mới được bổ sung, tiền đạo Hoàng Minh Tiến là gương mặt nổi bật. Anh trưởng thành từ lò đào tạo của HAGL, thường xuyên góp mặt ở các cấp độ đội tuyển trẻ Việt Nam như U.17, U.19, U.20. Đáng chú ý, trong chuyến tập huấn cùng đội tuyển U.17 Việt Nam trên đất Đức hồi đầu năm 2022, Minh Tiến thể hiện cực kỳ ấn tượng. Anh cùng trung vệ Nguyễn Mạnh Hưng (CLB Thể Công Viettel) được các chuyên gia Đức đánh giá rất cao và được trao cơ hội ở lại tập chuyên sâu 1 tuần tại CLB Eintracht Frankfurt. Sau đó, Minh Tiến liên tục được trau dồi kinh nghiệm ở các giải đấu trẻ, rồi khoác áo CLB Kon Tum chơi ở giải hạng ba quốc gia. Anh được HLV Hoàng Anh Tuấn điền tên vào danh sách dự VCK U.20 châu Á 2023, thi đấu khá tốt tại vòng loại U.23 châu Á 2025. Anh cho thấy tiềm năng trở thành một tiền đạo hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong tương lai. Và trước khi được GĐKT Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi điền tên vào danh sách dự V-League 2024-2025, anh cũng được HLV Kiatisak Senamuang làm điều tương tự ở mùa giải 2023. Minh Tiến giàu tiềm năng nhưng điều quan trọng giờ là tiền đạo sinh năm 2005 phải nỗ lực hết mình để có thể được trao cơ hội ra sân tại HAGL. Từ đó, HLV Kim Sang-sik mới có cơ sở để đánh giá năng lực và gọi anh lên đội tuyển U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho SEA Games 33.Highlights VBA 2023: Thắng Ho Chi Minh City Wings, Nha Trang Dolphins vượt qua vòng bảng
Không giống như các động cơ tên lửa truyền thống dùng cho tàu vũ trụ dựa vào quá trình đốt nhiên liệu, hệ thống đẩy cải tiến nói trên sử dụng máy gia tốc plasma từ tính và hứa hẹn sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển giữa các hành tinh, theo trang tin Interesting Engineering ngày 10.2 dẫn lại thông tin từ báo Izvestia của Nga."Động cơ tên lửa plasma là một loại động cơ điện, dựa trên hai điện cực. Những hạt tích điện được truyền giữa chúng và cùng lúc một điện áp cao được áp dụng cho các điện cực. Kết quả là dòng điện tạo ra một từ trường đẩy các hạt ra khỏi động cơ. Theo đó, plasma nhận được chuyển động có hướng và tạo ra lực đẩy", nhà nghiên cứu Egor Biriulin tại Viện Troitsk thuộc Tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước (Rosatom) của Nga, nói với Izvestia.Theo cách tiếp cận này, hydro được sử dụng làm nhiên liệu và động cơ tăng tốc các hạt tích điện, electron và proton, lên tốc độ 100 km/giây. "Trong các đơn vị năng lượng truyền thống, vận tốc tối đa của dòng vật chất là khoảng 4,5 km/giây, vốn do các điều kiện đốt cháy nhiên liệu. Ngược lại, trong động cơ của chúng tôi, vật thể làm việc là các hạt tích điện được tăng tốc nhờ một trường điện từ", ông Alexei Voronov, phó tổng giám đốc khoa học thứ nhất tại Viện Troitsk, giải thích, theo Izvestia.Một hành trình đến sao Hỏa nhanh hơn không chỉ làm tăng hiệu quả mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với bức xạ vũ trụ đối với các phi hành gia.Một mẫu động cơ plasma đầu tiên trong phòng thí nghiệm đã được phát triển tại Viện Troitsk. Mẫu này sẽ được thử nghiệm trên mặt đất rộng rãi để tinh chỉnh các chế độ hoạt động của nó và mở đường cho việc tạo ra một mô hình bay, dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2030.
Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Thêm 1 nạn nhân tử vong
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Cộng đồng khí tượng thủy văn có nhiệm vụ thu thập, chia sẻ, phân tích dữ liệu về thời tiết, nước, môi trường và giúp chúng ta hiểu được những gì đã và đang xảy ra với khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, chỉ giảm nhẹ biến đổi khí hậu thôi là chưa đủ, thích ứng với biến đổi khí hậu là điều bắt buộc, là vấn đề sống còn với nhân loại.
Thang Long Warriors giúp Hanoi Buffaloes lấy lại ngôi đầu giải bóng rổ VBA 2023
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.