Barcelona bị coi là ‘điên rồ’ khi chiêu mộ ồ ạt dù nợ nần chồng chất
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.Thêm 2.000 chuyến bay đêm, giá vé máy bay lễ có hạ nhiệt?
Hãng Reuters ngày 28.2 đưa tin 4 công dân Trung Quốc bị Philippines cáo buộc làm gián điệp từng quyên góp tiền cho một thành phố ở Philippines và 2 lực lượng cảnh sát tại nước này.Thông tin này dựa trên những hình ảnh, đoạn phim và nội dung trên mạng xã hội do hãng tin trên thu thập được. Các bị cáo Wang Yongyi, Wu Junren, Cai Shaohuang và Chen Haitao nằm trong số 5 người đàn ông Trung Quốc bị các nhà điều tra Philippines bắt giữ vào cuối tháng 1 về cáo buộc thu thập hình ảnh và bản đồ về lực lượng Hải quân Philippines đóng gần Biển Đông. Các bị cáo Wang, Wu và Cai quyên góp cho thành phố Tarlac và các lực lượng cảnh sát vào năm 2022 thông qua các nhóm do Trung Quốc hậu thuẫn và tiếp tục mời các quan chức dự các sự kiện trong năm ngoái. Chưa rõ nguyên nhân quyên góp. Tarlac là nơi có các căn cứ quân sự lớn, trong đó có căn cứ được Philippines và Mỹ dùng để tập trận bắn đạn thật hằng năm. Tuy nhiên, NBI không tìm thấy hình ảnh các căn cứ tại khu vực này trong điện thoại của nhóm người trên. Cả 5 người còn gặp một tùy viên quân sự Trung Quốc tại Manila ít nhất một lần trong những tuần trước khi họ bị bắt. Cục Điều tra quốc gia Philippines (NBI) cho biết 5 người này đã điều khiển máy bay không người lái (UAV) để do thám Hải quân Philippines và những hình ảnh, bản đồ về những khu vực nhạy cảm cùng tàu thuyền được tìm thấy trong điện thoại của họ. Một quan chức cấp cao của NBI cho biết những người này đã bị buộc tội làm gián điệp, có thể bị phạt tù lên tới 20 năm.Theo Reuters, 4 người trên là lãnh đạo các nhóm dân sự của Trung Quốc. Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này yêu cầu công dân tuân thủ luật pháp nước sở tại và rằng các nhóm dân sự "thành lập tự phát và tự quản lý bởi những công dân Trung Quốc liên quan… không trực thuộc chính phủ Trung Quốc". Văn phòng thị trưởng Manila, nơi lực lượng cảnh sát từng nhận xe máy từ những người Trung Quốc trên, cho biết "việc quyên góp và các xe máy được xác định là hợp lệ". Thị trưởng Tarlac và 2 lực lượng cảnh sát liên quan chưa phản hồi đề nghị đưa ra bình luận. Philippines hiện không có luật cụ thể liên quan sự can thiệp của nước ngoài nhưng hiện đang soạn thảo một luật trong lĩnh vực này. Theo hướng dẫn, các cơ quan chính phủ được phép nhận tiền quyên góp nhưng các khoản đóng góp từ nước ngoài phải được tổng thống chấp thuận.
Thùy Trang: Tôi bị gia đình cấm yêu, không cho thuê xe của chồng đi diễn
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Người lao động sắp hưởng 2 kỳ nghỉ lễ, tổng số ngày nghỉ gần bằng tếtTheo bộ luật Lao động 2014, dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày (10.3 âm lịch). Năm nay, do ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương là ngày thứ hai (7.4), trước đó là 2 ngày nghỉ cuối tuần nên người lao động trên cả nước được nghỉ liên tiếp từ ngày 5 - 7.4, bao gồm 1 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 2 ngày nghỉ cuối tuần.Sau đó, người lao động lại có thêm 1 kỳ nghỉ lễ nữa vào dịp 30.4 và 1.5.Theo quy định của bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ 2 ngày, tuy nhiên, do ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4 và ngày Quốc tế lao động (1.5) rơi vào ngày giữa tuần (thứ tư và thứ năm), sau 2 ngày nghỉ lễ, người lao động sẽ đi làm trở lại vào ngày thứ sáu (2.5) và sẽ nghỉ tiếp 2 ngày nghỉ hàng tuần thứ bảy và chủ nhật (3 - 4.5).Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, hoán đổi ngày làm việc thứ sáu (2.5) sang ngày thứ bảy trước nghỉ lễ (26.4), để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ tư ngày 30.4 đến hết chủ nhật ngày 4.5 (người lao động đi làm bù vào ngày thứ bảy ngày 26.4).Tiệm mì của bà Thảo mới mở được hơn một tháng trên khu đất trống sát QL13 (TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương). Khách ghé tiệm ăn xong quay video chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người thắc mắc. Có người bình luận: "Sao chị Thảo kinh doanh nhưng bán giá rẻ vậy?". Một số khác lại hỏi: "Nếu làm từ thiện sao không để giá 0 đồng mà lại là 1.000 đồng?"…"Không muốn HỌ mắc nợ mình" - đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Tứ đại danh trà Trung Quốc dùng chiêu đãi nguyên thủ quốc gia có gì đặc biệt?
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) thông tin kết quả xác minh clip về những người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, vụ việc "người đàn ông trùm kín mít bấm đèn đỏ khiến xe dừng không kịp" được 1 tài khoản đăng trên Facebook thể hiện nội dung: vào khoảng 9 giờ 50 ngày 25.6.2024, tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa ghi lại cảnh một người đàn ông mặc đồ thường phục đứng ở trụ đèn tín hiệu giao thông bấm nút tác động để thay đổi màu đèn tín hiệu ở ngã tư, phía trước có phương tiện đặc chủng của lực lượng CSGT. Người quay video clip này còn nhận định sắp tới mức phạt vượt đèn đỏ tăng lên 330% và đưa ra dự đoán mô hình đồng chí mặc thường phục đứng bấm thay đổi đèn giao thông sẽ được nhân rộng.Theo xác minh của CSGT, người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông là anh H.V.T - trật tự viên Thanh niên xung phong (TNXP), Công ty Dịch vụ công ích TNXP.Từ 6 giờ - 10 giờ ngày 25.6.2024, chị V.T.M.M - Trật tự viên TNXP được phân công điều hòa giao thông tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa. Đến khoảng 9 giờ 45, do không ăn sáng, chị M. bị tụt đường huyết, chóng mặt, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.Vào thời điểm này, anh H.V.T (cùng nơi công tác với chị M.) đi ngang chốt, nên chị M. nhờ anh T. vào hỗ trợ giúp điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông trong thời gian chị ngồi nghỉ ngơi gần đó để phục hồi sức khỏe."Toàn bộ video clip, kèm theo bài viết, âm thanh trong video clip là suy diễn một chiều, mang hàm ý xuyên tạc, vu khống, nhằm mục đích là để kích thích người xem tăng tương tác trong bối cảnh áp dụng Nghị định số 168/2024 về tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm, trong đó có hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Tài khoản đăng tải có dấu hiệu cố tình tạo hiệu ứng tiêu cực đối với người xem, làm mất an ninh trật tự trên không gian mạng", Phòng PC08 nhận định.Vụ việc gần đây nhất là ngày 17.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn video clip người đàn ông mặc đồng phục của một hãng xe ôm công nghệ đứng điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Long A, TP.Thủ Đức). Người này thậm chí còn chỉ tay ra hiệu cho các phương tiện lưu thông trên đường.CSGT xác minh, người đàn ông trong đoạn video clip nói trên là ông N.V.T (50 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), là tài xế công nghệ. Ông T. thường đỗ xe gần giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp để chờ khách.Ông T. thừa nhận hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông vào khoảng từ 12 - 13 giờ ngày 8.1.2025 tại giao lộ này. Do thường xuyên đứng gần quan sát lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nên ông biết được cách chỉnh đèn tại chốt. Do đó, khi không có lực lượng CSGT và TNXP, thì ông T. đã tự ý mở tủ để chỉnh đèn tín hiệu giao thông với mục đích để đường thông thoáng, giảm ùn tắc giao thông và tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu của người khác hay vì lợi ích cá nhân.Khi phát hiện đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội, Đội CSGT Rạch Chiếc đã phối hợp Công an TP.Thủ Đức mời ông T. đến trụ sở Đội CSGT Rạch Chiếc làm việc. Tại đây, sau khi được CSGT phân tích, đánh giá hành vi, ông T. đã nhận thức được hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông là không đúng, cam kết không tái phạm. Đội CSGT Rạch Chiếc đã lập biên bản vi phạm hành chính ông T. với lỗi vi phạm "Tự ý làm sai lệch đèn tín hiệu giao thông" được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 của Nghị định 100/2019. Đối với hành vi này, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Hiện nay, Phòng CSGT đã phối hợp Sở Giao thông vận tải khóa toàn bộ tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Phòng CSGT khuyến cáo người dân, chỉ có lực lượng CSGT mới có thẩm quyền sử dụng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông. Hành vi tự ý chỉnh đèn giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi người dân có thông tin, hình ảnh về vụ việc vi phạm, tai nạn, ùn ứ giao thông hoặc cần phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình tội phạm trên các tuyến giao thông trên địa bàn TP.HCM, có thể liên hệ qua: trực ban Phòng CSGT: 0693 187.521 hoặc hotline 0326 08.08.08.