Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Các thì quan trọng của tiếng Anh
Ông Trần Quang Thống (41 tuổi, trú xã An Xuân, H.Tuy An), điều khiển ngựa đua số 17 chia sẻ: "Đây là lần thứ 4 tôi tham gia đua ngựa. Ngựa nhà nên tôi cũng tham gia góp vui, hòa cùng không khí lễ hội truyền thống đầu năm. Đa số mọi người sử dụng ngựa thồ để đi đua nên không được chuyên nghiệp, chủ yếu ngựa này là sức bền chứ phi nước đại thì chịu".TCL công bố loạt sản phẩm gia dụng thông minh mới tại Việt Nam
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu, liên quan đến giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Kết quả điều tra bước đầu xác định có hơn 2.600 bị hại, với số tiền đã nạp khoảng 50 triệu USD. Khi mới tham gia, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản.Nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản gieo hy vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến khi nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn.Tiến sĩ - thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, cho rằng thủ đoạn phạm tội của đường dây lừa đảo Mr.Pips không mới, đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Điểm mấu chốt khiến nạn nhân sập bẫy là sự thiếu hiểu biết cộng với tâm lý muốn làm giàu nhanh.Sau khi tạo ra sàn giao dịch quốc tế giả mạo, tiền ảo hoặc ngoại hối, các đối tượng sẽ lên kịch bản để tìm kiếm, lôi kéo người tham gia. Chiêu trò dễ thấy nhất là tạo dựng hình ảnh giàu có, thành công giả tạo, bằng việc khoe mẽ nhà lầu, xe sang trên mạng xã hội. Nếu thiếu kiểm chứng, không ít người cảm thấy choáng ngợp, thậm chí thán phục, rồi rơi vào tầm ngắm.Tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng sẽ tung chiêu "lãi khủng", hứa hẹn lợi nhuận cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng, chỉ trong thời gian ngắn và không cần tốn nhiều công sức. Nhưng thực tế cho thấy, bất kỳ hình thức đầu tư nào mà cam kết lãi suất cao, ổn định và không rủi ro thì đều có dấu hiệu lừa đảo.Một điểm cần lưu ý nữa, nạn nhân thông thường bị dụ dỗ tham gia các nhóm kín trên Telegram hoặc Zalo để chia sẻ "bí quyết đầu tư". Những nhóm này gồm nhiều tài khoản ảo do đối tượng lừa đảo tạo ra, liên tục tung hô nhau. Đối tượng cũng thường xuyên dùng các khái niệm chuyên ngành mơ hồ, tạo ra "mê cung" đánh lừa nạn nhân, nhất là những người không am hiểu tài chính. "Ban đầu, nạn nhân bị dụ bằng những gói đầu tư giá trị nhỏ, nhanh chóng sinh lời và rút tiền dễ dàng. Tiếp đó, nạn nhân sẽ bị mồi chài để nạp thêm tiền hoặc nâng cấp tài khoản. Đây là dấu hiệu rõ ràng của lừa đảo", thượng tá Hiếu phân tích.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định các vụ lừa đảo tài chính trực tuyến ngày càng tinh vi. Đối tượng thường lợi dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin, khi ai cũng có điện thoại thông minh.Thông qua các nền tảng mạng xã hội, việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn bao giờ. Các đối tượng lừa đảo dựng kịch bản, lập hội nhóm, mời chào, tư vấn, từng bước dụ dỗ người tham gia. Nạn nhân vì tin tưởng đây là các sàn giao dịch quốc tế uy tín nên xuống tiền mà không hề mảy may. Nhiều đường dây lừa đảo tài chính trên không gian mạng còn có thể can thiệp vào kết quả đầu tư, thắng hay thua đều do đối tượng cầm đầu quyết định.Để ngăn chặn thủ đoạn lừa đảo, thượng tá Đào Trung Hiếu kiến nghị cơ quan chức năng siết chặt hoạt động quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo liên quan đến đầu tư tài chính trên mạng xã hội; phối hợp với các nền tảng như TikTok, Facebook, YouTube gỡ bỏ và xử lý kịp thời các tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.Đồng thời, công khai danh sách các sàn giao dịch, công ty, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo để người dân biết và tránh xa. Thường xuyên đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo mới; tổ chức các buổi tuyên truyền về kiến thức tài chính, đầu tư cho người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn và người trẻ; phát triển các chương trình giáo dục về đầu tư an toàn trong nhà trường…Vị thượng tá cũng kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và tăng mức xử phạt đối với tội phạm lừa đảo công nghệ cao; truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng cầm đầu để tạo sự răn đe, phòng ngừa.Về phía người dân, ông Hiếu khuyến cáo chỉ nên tham gia đầu tư khi đã có hiểu biết rõ ràng về sản phẩm tài chính và thị trường, có thể tham khảo kiến thức từ các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý hoặc cơ quan quản lý nhà nước.Cần cảnh giác với những lời kêu gọi, hứa hẹn lãi suất cao, không có kênh đầu tư nào vừa sinh lời nhanh lại vừa an toàn tuyệt đối.Khi đầu tư vào bất cứ sàn giao dịch nào, phải xác minh giấy phép hoạt động; chỉ đầu tư vào các sàn giao dịch có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức quốc tế uy tín cấp, tránh các sàn giao dịch nước ngoài không rõ nguồn gốc hoặc không chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
Bí quyết làm giàu: Thành tỉ phú nhờ chuối tiêu hồng
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Một nhóm các công ty do tỉ phú Elon Musk dẫn đầu vừa cho hay họ đã đề nghị mua lại tổ chức phi lợi nhuận kiểm soát OpenAI, công ty sở hữu ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT, với giá 97,4 tỉ USD.Đây được xem là một động thái trong cuộc chiến của tỉ phú này nhằm ngăn chặn công ty khởi nghiệp AI này chuyển đổi thành công ty vì lợi nhuận, theo Reuters đưa tin ngày 11.2. Nhóm do ông Musk đứng đầu bao gồm Công ty xAI của ông, Baron Capital Group, Emanuel Capital và nhiều công ty khác.Luật sư Marc Toberoff của ông Musk cho hay đề nghị đã được chuyển cho ban giám đốc OpenAI. "Không, cảm ơn. Nhưng chúng tôi sẽ mua Twitter (mạng xã hội X) với giá 9,74 tỉ USD nếu ngài muốn", lãnh đạo Sam Altman của OpenAI viết trên X, dường như phản hồi đề nghị mua OpenAI. Ông Musk, người đã mua X với giá 44 tỉ USD vào năm 2022, chỉ đáp trả nội dung một cách ngắn gọn, khi viết "kẻ lừa đảo". Ông Musk và ông Altman đã có nhiều tranh cãi, trong đó nhiều lần ông Musk kiện OpenAI. Trước đó, ông Musk là nhà đồng sáng lập OpenAI vào năm 2015 và đây là công ty phi lợi nhuận. Công ty đạt vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI khi ông rời đi vào năm 2018. Sau đó, ông lập công ty riêng là xAI vào năm 2023. "Chúng tôi đã tạo ra một cấu trúc riêng: một tổ chức vì lợi nhuận, được kiểm soát bởi tổ chức phi lợi nhuận, với mức chia sẻ lợi nhuận được giới hạn cho các nhà đầu tư và nhân viên", OpenAI cho hay vào tháng 12.2024. Theo đó, sự thay đổi này sẽ yêu cầu công ty phải cân bằng lợi ích của các cổ đông, bên liên quan và công chúng theo hướng tránh xa mục tiêu phi lợi nhuận.
Thi công đường chậm gây khó khăn cho dân
Bộ Công an mới đây công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng về ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.Theo Bộ Công an, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Dữ liệu được xác định là tài nguyên quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc xác định dữ liệu quan trọng sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu tiên bảo vệ, lưu trữ dữ liệu; thuận tiện trong xác định loại dữ liệu cũng như xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là dữ liệu có giá trị lớn, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời tránh rủi ro mất mát hoặc lạm dụng dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong quản lý nhà nước. Cạnh đó, xây dựng danh mục dữ liệu còn giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở phối hợp, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, hạn chế tình trạng thông tin phân tán, trùng lặp hoặc thiếu chính xác.Cơ quan soạn thảo cũng đánh giá một số loại dữ liệu như dân cư, đất đai, tài chính công, y tế và giáo dục là các yếu tố then chốt trong việc hoạch định và triển khai chính sách. Vì thế, việc xây dựng danh mục dữ liệu cốt lõi giúp đảm bảo tính liên tục, thống nhất và minh bạch trong quản lý, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái dữ liệu quốc gia.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Công an đề xuất danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi. Trong số này có dữ liệu về hồ sơ sức khỏe của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thuộc diện T.Ư quản lý; dữ liệu về kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp quốc gia chưa công bố; dữ liệu về biên giới lãnh thổ do cơ quan nhà nước thu thập, quản lý chưa công bố.Ngoài ra, còn có dữ liệu về hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh; dữ liệu về hoạt động của cơ quan đảng chưa công bố (công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; công tác tổ chức xây dựng; về đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh)…Bộ Công an cũng đề xuất danh mục 18 loại dữ liệu quan trọng. Điển hình như: dữ liệu về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa công bố; dữ liệu cá nhân cơ bản của 1 triệu người trở lên, dữ liệu cá nhân nhạy cảm khác của 10.000 người trở lên; dữ liệu trong lĩnh vực thông tin truyền thông; dữ liệu thuộc lĩnh vực nội vụ…Theo quy định tại luật Dữ liệu năm 2024, nếu phân loại theo tính chất quan trọng, dữ liệu bao gồm 3 loại: dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng và dữ liệu khác.Dữ liệu quan trọng là dữ liệu có thể tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng. Dữ liệu cốt lõi là dữ liệu quan trọng trực tiếp tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng.