Thành tích học tập 'lung linh' liệu đủ chinh phục ĐH top đầu Mỹ?
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 23.12.2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Vĩnh Phúc (nơi tập luyện của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Hương, môn đua thuyền) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024, "căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV". Thông báo nêu rõ, công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024.Được biết, cũng trong ngày 23.12.2024, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đã có báo cáo tình hình đến Thường trực Tỉnh ủy và lãnh UBND đạo tỉnh này, về việc hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên.Trong báo cáo tình hình của Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc có đoạn nêu: "...một số cơ chế chính sách của tỉnh đã hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ nên không đủ cơ sở pháp lý thực hiện được việc cấp kinh phí và chi hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV và VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên, do đó từ đầu năm 2024 đến nay, chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chưa được cấp (năm 2024 mới được cấp kinh phí bảo đảm dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập huấn thi đấu theo quy định của Thông tư số 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính); chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, tham gia bảo hiểm xã hội hiện chưa có. Trong những năm gần đây, việc quan tâm hỗ trợ cho đội ngũ HLV, VĐV thành tích cao có xu hướng giảm dần theo năm, theo giai đoạn".Cũng theo báo cáo trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đồng thời kiến nghị: "Từ đầu năm 2024 đến nay, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh đã phải vay mượn, đồng thời huy động trưởng các bộ môn thể thao, cán bộ nhân viên cùng vay mượn kinh phí để duy trì bếp ăn bảo đảm cho HLV, VĐV có sức khỏe trong luyện tập, đến nay số nợ này lãnh đạo, cán bộ trung tâm đứng ra vay. Do vậy, việc xử lý khó khăn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thường xuyên cho HLV, VĐV năm 2024 là một thực tế rất cần được quan tâm tháo gỡ, để tránh những nảy sinh không mong muốn, tạo dư luận không tích cực, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay đã có một số VĐV mũi nhọn của tỉnh xin nghỉ tập luyện và thi đấu để chuyển sang đơn vị khác được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn Vĩnh Phúc; ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thể thao thành tích cao theo hệ thống của trung ương; sẽ không bảo đảm chỉ tiêu huy chương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2026".Trong văn bản, đơn vị chủ quản của Nguyễn Thị Hương nêu: "Từ tình hình thực tiễn trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc trân trọng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để có phương án hỗ trợ kinh phí liên quan đến dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV thuộc đội tuyển thể thao thành tích cao cấp tỉnh có mặt thực tế trong thời gian tập trung tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Sở VH-TT-DL trân trọng báo cáo và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cho phép tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030 trong thời gian sớm nhất có thể (chỉ gồm các chính sách tối thiểu mà đã được các sở, ngành tham gia ý kiến đồng ý; hội nghị UBND tỉnh thông qua tại phiên họp tháng 7.2024, cụ thể: hỗ trợ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV; mức thưởng đối với HLV, VĐV; hỗ trợ thể thao quần chúng) và sẽ khẩn trương báo cáo trình HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất".Trong diễn biến có liên quan, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em".Biên giới Tây Nam, 24/7 - Kỳ 2: Trên đồng trống Vĩnh Điều
Các chuyên gia từ Đại học East Anglia (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) nói với báo Independent rằng nỗ lực để có tuổi thọ cao hơn chỉ bằng cách thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn kéo dài tuổi thọ mà không bị căng thẳng hay tốn kém.Mặc dù chúng có vẻ là những mục tiêu riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ và cùng nhau giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tổng thể.Tiến sĩ Tamsin Lewis, bác sĩ chuyên khoa tuổi thọ bày tỏ quan điểm với Independent rằng: "Bạn càng có nhiều cơ bắp thì khả năng chống lão hóa của bạn càng tốt".Bên cạnh việc luyện tập duy trì khối lượng cơ bắp góp phần làm bạn có sức mạnh, chuyên gia này cũng khuyên chúng ta thực hiện song song với các bài tập tim mạch cường độ thấp, đi bộ đường dài nhanh, đạp xe hoặc chạy nước rút giúp tăng hiệu quả tim mạch.Hai hoạt động trên là "hai trong số những yếu tố dự báo tuổi thọ mạnh nhất", theo tiến sĩ Tamsin Lewis.Tiến sĩ Tamsin Lewis cũng cho biết: "Rối loạn chuyển hóa làm tăng tốc độ lão hóa, do đó, việc duy trì mức glucose ổn định và độ nhạy insulin cao là điều không thể bàn cãi".Chuyên gia này khuyên chúng ta cần lên kế hoạch ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và insulin. Cụ thể, ăn uống theo kỷ luật giờ giấc, vận động sau bữa ăn (kể cả đi bộ nhanh 10 phút) và chế độ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn đều có ích.Bà Tamsin Lewis còn nhấn mạnh trước khi chúng ta sử dụng các chất bổ sung khác thì phải thực hiện những điều cơ bản như ngủ đủ giấc, vận động và ưu tiên protein.Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối xã hội đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Cải thiện các kết nối xã hội sẽ cải thiện chứng trầm cảm và lo âu, giảm mức độ căng thẳng, tăng cảm nhận hạnh phúc.Tiến sĩ Mohammed Enayat, bác sĩ đa khoa và là người sáng lập HUM2N, một phòng khám kéo dài tuổi thọ ở London (Anh), nói với Independent rằng: "Nếu bạn xem xét bằng chứng từ các 'khu vực xanh' trên khắp thế giới (nơi mọi người được cho là sống lâu hơn mức trung bình), chúng đã chỉ ra rằng các kết nối xã hội là động lực chính giúp kéo dài tuổi thọ".Chuyên gia này khuyên hãy xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động cộng đồng, nuôi dưỡng mối quan hệ với gia đình và bạn bè nhằm thúc đẩy sức khỏe tổng thể và tuổi thọ.Để cải thiện tuổi thọ, việc giải quyết các vấn đề như quá trình viêm trong cơ thể và căng thẳng oxy hóa là rất quan trọng.Tiến sĩ Mohammed Enayat cho rằng: "Nhiều loại thực phẩm từ thực vật chứa nhiều loại polyphenol và chất dinh dưỡng bio-flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm".Thậm chí, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách nuôi dưỡng lợi khuẩn, mà "sức khỏe đường ruột rất quan trọng để cải thiện sức khỏe toàn thân và tuổi thọ của một người", theo tiến sĩ Mohammed Enayat.
Đầu năm 2024 người Việt mua ô tô gầm cao gấp 3,5 lần xe sedan, hatchback
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Ở trận “derby cố đô” tại sân SVĐ Quân khu 5 diễn ra sáng 8.1, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã gây bất ngờ khi đánh bại đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế với tỷ số đậm đà 4-0. Trong chiến thắng ấn tượng của đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, không thể không nhắc đến tiền đạo Nguyễn Đức Tài. Anh đã tỏa sáng rực rỡ với cú đúp bàn thắng, giúp đội nhà giành trọn 3 điểm.Chân sút có dáng người cao to của đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã chơi thăng hoa với những pha xử lý ở đẳng cấp rất cao để mang về 2 bàn thắng đầu tiên. Phút 11, Đức Tài đón bóng trong vòng cấm và thực hiện động tác giả, trước khi tung cú sút kỹ thuật mở tỷ số. Chỉ 6 phút sau, tiền đạo sinh năm 2002 tiếp tục lên tiếng với cú sút phạt quyết đoán đưa bóng vào góc cao khung thành để nhân đôi cách biệt. Cả hai pha dứt điểm của Đức Tài đều khiến cho thủ môn của đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế chỉ biết đứng nhìn.Sau trận đấu, Nguyễn Đức Tài tiết lộ: “Những tình ghi bàn như thế, tôi đã tập đi tập lại rất nhiều lần, đặc biệt là những cú sút phạt trực tiếp. Tôi thường xuyên tập sút phạt trong những buổi tập cùng với đội, và thậm chí là tự tập ở nhà hoặc những khi đi đá bóng cùng bạn bè. Do đó, tôi mới có cảm giác tốt và tự tin để thực hiện những pha bóng như thế khi ra sân thi đấu”.Đáng chú ý, Nguyễn Đức Tài là cầu thủ từng nằm trong thành phần đội ĐH Huế đăng quang ngôi vô địch ngay trong lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức, vào năm 2023 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2024, Đức Tài vẫn chơi cho đội ĐH Huế. Nhưng đến mùa giải năm nay (2025), tiền đạo 23 tuổi đã trở về đầu quân cho đội bóng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, nơi mà anh đang theo học. Đức Tài chia sẻ: “Tôi đã học năm cuối rồi, nên rất muốn cống hiến một điều gì đó cho ngôi trường của mình”.“Tôi đã từng có kỷ niệm đẹp tại TP.HCM, khi cùng đội ĐH Huế vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần I - 2023. Và trong năm học cuối, tôi muốn có thêm một lần nữa cùng đội bóng của chính trường mình có mặt tại TP.HCM để lưu lại những kỷ niệm đẹp thời sinh viên, và tận hưởng bầu không khí sôi động trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng”, Đức Tài bày tỏ.Dù đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế có một trận đấu bùng nổ và thắng đậm 4-0 trước đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, nhưng cảm xúc của Nguyễn Đức Tài vào lúc này là vui buồn lẫn lộn. Bởi, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế không còn quyền tự quyết, mà phải phụ thuộc vào kết quả của trận đấu còn lại giữa đội ĐH Duy Tân và đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế (lượt cuối ngày 10.1). Ở lượt trận đầu tiên, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế thua 0-2 trước đội ĐH Duy Tân. Do đó, nếu đội ĐH Duy Tân để thua ở trận cuối, thì đội Trường ĐH Khoa học - Huế mới sáng cửa đi tiếp.Tại SVĐ Quân khu 5, VNPT Đà Nẵng đã hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - Công nghệ XGSPON cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.
'Tết nhân ái xuân Giáp Thìn 2024' và 'Chợ tết 0 đồng' đến với người dân Cần Thơ
Gần đây, chủ đề phạt nguội được nhiều người quan tâm khi CSGT trích xuất camera đường phố để xử phạt vi phạm giao thông và người dân báo tin. Một số người rơi vào tình huống trớ trêu khi cho người khác mượn xe, sau đó bị phạt nguội.Theo chia sẻ, anh H.Anh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho bạn là anh M.Q mượn xe ô tô 7 chỗ trong 2 ngày. Sau một thời gian, anh H.Anh tra thông tin phạt nguội trên website Cục CSGT thì phát hiện xe bị ghi nhận lỗi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/giờ và lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm đỗ xe. Xem ngày, giờ vi phạm, anh H.Anh xác định 2 lỗi này rơi đúng vào khoảng thời gian anh cho bạn mượn xe nên anh đã báo anh M.Q để đến trụ sở CSGT phối hợp xác minh, xử lý. "Trước tết bạn tôi nói lu bu nhiều việc nên hẹn qua tết, nhưng qua tết tôi gọi lại, anh Q. lại chần chừ, báo đủ lý do bận không đi được. Tôi cho mượn xe không lấy tiền gì, mà giờ 2 lỗi này tổng tiền phạt gần 15 triệu, còn bị trừ điểm GPLX nên tôi không thể lên đóng. Giờ anh Q. không lên đóng phạt tôi cũng không biết làm sao", anh H.Anh thở dài.Tương tự, anh Đức Minh (ngụ Khánh Hòa) khi tra hệ thống xử lý vi phạm qua hình ảnh cũng phát hiện "dính" phạt nguội lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Xem thời gian phát hiện lỗi, anh Minh thở phào vì thời gian này không phải anh cầm lái, mà xe cho người quen thuê với giá 500.000 đồng/ngày. Tưởng báo với người quen lên đóng phạt là xong, nhưng phiền phức mới bắt đầu từ đây khi người quen nói không có tiền đóng phạt vì lỗi này phạt quá nặng. "Chiếc xe gần đến ngày đăng kiểm, tôi không biết phải xử lý ra sao. Khi cho thuê thì tôi nghĩ quen biết nên không làm hợp đồng thuê gì cả", anh Minh nói. Trao đổi với PV, lãnh đạo một đội CSGT cho hay, khi phát hiện xe bị phạt nguội, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, gửi thông báo đến địa chỉ của chủ xe. Đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển xe mang đầy đủ giấy tờ đến trụ sở công an làm việc. Khi xác định được người điều khiển xe, CSGT mới lập biên bản và ra quyết định xử phạt sau đó. Theo CSGT, trường hợp xe bị phạt tại thời điểm chủ xe đang cho người khác mượn xe hoặc giao xe cho người khác điều khiển thì chủ xe phải chỉ ra người đó là ai để CSGT xác minh, lập biên bản. "Nếu người mượn xe không chịu phối hợp lên đóng phạt, chủ xe phải chứng minh được thời điểm đó giao xe cho người này bằng các bằng chứng liên quan như: giấy tờ hợp đồng cho thuê, mượn. Do đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần làm giấy tờ rõ ràng, tránh các phiền phức về sau khi bị phạt nguội", CSGT giải thích.Trường hợp chủ xe không chỉ ra được người điều khiển xe của mình vi phạm là ai thì chủ xe phải chịu trách nhiệm về lỗi phạt nguội này.Bên cạnh đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần kiểm tra xem người mượn xe có đủ điều kiện lái xe hay không, có GPLX phù hợp loại phương tiện, có nồng độ cồn hay không... để tránh liên đới trách nhiệm phạt hành chính, thậm chí là hình sự khi có vi phạm.