Xe côn tay tầm 50 triệu: 'Bọ ngựa' Suzuki Satria có đủ sức đấu Yamaha Exciter?
* Diễn viên Khôi Trần tuổi 40 đang "sở hữu" những gì?'Hung thần' xe buýt lại hiên ngang vượt đèn đỏ: Dân mạng phẫn nộ
Báo cáo công bố tháng 4.2024 đề cập đến một hành tinh đang xoay quanh sao Barnard, hệ sao đơn gần thứ hai so với trái đất. Tuy nhiên, sự phối hợp sau đó của một loạt các đài thiên văn trên khắp thế giới đã xác nhận sự tồn tại không phải một mà đến 4 hành tinh nhỏ, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters số tháng 3.Các nhà thiên văn học cho biết họ đã sử dụng Đài Thiên văn Gemini ở bang Hawaii (Mỹ) và Kính Viễn vọng Cực lớn (VLT) ở Chile để phát hiện những hành tinh mới."Phát hiện trên phản ánh sự đột phá trong việc sử dụng chính xác những công cụ này so với thời các thế hệ các nhà nghiên cứu trước đó", Đài ABC News hôm nay 19.3 dẫn lời tác giả báo cáo là nghiên cứu sinh Ritvik Basant của Đại học Chicago (Mỹ).Sao Barnard là sao khổng lồ đỏ được phát hiện năm 1916. Kể từ đó, giới thiên văn học thống kê được ít nhất 70% số sao của Dải Ngân hà thuộc dạng sao này. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu muốn biết thêm về các hành tinh xoay quanh chúng, theo Đại học Chicago."Đó là phát hiện vô cùng phấn khích, sao Barnard là láng giềng của chúng ta, nhưng con người lại biết quá ít về nó", tác giả báo cáo Basant cho biết.Các hành tinh của sao Barnard có khối lượng dao động từ 20% đến 30% so với trái đất, và nhiệt độ bề mặt quá nóng để có thể cho phép sự sống tồn tại. Chúng nhiều khả năng là các hành tinh đá chứ không phải hành tinh khí.
Chàng trai khuyết tật vươn lên truyền cảm hứng sống
Chia sẻ với Thanh Niên, anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông có lan truyền thông tin rằng trên bầu trời đêm nay 28.2, sẽ xảy ra hiện tượng 7 hành tinh thẳng hàng.Tuy nhiên theo anh Lộc, có nguồn tin đã đưa thêm nhiều thông tin thiếu chính xác dẫn đến sự kiện "được đẩy đi quá xa".Nói về vấn đề này, anh Lộc cho biết các hành tinh được hình thành trong một đĩa khí bụi dẹt quay quanh mặt trời ở trung tâm, gọi là đĩa tiền hành tinh. Do đó mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng nhau. Nếu lấy mặt phẳng bất biến của hệ mặt trời làm chuẩn thì quỹ đạo các hành tinh nghiêng một góc không quá 2° so với nó, chỉ trừ quỹ đạo của sao Kim nghiêng 2,19° và của sao Thủy nghiêng 6,34°. Vì vậy các minh họa về hệ mặt trời trong thực tế đều thể hiện nó gồm nhiều quỹ đạo hành tinh đồng tâm lồng vào nhau trên cùng một mặt phẳng.Vì trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng trong 1 năm nên nhìn từ trái đất, mặt trời di chuyển trên bầu trời thành một đường tròn khép kín gọi là Hoàng đạo. Do quỹ đạo các hành tinh gần như đồng phẳng như vậy, cho nên khi nhìn từ trái đất chúng dường như di chuyển trên một dải vùng trời nằm không quá xa Hoàng đạo, gọi là Hoàng đới. Vì thế khi quan sát vào ban đêm các hành tinh dường như nằm thẳng hàng dọc theo Hoàng đới. Cần lưu ý rằng đây chỉ là sự thẳng hàng biểu kiến khi nhìn từ trái đất, chứ trong thực tế các hành tinh cách nhau rất xa và không thẳng hàng với nhau trong không gian."Hiện tượng này cũng không hề hiếm gặp. Vì tốc độ di chuyển của các hành tinh trên Hoàng đới không giống nhau, nên thời điểm có thể quan sát được chúng trên bầu trời đêm mỗi năm là khác nhau", anh Lộc thông tin.Ví dụ như sao Hỏa đi khoảng 2 năm hết một vòng trời, sao Mộc là gần 12 năm và sao Thổ là hơn 29 năm. 3 hành tinh này có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo trái đất nên có thể quan sát được vào ban đêm. Trái lại, sao Thuỷ và sao Kim nằm ở phía trong quỹ đạo trái đất nên nó nằm khá gần mặt trời trên bầu trời và chỉ có thể quan sát được vào lúc sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Dẫu vậy, nếu các hành tinh này cùng xuất hiện trên bầu trời thì ta đều có thể nhận ra chúng nằm gần như thẳng hàng trên Hoàng đới.Chuyên gia cho biết không chỉ riêng gì tối ngày 28.2 mà trong khoảng thời gian này của năm nay các hành tinh đang cùng xuất hiện trên bầu trời đêm, tức là cùng nằm trên một bán cầu về phía đông của mặt trời. Nói cách khác, sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể nhìn thấy được cả 7 hành tinh khác trong hệ mặt trời.Hôm nay 28.2 là mùng 1 tháng hai âm lịch cho nên là một ngày không trăng. Điều này khiến cho bầu trời đêm lại càng dễ quan sát vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Ngay sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể thấy được sao Thủy và sao Thổ ở gần nhau trên chân trời phía tây. Nằm ngay gần sao Thủy là sao Hải Vương, tuy nhiên hành tinh này quá xa cho nên chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính thiên văn. "Dẫu vậy, bầu trời lúc hoàng hôn vẫn còn quá sáng nên sao Hải Vương trong thực tế là không thể quan sát được. Cao hơn một chút là sao Kim có sắc vàng rất sáng. Ngẩng đầu lên ta có thể thấy được sao Mộc có ánh sáng vàng nằm ngay gần thiên đỉnh. Nằm ngay thiên đỉnh là sao Thiên Vương nhưng chỉ có thể quan sát được qua kính thiên văn. Lúc này, trên chân trời phía đông, ta có thể thấy được sao Hỏa với sắc đỏ", nghiên cứu viên Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, anh Phạm Vũ Lộc hướng dẫn.Càng về đêm bầu trời chuyển dần về phía tây và ngày càng tối hơn. Các hành tinh nằm gần mặt trời cũng đã lặn theo mặt trời. Đầu tiên là sao Thuỷ, sao Thổ và sao Hải Vương và sau đó là sao Kim. Lúc này, sao Hỏa sẽ lên cao dần trên bầu trời và sao Thiên Vương sẽ càng nhìn được rõ hơn qua kính thiên văn do nền trời đã tối hơn.Vị trí của các hành tinh như trên thay đổi từ từ hằng ngày theo thời gian cho nên không chỉ tối ngày 28.2 mà những ngày tiếp theo đều có thể quan sát được như vậy. Có những hành tinh sẽ bị mặt trời vượt qua trong thời gian tới ví dụ như sao Thổ nên không thể thấy chúng được nữa cho đến nhiều tháng sau. Đặc biệt 2 hành tinh là sao Kim và sao Thủy di chuyển khá nhanh so với các hành tinh khác trên bầu trời nên thời gian nhìn được chúng cũng thay đổi liên tục.Quan sát các hành tinh là một trong những hoạt động thú vị của những người đam mê thiên văn học. Tuy vậy việc hiểu rõ chuyển động của chúng cũng như các điều kiện quan sát là rất cần thiết.Những hành tinh dù sáng nhưng lại gần mặt trời như sao Thủy, sao Kim có khi lại khó quan sát hơn các hành tinh vòng ngoài như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa. Đó là 5 hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường mà là người đã biết đến từ thời cổ đại. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương là 2 hành tinh được phát hiện sau khi con người phát minh ra kính thiên văn nên chỉ có thể quan sát được chúng qua kính thiên văn.Theo anh Lộc, điều kiện quan sát cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bầu trời lý tưởng phải không có mây, ít ô nhiễm ánh sáng hay bụi mịn. Đối với các hành tinh ở gần mặt trời thì ánh sáng lúc hoàng hôn cũng là mờ chúng đi rất nhiều. Do vậy, quan sát các hành tinh mặc dù không khó và có thể không cần các thiết bị chuyên dụng nhưng cần kinh nghiệm và sự kiên nhẫn của những người đam mê.Anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cũng chia sẻ về hiện tượng 7 hành tinh xuất hiện cùng một thời điểm trên bầu trời, khi nó ở cùng một phía của mặt trời theo hướng nhìn từ trái đất nhìn từ trái đất.Anh Tuấn cho biết tượng này hiếm ở việc các hành tinh có vận tốc quay quanh mặt trời theo các vận tốc khác nhau nên thời điểm chúng đều nằm ở cùng một phía như thế này ít khi diễn ra. Dĩ nhiên hiện tượng này là có chu kì và có thể được tính toán dự báo thời điểm trước. Về yếu tố thẳng hàng, các hành tinh quanh mặt trời gần với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời, vì thế vị trí của các hành tinh trên bầu trời luôn lân cận đường Hoàng đạo, nên lúc nào chúng cũng gần như thẳng hàng trên bầu trời dọc theo đường Hoàng đạo. "Vì thế không có sự thẳng hàng nào đặc biệt diễn ra vào hôm nay cả. Chỉ là thời điểm này có thể thấy được cả 7 hành tinh cùng lúc. Tuy nhiên hầu như không thể quan sát được sao Thủy và sao Thổ nếu hướng tây bị che chắn nhiều và có nhiều mây", anh Tuấn cho biếtSao Thiên Vương và Hải Vương cũng không thể quan sát được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhìn qua kính thiên văn hoặc ống nhòm, nhưng cần phải có sự định vị chính xác của chúng trên bầu trời bằng các phần mềm hỗ trợ. Các hành tinh mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường là sao Kim, sao Mộc và sao Hỏa và chúng vẫn có thể thấy được dễ dàng nhiều tuần sau đó. Nên chúng ta không cần phải tiếc nuối nếu ngày 28.2 này không quan sát được các hành tinh sáng này do thời tiết xấu.
Sáng 12.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cao Quốc Hội, Chủ tịch UBND xã Hương Trạch (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 nam sinh lớp 9 tử vong.Theo ông Hội, khoảng 20 giờ 30 tối 11.3, em Bùi Kiều Hoàng A. và em Nguyễn Gia H. (cùng ngụ tại xã Hương Trạch, học sinh lớp 9 Trường THCS Hương Trạch) chở nhau bằng xe máy di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, hướng từ xã Hương Trạch đi TT.Hương Khê (H.Hương Khê).Khi xe chạy đến địa phận thôn Tân Hội (xã Hương Trạch) thì xảy ra va chạm với xe đầu kéo do tài xế Cao Minh Tiến (35 tuổi, ngụ tại H.Tuyên Hóa, Quảng Bình) điều khiển, chạy theo hướng ngược lại.Cú va chạm mạnh khiến 2 nam sinh ngã xuống đường, tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, chiếc xe máy nằm bên vệ đường, hư hỏng nặng, còn xe đầu kéo hư hỏng phần đầu.Nhận được tin báo, Công an xã Hương Trạch phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng có mặt tại hiện trường để phân luồng giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.Cũng trong đêm 11.3, trên QL8 đoạn qua thôn Cây Tắt (xã Sơn Tây, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) xảy ra một vụ tai nạn khi xe máy do một người đàn ông điều khiển đâm vào phần đuôi xe đầu kéo đang đậu bên đường. Cú đâm mạnh khiến người đàn ông đi xe máy tử vong.
Học sinh trải nghiệm với sản phẩm sáng tạo STEM
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.