Công ty Đài Loan bỏ rơi khách bị tố chây ì trả nợ nhiều đối tác Việt Nam
Cũng trong năm 2023, Masan High-Tech Materials bắt đầu tiến hành xin cấp giấy phép mở rộng khai thác 28 triệu tấn trữ lượng tại mỏ Núi Pháo. Dự báo thời gian tới, các hoạt động khai thác và chế biến quặng sẽ sôi động hơn nữa, đảm bảo nguồn cung vật liệu công nghệ cao ổn định cho khách hàng trên toàn thế giới.Hạnh phúc của người vợ ung thư, mù 2 mắt: Tôi bảo anh lấy vợ khác nhưng anh không chịu
Kể từ khi Đoàn Văn Hậu dính chấn thương, đội tuyển Việt Nam chưa thể tìm ra một hậu vệ trái có thể chơi bóng ở đẳng cấp tương tự. Lần lượt Phan Tuấn Tài, Võ Minh Trọng, Nguyễn Phong Hồng Duy hay thậm chí là Khuất Văn Khang... đều đã được trao cơ hội. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể tạo ra niềm tin tuyệt đối cho người hâm mộ, như Văn Hậu đã từng làm được. Nhiều chuyên gia như BLV Ngô Quang Tùng, Phan Anh Tú đánh giá vị trí hậu vệ trái là nơi yếu nhất của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Nhưng với sự thăng tiến nhanh chóng của Nguyễn Văn Vĩ cùng CLB Nam Định, đội tuyển Việt Nam phần nào giải quyết được vấn đề ở vị trí hậu vệ trái ở AFF Cup 2024. Cựu cầu thủ CLB Hà Nội góp công trong chiến dịch tìm lại ngôi vương Đông Nam Á. Tuy nhiên, để có để chạm đến những mục tiêu xa hơn, một mình Văn Vĩ là chưa đủ. HLV Kim Sang-sik cần một hậu vệ trái đẳng cấp hơn. Và khi hoàn tất các thủ tục nhập tịch, Jason Pendant Quang Vinh có thể trở thành "người được chọn". Nhưng cũng giống như người đồng đội của Quang Vinh ở CLB Công an Hà Nội là Nguyễn Filip, anh cần học tiếng Việt thật tốt để trao đổi, hòa nhập nhanh trong trường hợp khoác áo đội tuyển Việt Nam. Tương tự, đội tuyển U.22 Việt Nam vẫn đang thiếu hậu vệ trái thực sự chất lượng. Võ Minh Trọng, Phan Tuấn Tài, hai cầu thủ dự SEA Games 32 đều sinh năm 2001 và đã quá tuổi để có thể góp mặt ở kỳ đại hội khu vực diễn ra vào cuối năm nay tại Thái Lan. Hai lựa chọn khả dĩ nhất thời điểm này là Khuất Văn Khang (sinh năm 2003) và Nguyễn Bảo Long (sinh năm 2005), những người được HLV Hoàng Anh Tuấn lựa chọn tham dự VCK U.20 châu Á 2023. Cả Văn Khang và Bảo Long đều có khả năng hỗ trợ tấn công rất ấn tượng. Họ sở hữu "kèo trái" cực khéo, giỏi căng ngang, tạt bóng khi leo biên. Ngoài ra, Văn Khang còn có thêm vũ khí sút xa, sút phạt lợi hại. Tuy nhiên, bộ đôi này cùng có điểm yếu phòng ngự khi thể hình khá "mỏng cơm", dễ gặp bất lợi trong các tình huống tranh chấp tay đôi. Riêng Bảo Long còn tương đối non kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao. Anh "nhẵn mặt" ở các giải đấu trẻ cùng các đội tuyển U.17, U.19 Việt Nam nhưng chỉ đang được mài giũa ở giải hạng nhất trong màu áo CLB PVF-CAND. Thời điểm này, đội tuyển U.22 Việt Nam có những tiền đạo cánh trái chất lượng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Đình Bắc nên cũng cần thêm nhiều hậu vệ biên trái để có thể biến hành lang này thành một khu vực tấn công nguy hiểm. Vì thế, HLV Kim Sang-sik và các cộng sự cần theo dõi, quan sát nhiều hơn để tìm kiếm thêm các hậu vệ trái tiềm năng, từ đó có thêm sự lựa chọn và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh ở đội tuyển U.22 Việt Nam.
Tài năng sinh năm 2006 trở thành VĐV trẻ nhất ra mắt ấn tượng ở VBA 2023
Ngày 20.1, tại hội nghị Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 2, khóa X, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thông tin thêm về tình hình triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo ông Đỗ Văn Chiến, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Chính trị báo cáo T.Ư Đảng tổng kết sớm Nghị quyết 18 và có một số điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Ông Chiến cho hay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao trình T.Ư Đảng về nội dung này. Dự kiến T.Ư Đảng sẽ họp vào 23 - 24.1 tới.Về phương án sắp xếp các ban Đảng, ông Chiến thông tin, về cơ bản sẽ kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại T.Ư, chuyển giao một phần về Bộ Ngoại giao, một phần về Văn phòng T.Ư Đảng. Hợp nhất Ban Tuyên giáo T.Ư với Ban Dân vận T.Ư thành Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư. Đổi tên Ban Kinh tế T.Ư thành Ban Nghiên cứu chính sách chiến lược của Đảng.Với Quốc hội, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại. Nhiệm vụ đối ngoại sẽ gắn với Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại để làm nhiệm vụ quốc tế. Còn lại công tác đối ngoại về Bộ Ngoại giao.Cùng đó, sẽ thành lập Cục Lễ tân nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sẽ do cục này thực hiện.Sáp nhập Ủy ban Kinh tế với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, sáp nhập Ủy ban Xã hội với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáp nhập Ủy ban Pháp luật với Ủy ban Tư pháp.Ngoài ra, nâng 2 ban từ trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên trực thuộc Quốc hội gồm Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện. Với Ban Dân nguyện dự kiến đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và giám sát Quốc hội. Cạnh đó, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.Với Chính phủ, theo ông Chiến, đến nay, phương án đã duyệt, trình với T.Ư là hợp nhất Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính, lấy tên là Bộ Tài chính.Hợp nhất Bộ Khoa học - Công nghệ với Bộ Thông tin - Truyền thông, lấy tên là Bộ Khoa học - Công nghệ. Chuyển một phần nhiệm vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông về Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Một phần nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chuyển về Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế.Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hợp nhất với Bộ Tài nguyên - Môi trường. Dự kiến tên gọi sau hợp nhất là Bộ Nông nghiệp - Môi trường. Cùng đó, kết thúc hoạt động của tất cả các tổng cục, chỉ còn cục...Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, ông Chiến nói sẽ kết thúc hoạt động Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng 10 đảng đoàn khác. Sẽ thành lập Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư, dự kiến có 30 đầu mối.Ông Chiến nói thêm, điều này sẽ làm mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và 30 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ theo mối quan hệ dọc. Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm bí thư Đảng ủy.Đồng thời, thành lập Đảng ủy Quốc hội bao gồm các cơ quan thuộc Quốc hội, Viện KSND tối cao, TADN tối cao, dự kiến Chủ tịch Quốc hội làm bí thư Đảng ủy. Thành lập Đảng ủy Chính phủ với 200.000 đảng viên do Thủ tướng làm bí thư Đảng ủy.Thành lập Đảng ủy cơ quan Đảng, dự kiến do Thường trực Ban Bí thư làm bí thư Đảng ủy, một ủy viên Ban Bí thư Đảng làm phó bí thư Đảng ủy.Với địa phương, ông Chiến nói sẽ có 2 đảng ủy gồm đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể và đảng ủy cơ quan chính quyền.Với cơ quan Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Chiến nhấn mạnh đã giảm từ 16 đầu mối xuống còn 8 đầu mối. Trong đó, đã sáp nhập nhiều đơn vị.
Hơn 9 giờ ngày 22.2, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) đã giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn giữa xe máy và xe ba gác máy xảy ra trên đường Bạch Đằng (P.2).Theo thông tin ban đầu, trước đó, khoảng 7 giờ cùng ngày, người dân sống trên đường Bạch Đằng (P.2, Q.Tân Bình) nghe tiếng động mạnh.Kiểm tra thì người dân thấy xảy ra tai nạn giao thông giữa xe máy và xe ba gác máy tại trước địa chỉ số B20 Bạch Đằng. Một người tử vong tại chỗ, người còn lại thoát nạn. Nhận tin báo, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) có mặt giải quyết hiện trường. Bước đầu, người tử vong được xác định là anh H.H.P.L (25 tuổi, ở Bà Rịa - Vũng Tàu).Thi thể nam thanh niên sau đó được đưa về nhà xác. Công an cũng đã trích xuất camera quanh khu vực để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn xe máy và xe ba gác máy này.
Tôi có hai bài thơ về cây xanh
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.