Nghệ An đứng đầu về diện tích rừng toàn quốc
Ngày 23.1, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết đã tiếp nhận, đưa về cứu hộ một con tê tê Java trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Ông Phạm Đình Nghĩa (ở xã Phú Xuân, H.Nhà Bè) cho biết, tối 21.1, ông phát hiện một động vật có hình dạng lạ đang di chuyển từ bãi đất cỏ mọc rậm rạp phía sau nhà ông ra giữa đường tại khu dân cư. Ông Nghĩa thấy tò mò nên bắt nhốt nó lại. Qua tìm hiểu, biết đây là tê tê, động vật quý hiếm, ông Nghĩa đã báo tin đến Công an xã Phú Xuân (H.Nhà Bè) ngay trong đêm. Ông Nghĩa cũng không rõ nguồn gốc con tê tê từ đâu.Chi cục Kiểm lâm TP.HCM sau đó đến tiếp nhận con tê tê trên từ ông Nghĩa để đưa về chăm sóc, cứu hộ theo quy định. Bước đầu, kiểm lâm xác định đây là tê tê Java, tên khoa học là Manis javanica, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tê tê trên nặng khoảng 4 kg, chưa xác định giới tính. Trước đó, đầu tháng 11.2024, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) thả một con tê tê Java cùng nhiều động vật hoang dã khác gồm: diều đầu nâu, khỉ đuôi dài, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, rùa núi vàng, rùa hộp lưng đen về môi trường tự nhiên. Số động vật hoang này chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian được chăm sóc sức khỏe, cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi, số động vật hoang dã trên được lực lượng chức năng thả về tự nhiên.Ô tô Hyundai Accent chuyển làn ẩu, tạt đầu xe khác 'như tự sát' trên cao tốc
Vua phá lưới: Huỳnh Phú Lộc (HNB Cần Thơ) - 12 bàn thắng
Ô tô quay đầu ngay giữa ngã tư không vòng xuyến có sai luật?
Kiến nghị về dạy thêm, học thêm nêu tại báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43 sáng nay 10.3.Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị.Tuy nhiên, cử tri, nhân dân tiếp tục lo lắng về việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. Cùng đó là những lo lắng về một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường. Một số giảng viên giảng dạy không đủ giờ, tác phong, giảng dạy còn chưa nghiêm túc, cần được các cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.Tại kiến nghị, báo cáo của Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp.Nêu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ báo cáo dân nguyện kỳ trước, rất nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai và thực hiện có hiệu quả, như nội dung liên quan đến việc học thêm, dạy thêm. Bà Hải nhìn nhận, sự vào cuộc nhanh chóng quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ GD-ĐT, cũng như các địa phương cho thấy, sự ảnh hưởng của báo cáo công tác dân nguyên, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "hợp tình, hợp lý, được người dân quan tâm".Bà Hải cũng cho biết, liên quan đến quy định dạy thêm, học thêm cũng có lo lắng việc không được học thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thi cử không? "Tôi thấy rằng, chính việc dạy thêm, học thêm đã có những biện pháp, quy định thì đã trả lại giá trị đích thực cho việc truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp", bà Hải nói và phân tích, trách nhiệm của các thầy cô giáo là giảng dạy sao cho đại bộ phận học sinh phải đạt được kết quả trong các kỳ thi, đạt kết quả khá trở lên. Tất nhiên, học sinh giỏi, hay những học sinh năng lực yếu thì có thể học thêm bồi dưỡng theo quy định.Theo đó, thầy cô không thể ra đề quá khó, quá đánh đố để học sinh phải đi học thêm thì mới có thể làm được. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã thấy những điểm bất hợp lý trong việc xét tuyển sớm với học sinh vào đại học vì tạo sự bất công bằng trong tuyển sinh, nên đã chỉ đạo quyết liệt và việc xét tuyển sớm vào đại học đã giảm mạnh."Xét tuyển sớm cũng là một điều kiện có thể tạo nên việc trục lợi từ việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh lại cho điểm học sinh mình và điểm học bạ, đấy là điều kiện để xét tuyển vào đại học, như thế không khác gì là chỉ định thầu", bà Hải nêu quan điểm.Trước đó, ngày 30.12.2024, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới, có hiệu lực từ 14.2 vừa qua. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học. Cùng đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Bộ GD-ĐT cũng quy định không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định mới cũng cho phép giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, song không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 29 được cho là vẫn còn nhiều bất cập.
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Chính thức chào tạm biệt Sadio Mane, Liverpool định giá rao bán Salah
14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân.