Khi ông Biden nhằm gần, tính xa
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Nhận định Kazakhstan vs Pháp (20 giờ đêm nay 28.3): Chờ ĐKVĐ nổi giận
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2025, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và UBND TP.Hà Nội đồng chủ trì tổ chức thường niên.Chủ tịch nước và phu nhân cùng các kiều bào đã bày tỏ lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, đất nước bước vào năm mới với nhiều thành công đột phá hơn nữa trên con đường phát triển, cũng như báo cáo với các bậc tiền nhân sự trở về quê mẹ của bà con Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới.Tiếp đó, Chủ tịch nước và phu nhân cùng các đại biểu kiều bào đã tham gia hoạt động phóng sinh cá chép tại Ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Phủ Chủ tịch. Sự kiện diễn ra khi chỉ còn ít ngày nữa là đến 23 tháng chạp - ngày tiễn ông Công, ông Táo chầu trời, với ngụ ý "cá chép vượt vũ môn hóa rồng", biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ để hướng tới sự phát triển và thành công.Trong không khí thân tình, cởi mở, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân đã chia sẻ với bà con kiều bào về tình hình công việc, cuộc sống; cảm ơn cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã luôn một lòng hướng về quê hương, đất nước; chúc cho tất cả bà con một năm mới an khang, thịnh vượng, thành công.Theo chương trình, tối cùng ngày, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ chúc tết kiều bào, đánh trống hội khai xuân trong Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia dành cho toàn thể kiều bào về dự.Trước đó, đoàn kiều bào tiêu biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18 - 20.1, đây là một sự kiện văn hóa - chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và luôn được bà con kiều bào chờ đón mỗi dịp tết đến, xuân về. Chương trình năm nay thu hút được sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về quê hương đón tết.
Fahasa khai trương nhà sách 5 tỉ đồng, có khu vực cho người hâm mộ Manga
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học phát hiện thêm tác dụng tuyệt vời của 'bữa cơm có cá'; 4 triệu chứng tưởng không liên quan nhưng lại là viêm khớp; Chuyên gia lưu ý việc chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường...Tiểu đường là một rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có da. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số biểu hiện bất thường trên da.Những bất thường này có thể là chỉ dấu để nhận biết tiểu đường. Khi đó, người mắc cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, từ đó ngăn ngừa biến chứng.Những dấu hiệu sau trên da có thể là lời cảnh báo của tiểu đường.Đốm trên cẳng chân. Những người bị tiểu đường thường có các đốm ở chân. Tình trạng này gọi là bệnh da do tiểu đường. Người bệnh sẽ xuất hiện các đốm tròn hay hình bầu dục, có màu nâu hay nâu đỏ, thường xuất hiện trên cẳng chân. Các đốm này không gây hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo cần kiểm tra tiểu đường.Mảng da sẫm màu hơn. Một dấu hiệu khác cảnh báo tiểu đường là da xuất hiện những mảng hay dải da sẫm màu và mịn. Những vị trí thường gặp nhất là trên cổ, nách và bẹn. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp. Nhưng bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng tiềm ẩn mà người mắc thường bỏ qua vì nghĩ không liên quan đến viêm khớp.Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Mệt mỏi dai dẳng. Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân. Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của cá đối với sức khỏe.Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.
Thót tim cảnh nữ sinh chạy xe máy ngược chiều trên cao tốc
Sáng 10.2, UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) phối hợp tổ chức lễ phát động tết trồng cây năm 2025 tại công viên, nhà sinh hoạt cộng đồng khu vực đường Bùi Huy Bích và các đường Nại Hiên Đông 5 - 7 - 17 (P.Nại Hiên Đông).Tại khu vực này, ban tổ chức chương trình trồng 15 cây cọ Mỹ, 25 cây dầu rái. Đặc biệt, số cây được trồng lần này lấy từ nguồn tận dụng khi thực hiện dự án cải tạo đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư.Ông Lê Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, cho biết theo kế hoạch ban đầu, cây xanh ở dải phân cách đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn di dời đưa về vườn ươm. Nhưng để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, tránh lãng phí, Sở Xây dựng đề xuất tặng cây xanh cho các địa phương có nhu cầu.Trong đó, Q.Sơn Trà tiên phong tiếp nhận tổng số 495 cây dầu rái, bàng Đài Loan, cọ Mỹ, cau trắng, hồng lộc để trồng tại các khu đất quy hoạch làm công viên vườn dạo, khu dân cư, khu vực cảnh quan còn thiếu cây xanh, mảng xanh.Dịp này, lãnh đạo UBND Q.Sơn Trà tặng 430 cây xanh cho các khu dân cư, trường học ở P.Nại Hiên Đông, gồm cây me ta, giáng hương, sao đen, chò đen, dầu rái để trồng tại các trường học, đơn vị và các khu dân cưSáng cùng ngày, tết trồng cây còn đồng loạt diễn ra ở các địa phương với hoạt động trồng 100 cây dừa ven biển Đà Nẵng được vận động từ nguồn xã hội hóa.Vị trí trồng dọc đường Hoàng Sa, đoạn từ đoạn từ bãi tắm Mân Thái đến Đồn biên phòng Sơn Trà, nhằm sớm hoàn thành kế hoạch trồng 1.200 cây dừa ở bãi biển, góp phần chống sạt lở, xâm thực, tạo cảnh quan du lịch.Trước đó, ngày 8.2, UBND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động tết trồng cây tại công viên Khu tái định cư Hòa Hiệp 3 (P.Hòa Hiệp Nam).Phát biểu tại chương trình, ông Trần Chí Cường, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết Q.Liên Chiểu cần bổ sung thêm nhiều mảng xanh đô thị, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương; quy hoạch trồng cây, ưu tiên trồng cây bóng mát tại các tuyến đường giao thông, khu công sở và nơi công cộng.