Cơ hội vươn tầm quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ Foodex Japan 2024
Cùng đồng hành trên chặng đường đóng góp vào sự phát triển chung. Riêng với Samsung, hành trình này không chỉ gói gọn ở hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện sự tôn trọng và đề cao giá trị văn hóa, con người Việt. Từ nhiều năm qua, Samsung hiện diện sâu rộng tại Việt Nam thông qua các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị di động. Hoạt động này đem lại việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, Samsung cũng tiến hành các dự án hợp tác, hỗ trợ đào tạo và bảo trợ một số sáng kiến cộng đồng, tạo nên hiệu ứng lan tỏa lớn.Samsung vẫn là công ty đa quốc gia tập trung vào hiệu suất kinh doanh. Tuy vậy, việc đầu tư phát triển những sản phẩm, dịch vụ riêng dành cho thị trường Việt cho thấy cách doanh nghiệp này dung hòa yếu tố địa phương và chiến lược toàn cầu. Nhờ đó, hãng củng cố thêm lòng tin của người tiêu dùng.Trong một cuộc gặp gỡ với truyền thông Việt Nam diễn ra năm 2024, các lãnh đạo Samsung đã nhiều lần thể hiện tầm nhìn và định hướng lâu dài để đồng hành cùng Việt Nam trong tương lai. Samsung hiểu rằng ngôn ngữ mẹ đẻ là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Chọn “tiếng Việt” làm một trong những nền tảng để phát triển công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), hãng gián tiếp khẳng định họ nhìn nhận thị trường Việt không chỉ ở tiềm năng kinh doanh mà còn ở sự thấu hiểu và tôn trọng người tiêu dùng tại địa phương.Qua nhiều giai đoạn, tiếng Việt luôn thể hiện tính linh hoạt, phản ánh tinh thần và lối sống của người Việt. Trong kỷ nguyên công nghệ, tiếng Việt tiếp tục cần thiết cho dịch vụ số, từ giao tiếp hằng ngày đến triển khai các mô hình AI nâng cao. Người dùng dần mong muốn ra lệnh, nhận chỉ dẫn, giao tiếp với điện thoại một cách tự nhiên, chứ không buộc phải chuyển sang tiếng Anh hoặc những câu lệnh gượng ép. Tuy nhiên, trên thị trường hầu hết các mô hình trí tuệ nhân tạo lại rất nhuần nhuyễn tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ phổ biến khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp… Tiếng Việt có xuất hiện nhưng chỉ dừng ở mức “tạm chấp nhận” được, không có sự thấu cảm cũng như am hiểu được cốt lõi của ngôn ngữ.Chính điều này khiến Samsung quyết định đầu tư “Galaxy AI cho tiếng Việt”. Hãng đã phối hợp cùng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia ngôn ngữ - trong đó hầu hết nhiều người Việt được sinh ra, lớn lên và làm việc tại chính Việt Nam để thu thập dữ liệu, huấn luyện mô hình và kiểm thử thực tế. Kết quả là hệ thống AI tiếng Việt bắt đầu xuất hiện từ điện thoại Galaxy S24 Series và trở nên tương tác tốt hơn với giọng nói, câu lệnh và ngữ cảnh thuần Việt trong phiên bản Galaxy S25 Series vừa ra mắt.Galaxy S25 Series không chỉ là mẫu smartphone cao cấp về cấu hình hay camera mà còn mang điểm nhấn “ưu tiên tiếng Việt” thông qua Galaxy AI. Người dùng có thể lên lịch, đặt báo thức, tra cứu thông tin, thậm chí yêu cầu gợi ý món ăn hay chỉ đường bằng giọng nói thông thường. AI được huấn luyện để phân biệt câu nói, cấu trúc câu, từ lóng, cũng như tùy biến cho từng giọng vùng miền - giúp phản hồi sát với mong muốn.Ngoài ra, Samsung tuyên bố dòng Galaxy S25 Series còn cung cấp trải nghiệm quản lý dữ liệu và dịch vụ đám mây, hỗ trợ đồng bộ hoặc trao đổi thông tin với các thiết bị khác dễ dàng, nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số cá nhân ngày càng rõ nét. Người Việt không chỉ sở hữu phần cứng mạnh, mà còn hưởng lợi từ một hệ thống trí tuệ nhân tạo đậm tính địa phương, hỗ trợ công việc và cuộc sống thường nhật.Chiến lược “trợ lý ảo Galaxy AI” bằng tiếng Việt phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ và giới công nghệ đang nỗ lực đưa hành chính công, giáo dục, y tế… lên nền tảng trực tuyến. Nếu AI không hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt, nhiều người sẽ gặp khó khi tiếp cận. Việc Samsung địa phương hóa AI có thể xem như hành động thiết thực, gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, giúp số đông người dùng giao tiếp với máy một cách thuận lợi.Song song với đó, Galaxy AI còn đóng vai trò nâng cao nhận thức về giá trị tiếng Việt trong thời đại số. Hiện nay, không ít người trẻ bị cuốn vào các xu hướng ngôn ngữ “nửa Anh nửa Việt” do tiếp xúc đa dạng văn hóa, cũng như ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Khi một trợ lý ảo di động được lập trình đầy đủ bằng tiếng mẹ đẻ, xu hướng dùng tiếng Việt chuẩn trên môi trường số có thể được khuyến khích. Thêm vào đó, nhờ sức ảnh hưởng từ một doanh nghiệp lớn như Samsung, tiếng Việt có thêm một kênh bảo tồn và phát triển trong không gian công nghệ.Dĩ nhiên, AI tiếng Việt còn nhiều chặng phải cải tiến. Các mô hình ngôn ngữ thường yêu cầu liên tục cập nhật để phản ánh đúng thực trạng ngôn ngữ sống động. Samsung cho biết họ sẽ tiếp tục thu thập phản hồi người dùng để hoàn thiện Galaxy AI. Điều quan trọng nằm ở khả năng cân bằng giữa am hiểu văn hóa và tiên phong công nghệ, nhằm đảm bảo người dùng Việt vừa có cảm giác gần gũi, vừa được hưởng các tính năng hiện đại.Nâng tầm cho visual thu đông từ những set áo len đơn giản
Ấn tượng của chị là điểm đến này có 2 hồ sen rất lớn và hoa nở luân phiên. Chỉ trừ những tháng mùa khô, hồ cạn nước nên sen không được tươi. "Còn những thời điểm khác thì mình đi lúc nào cũng có hoa sen nở rất đẹp", chị nói thêm.
Hồng Hạnh: Từng bị ‘bắt lỗi’ khi hát ‘Diễm xưa’ trên đất Nhật
Chiều 10.3, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My về tình hình trẻ sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp trên địa bàn huyện.Theo báo cáo, từ ngày 25.1 đến 9.3, toàn H.Nam Trà My ghi nhận tổng cộng 215 trẻ sốt cao kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện có 62 trẻ được điều trị tại TTYT H.Nam Trà My, tình trạng chung của các trẻ là tỉnh táo, giảm sốt, ho, ăn uống được.TTYT H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 19 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Trong số 215 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã tiêm, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin ngừa sởi.Đáng chú ý, tối 5.3, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin). Đến ngày 7.3, có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự cũng tại địa bàn xã xã Trà Dơn; trường hợp này vừa được nêu trong báo cáo mới nhất của TTYT H.Nam Trà My.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Cán bộ y tế đang tiếp tục điều tra, xác minh ca bệnh, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân và hỗ trợ những gia đình có trẻ có triệu chứng sốt đưa trẻ ra trạm y tế xã để được theo dõi, chăm sóc.Theo ông Mười, nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trước đó, H.Nam Trà My đã ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi.
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Ô tô điện MG từng xuất hiện tại Việt Nam nhận hơn 1.000 đơn hàng ở Indonesia
Tương tự, anh L.M.H (32 tuổi, ở Bình Dương), thấy mình bị hẹp bao quy đầu gây tình trạng viêm ngứa nên đã lên mạng tìm mua máy cắt bao quy đầu chỉ vài trăm nghìn để về tự xử lý. Anh đã nhờ bạn cùng chỗ trọ thao tác cắt hộ. Tuy nhiên, sau cắt 3 ngày, tình trạng "cậu nhỏ" sưng tấy, vết cắt do kim bấm (một dạng giống kim bấm tập) bị lở loét. Anh H. đã nhờ bạn chở đến Trung tâm Sức khỏe nam giới Men's Health để xử trí.