$491
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của green card lottery. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ green card lottery.Hiện, vợ chồng Xuân Son đang tích cực dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết Nguyên đán 2025.Xuân Son đang trong quá trình điều trị chấn thương. Sau ca phẫu thuật thành công, dự kiến anh phải nghỉ thi đấu 8 tháng. Trong khoảng thời gian này, cầu thủ gốc Brazil sẽ nghỉ ngơi, sau đó tập đi lại và trải qua quá trình phục hồi kết hợp vật lý trị liệu để từng bước trở lại sân cỏ. Theo chẩn đoán của bác sĩ, Xuân Son có thể tái xuất vào tháng 9, kịp cùng đội tuyển Việt Nam dự lượt trận thứ ba hoặc thứ tư tại vòng loại Asian Cup 2027. Xuân Son có năm 2024 thành công vang dội. Anh ghi 31 bàn sau 26 trận, cùng CLB Nam Định vô địch V-League. Bên cạnh số bàn thắng ấn tượng, Xuân Son trở thành "ngòi nổ" trong lối chơi khi sắm cả vai kiến tạo, làm tường và dẫn dắt hàng công. Anh được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách dự AFF Cup 2024, sau khi có quốc tịch Việt Nam.Dù đến trận cuối vòng bảng, Xuân Son mới được ra mắt (theo quy định của Liên đoàn Bóng đá thế giới), nhưng tiền đạo 28 tuổi đã chơi cực hay với 7 bàn thắng, đưa đội tuyển Việt Nam lên đỉnh vinh quang. Xuân Son cũng đoạt luôn danh hiệu vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải, tuy xuất phát sau các đối thủ tới... 3 trận. Chấn thương của Xuân Son sẽ mang lại thách thức cho cả đội tuyển Việt Nam và CLB Nam Định. Không có ngòi nổ số một, đội Nam Định đã không thắng 4 trận vừa qua (hòa 2, thua 2), chỉ ghi vỏn vẹn 2 bàn. Đây là khó khăn HLV Kim Sang-sik cần lường trước. Trong thời gian Xuân Son vắng mặt, đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự vòng loại Asian Cup 2027 với màn tiếp đón Lào trên sân nhà, sau đó làm khách trước Malaysia và Nepal. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của green card lottery. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ green card lottery.Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn. ️
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó. ️
Ngày 18 và 19.1, chung cư Saigonres Plaza (P.26, Q.Bình Thạnh) tổ chức hội chợ xuân cho cư dân mua sắm tết. Đây là dịp gắn kết tình hàng xóm ở chung cư, chi phí thu được từ cho thuê gian hàng được ban tổ chức dành tặng lao công, bảo vệ và trao thưởng cư dân. Bất ngờ hơn, có cư dân trúng giải cũng dùng số tiền đó tặng quà cho lao công, bảo vệ."Ở chung cư có tình hàng xóm không?" - nhiều người vẫn hỏi nhau như vậy khi nhắc đến tình làng nghĩa xóm. Riêng với cư dân ở Saigonres Plaza, nhiều người sẽ khẳng định chắc nịch là "có" vì các nhóm mua bán, giúp nhau mùa dịch hay giao lưu ở sân chung cư đã gắn kết những người không quen biết lại với nhau.Chị Hoàng Thúy Bằng (40 tuổi) cho biết, đây là năm thứ sáu chung cư tổ chức hội chợ xuân. Là người vận động hàng xóm tham gia từ những năm đầu, chị Bằng nhận xét, không khí xuân ở hội chợ giúp mọi người gắn kết hơn. "Tôi muốn con gái cảm nhận được tình người, yêu thương, chia sẻ nên để bé cùng trang trí và bán hàng. May mắn được những người hàng xóm ủng hộ nhiệt tình, toàn bộ số tiền nhận giải và tiền bán được trong 2 ngày, tôi sẽ cùng con gái mua những phần quà tết tặng các cô chú lao công, bảo vệ", chị Bằng chia sẻ.Chị Nguyễn Phạm Đình Trân (30 tuổi) – gian hàng được chờ đợi mỗi phiên hội chợ năm nay tiếp tục gây ấn tượng bởi cách bày biện liễn, đồ trang trí tết bắt mắt. Theo chị Trân, không khí hội chợ xuân sau nhiều lần tổ chức ở chung cư vẫn náo nhiệt, nhưng cả người bán và ban tổ chức đã chăm chút hơn. "Năm nay nhiều gian hàng đầu tư trang trí, ban tổ chức chuẩn bị sân khấu, tiểu cảnh đẹp nên bà con trong chung cư mặc áo dài xuống check-in, chụp ảnh tết nhiều mà không phải đi xa. Vui nhất là tôi được gặp trực tiếp, quen biết nhiều hàng xóm", chị Trân bày tỏ.Trong khuôn viên sân chung cư với nhiều cây xanh, các gian hàng nằm san sát nhau với tấm trải bàn màu đỏ, trang trí thêm hoa mai vàng, cư dân thoải mái mua bán, chụp ảnh. Nhiều cư dân tranh thủ mua bánh kẹo và đồ trang trí tết, đưa trẻ xuống trải nghiệm không gian tết.Bà Kim Tuyền (50 tuổi), cư dân cũ nhưng năm nào cũng quay về thuê gian hàng với giá 50.000 đồng/ngày để bán những món ăn quen thuộc. Theo bà Tuyền, khi chung cư vừa ra thông báo là những người hàng xóm cũ lại rủ bà cùng bán cho vui. "Mà vui thiệt, tôi gặp rất nhiều người quen, khách mua hàng online trực tiếp. Phí thuê rẻ nên ai tham gia bán cũng được, như chơi đồ hàng. Đây cũng là cơ hội để 2 con tôi trải nghiệm không khí tết, phụ mẹ bán hàng", bà Tuyền nói.Ông Tống Thành Long, Trưởng ban quản lý chung cư Saigonres Plaza cho hay, hội chợ xuân được tổ chức như truyền thống, cư dân rất trông chờ. Đến 26 – 27 tháng chạp, chung cư tiếp tục tổ chức nấu bánh chưng cho bà con. Không khí tươi vui, ngập tràn hương vị tết giúp gắn kết cư dân với nhau, văn phòng Ban quản lý cũng tham gia 1 gian hàng cùng cư dân."Chúng tôi thu phí tượng trưng là 100.000 đồng/2 ngày tham gia cho mỗi gian hàng. Toàn bộ số tiền này sẽ được gửi bảo vệ, lao công vì góp phần giữ vệ sinh, an ninh trật tự trong chung cư và trao thưởng cho gian hàng trang trí đẹp", ông Long thông tin. ️