Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023 môn địa lý có điểm mới, nên chú ý
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.Một phụ nữ bị đâm dã man ngay trước cổng nhà
Mùng 4 Tết, dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vẫn chưa kết thúc, nhưng tại bến xe Miền Đông mới, rất nhiều người dân đã quyết định quay lại TP.HCM sớm. Không khí tại bến xe trở nên nhộn nhịp với những chuyến xe liên tục đưa hành khách từ khắp các vùng miền trở lại thành phố, sau hành trình về quê đón Tết.Chia sẻ về lý do trở lại TP.HCM sớm, chị Trịnh Thị Mai Chi, quê ở Bình Định, cho biết: "Lý do tôi đến thành phố sớm là để có thời gian nghỉ ngơi, sau đó là bắt đầu vào công việc. Từ Bình Định vào thì đi xe nên phải có thời gian nghỉ ngơi một chút".Bên cạnh đó, việc đến TP.HCM sớm để tránh tình trạng kẹt xe cũng được nhiều hành khách dự tính. Ông Vũ Quang Thái, quê ở Bình Định cho biết: "Mình vào Sài Gòn sớm để tránh kẹt xe. Rồi mình vào trước một ngày để chuẩn bị nghỉ ngơi rồi thứ hai bắt đầu công việc mới".Khi quay lại thành phố, nhiều người đã mang những món đặc sản quê hương theo. Những món ăn đặc trưng của từng vùng miền không chỉ là phần hương vị của Tết, mà còn là những món quà đầy tình cảm, được dành tặng cho bạn bè và đồng nghiệp. Mỗi món quà đều mang đậm dấu ấn quê hương, là biểu tượng của tình yêu thương và sự gắn kết giữa những người xa xứ.Theo thông tin từ Bến xe Miền Đông mới, từ mùng 1 đến 9 giờ sáng mùng 4 Tết, Bến xe Miền Đông mới có khoảng hơn 1.000 lượt xe đến TP.HCM với hơn 4.000 hành khách. Công tác tổ chức vận hành trong dịp Tết Nguyên đán đã được bến xe triển khai chủ động nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo thời gian di chuyển cho hành khách được thông suốt, thuận tiện.
Chả cá Lã Vọng nức tiếng Hà thành
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ theo y học cổ truyền, tết là thời gian cuối mùa đông đầu xuân, thời tiết có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), con người thường dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, trẻ em và người có bệnh mạn tính.Lưu ý về các bài thuốc tăng sức đề kháng trong các ngày tết để ứng phó thời tiết, đặc biệt khi miền Bắc đang rét đậm, chuyên gia y học cổ truyền hướng dẫn các chế biến đơn giản các cây gia vị - thảo dược sẵn có để phòng bệnh thông thường mùa đông - xuân.Theo bác sĩ Trang, mật ong, tỏi hoặc trà xanh, quế chi đều các thể giúp cơ thể mạnh hơn, tăng sức chống đỡ với tác nhân gây bệnh. Có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm uống buổi sáng. Liều lượng nên dùng là 1 nhánh tỏi, 20 ml mật ong và 200 ml nước nóng.Hoặc tăng đề kháng từ các thảo dược sẵn có. Cụ thể: kinh giới, quế chi, bạc hà, trà xanh (mỗi thứ 5 gam, pha với 200 ml nước sôi hãm 5 - 10 phút, uống ấm).Trà xanh và gừng (mỗi thứ 10 gram) sắc hoặc hãm với nước sôi uống trong ngày. Trị cảm lạnh: bạc hà, kinh giới, tía tô, thông bạch (hành củ) tươi (mỗi thứ 30 gram) nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi hoặc sắc nước uống nóng.Trị viêm đường hô hấp, ngạt mũi chảy nước mũi: tỏi ép lấy nước (1 tép) pha với nước đun sôi để nguội tỷ lệ 1/20, dùng nhỏ mũi. Kinh giới, bạc hà (mỗi thứ 1 nắm) đun lấy nước uống thay trà.Với trường hợp bị nôn, đầy bụng, khó tiêu có thể dùng gừng (5 lát) sắc nước uống ấm. Hoặc tỏi (giã 3 - 5 nhánh) dùng để đắp vùng rối. Tỏi được đặt trên vải mỏng để tránh bỏng da.Hàng ngày, trong nhà có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm…), vừa diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày tết.Bác sĩ Trang cũng lưu ý, để ăn giữ sức khỏe ngày tết, cần ăn nhiều rau màu xanh đậm giúp bổ sung vitamin C, kết hợp luyện tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cách phòng tránh các bệnh tích cực.Bác sĩ Trang lưu ý thêm, những người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính."Các món ăn thân thuộc trong dịp tết mà nhà nào cũng có như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông… nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên rất không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm này cũng là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng", bác sĩ Trang chia sẻ.Một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như: liệt mặt (liệt thần kinh số 7 ngoại biên); vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, khi đi chơi cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh tim mạch...
"Món ăn Việt Nam có màu đỏ rực rỡ này được chế biến từ tiết động vật tươi trộn với một số nguyên liệu, trong đó có mắm. Phần nhân thịt được nấu chín sau đó đổ tiết vào và đông lại thành một loại bánh pudding sền sệt, thường được trang trí bằng đậu phộng, rau thơm… Món ăn này được chế biến theo truyền thống vào những dịp đặc biệt, mặc dù gây ra nhiều tranh cãi do nguy cơ vi khuẩn trong thịt, gây ngộ độc", Taste Atlas mô tả và xếp tiết canh vào vị trí 52 của danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới.Danh sách còn có món trứng vịt lộn rất phổ biến của người Việt nhưng được đưa vào ẩm thực của Philippines, xếp ở vị trí 42. "Trứng vịt lộn được phục vụ ở khắp mọi nơi từ các quầy hàng trên đường phố đến các nhà hàng cao cấp ở Phillippines. Vịt lộn được coi là 'thuốc bổ', thường được thưởng thức với một cốc bia lạnh. Món ăn có thể nêm thêm ớt, tỏi, dấm, muối, nước cốt chanh, tiêu xay, lá bạc hà; cũng có thể được nấu trong món trứng tráng hoặc dùng làm nhân cho bánh ngọt", Taste Atlas mô tả và cho biết thêm, mặc dù trứng vịt lộn gắn liền với ẩm thực Philippines và đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhưng vẫn bị coi là bữa ăn của người nghèo.Đứng đầu danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới năm 2024 là blodpalt, theo truyền thống gắn liền với các vùng phía bắc của Thụy Điển và Lapland của Phần Lan. Blodpalt là loại bánh bao màu nâu sẫm, được chế biến từ bột lúa mạch đen hoặc lúa mạch và máu động vật. Mặc dù theo truyền thống, chúng được làm bằng máu tuần lộc, nhưng ngày nay xuất hiện với nhiều loại trong vùng sử dụng máu của nhiều loài động vật, các loại gia vị khác nhau và đôi khi là khoai tây nghiền.Danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới cho đến ngày 8 tháng 1 năm 2025 có tới 596.403 đánh giá được ghi nhận, trong đó 385.835 được hệ thống công nhận là hợp pháp. Taste Atlas cho rằng, kết quả đánh giá không nên được coi là kết luận toàn cầu cuối cùng về món ăn.
Ukraine xây 2.000 km công sự, tuyên bố chặn đứng bước tiến của Nga
Theo đó khu đất nêu trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã gửi đơn và hồ sơ đề nghị thuê đất kèm theo văn bản 4871 ngày 18.11.2024.Trên thực tế, trong năm 2023 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã nhận bàn giao 16,05 ha đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Nghị quyết số 93/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, dự án đã và đang được tập trung mọi nguồn lực để thi công các hạng mục công trình đúng với tiến độ được duyệt. Đến nay dự án cũng sắp hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025. Tuy nhiên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vẫn chưa được cấp quyết định cho thuê đất để hoàn tất các thủ tục đất đai của dự án.Tiếp theo văn bản 4871, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đề nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, sớm giải quyết hồ sơ thuê đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc lý do khác dẫn đến hồ sơ chưa được giải quyết, đề nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP biết và triển khai thực hiện.Trước đó ngày 22.11.2024, Văn phòng UBND TP.HCM đã có phiếu chuyển văn bản số 4871/2024 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đến Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý về việc thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết nội dung về chuyên môn Sở sẽ hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP làm thủ tục. Được biết, khu đất 16,05ha dự kiến xây dựng nhà ga T3 nằm trong quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này theo nghị định 167/2017/NĐ-CP. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản đồng thuận với phương án sắp xếp của Bộ Quốc phòng.