Nút bấm 'lạ' trên cốp xe Honda CR-V để làm gì?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.Antoine Griezmann xác nhận cuộc gặp David Beckham, sắp gia nhập Inter Miami cùng Messi
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Game kiếm hiệp Nhất Mộng Cửu Thiên chính thức ra mắt
Chung kết VBA 2023 tranh tài theo thể thức "best of five" (đấu 5 thắng 3). Theo đó, 2 đội sẽ đấu tối đa 5 trận, đội giành 3 chiến thắng trước sẽ lên ngôi vô địch. Với chiến thắng trên, đương kim vô địch Saigon Heat tạm dẫn trước Nha Trang Dolphins với tỷ số 1-0 ở loạt trận chung kết.
Ngày 13.3, một lãnh đạo UBND xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) cho biết, Công an xã Phạm Văn Hai đang xác minh, làm rõ vụ việc 2 tài xế dừng xe, đánh nhau trên cầu Bà Lát.Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip hơn 30 giây ghi lại cảnh 2 tài xế đánh nhau loạn xạ trên cầu Bà Lát. Vụ việc gây ùn ứ giao thông trên đường.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra trên cầu Bà Lát (xã Phạm Văn Hai) vào khoảng 8 giờ 30 cùng ngày.Theo người dân, thời điểm trên, 2 xe tải chạy cùng chiều trên đường Trần Văn Giàu theo hướng từ TP.HCM về Long An. Trong lúc vượt xe thì 2 tài xế xảy ra mâu thuẫn cự cãi. Đỉnh điểm, 2 tài xế xuống xe, lao vào đánh nhau loạn xạ trên cầu Bà Lát. Sự việc khiến các phương tiện phía sau ùn ứ.Lúc này, người dân cùng thanh niên xung phong đang đứng điều tiết giao thông gần đó đến can ngăn vụ đánh nhau. "Dù chưa va chạm giao thông nhưng 2 người này dừng xe đánh nhau dữ dội. Nghe chúng tôi gọi báo công an họ mới dừng lại, lên xe rời đi", một người dân cho biết.Sự việc 2 tài xế xe tải đánh nhau trên cầu Bà Lát (H.Bình Chánh) đang được công an xác minh, làm rõ.
Armenia - Nga: Vương không muốn, bỏ không xong
Giáo hoàng Francis đã được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome (Ý) vào sáng 14.2 để "làm một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục điều trị viêm phế quản", theo Vatican. Ông sẽ ở trong một phòng dành riêng cho các giáo hoàng.Giáo hoàng Francis đã phải chịu đựng các vấn đề về hô hấp trong hơn một tuần qua, khó thở trong những ngày gần đây và đã để trợ lý đọc những bài phát biểu của ông. Ông đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ.Tại một sự kiện hôm 12.2, Giáo hoàng Francis đã thở hổn hển, nói rằng ông "vẫn chưa thể" đọc bài phát biểu của mình, và mỉm cười nói tiếp: "Tôi hy vọng lần sau tôi có thể đọc".Giáo hoàng Francis đã nhập viện 3 đêm vào tháng 3.2023 vì viêm phế quản. Đến tháng 12.2023, ông đã phải hủy chuyến thăm Dubai để tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc do một đợt viêm phế quản khác.Giáo hoàng người Argentina này đã gặp phải các vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, trong đó có chứng viêm đại tràng. Ông đã phải ngồi xe lăn kể từ năm 2022 do đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.Dù gặp vấn đề về sức khỏe, Giáo hoàng Francis hiếm khi nghỉ ngơi. Vào tháng 9.2024, ông đã hoàn thành chuyến công du 4 nước, chuyến đi dài nhất trong nhiệm kỳ giáo hoàng của ông về thời gian và khoảng cách. Ông không bao giờ nghỉ lễ và luôn bận rộn, thỉnh thoảng có hàng chục cuộc họp trong một buổi sáng.Những vấn đề sức khỏe của Giáo hoàng Francis thường xuyên làm dấy lên suy đoán về tương lai của ông, đặc biệt là khi người tiền nhiệm của ông, Benedict XVI, đã từ chức vì sức khỏe yếu vào năm 2013.Tuy để ngỏ khả năng từ chức nếu không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Giáo hoàng Francis đã nói rằng hiện tại ông sẽ không đi đâu cả. Trong cuốn hồi ký được xuất bản vào năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã viết rằng ông "không có lý do nào đủ nghiêm trọng để khiến tôi nghĩ đến việc từ chức".