Làm gì khi da bị kích ứng trong lúc sử dụng treatment?
Còn Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Q.3), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (Q.1) cũng sẽ giảm 50% giá vé cho khách mặc áo dài đến tham quan từ ngày 7-17.3. Ngoài ra, Bảo tàng TP.HCM (Q.1) cũng sẽ giảm 50% giá vé vào cổng cho khách mặc trang phục áo dài từ ngày 5-15.3.Cựu ngôi sao Miami Heat muốn giải nghệ sau 15 mùa chinh chiến tại NBA
Truyền thông Nhật Bản đưa tin 8 người bị thương trong vụ tấn công bằng búa xảy ra tại một đại học ở Tokyo vào ngày 10.1, dẫn đến việc một sinh viên 22 tuổi bị bắt tại hiện trường. Theo Đài NHK dẫn các nguồn tin cảnh sát, vụ tấn công xảy ra tại cơ sở Tama của Đại học Hosei và tất cả những người bị thương đều tỉnh táo. Đài này và một số hãng truyền thông khác cho hay kẻ tấn công là một sinh viên ngành xã hội học đã vung búa tấn công trong lớp học. Cơ quan chức năng nhận được tin báo vào khoảng 16 giờ (giờ địa phương) và bắt giữ hung thủ.Một số bản tin cho biết có những nạn nhân bị chảy máu đầu và hung thủ cho biết mình tức giận vì bị phớt lờ. "Tôi đã tức giận và đánh các sinh viên bằng một cái búa ở trường", theo tờ Asahi Shimbun dẫn lời nữ sinh viên trên khai với cơ quan chức năng.Đoạn phim trực tiếp do NHK phát sóng cho thấy một hàng xe cứu thương có đèn nhấp nháy tại khuôn viên trường ở khu ngoại ô Machida của thủ đô Nhật.Đại học Hosei thành lập năm 1880 với 15 khoa và ban đầu là trường luật. NHK cho biết trường đại học này có 3.700 sinh viên có lịch thi vào ngày 10.1 đã tham gia kỳ thi theo đúng kế hoạch.Theo AFP, đây là vụ án bạo lực hiếm hoi tại Nhật, nơi có quy định nghiêm ngặt về súng đạn. Thỉnh thoảng mới xảy ra các vụ đâm dao hay nổ súng tại quốc gia này, trong đó có vụ ám sát cố Thủ tướng Abe Shinzo vào năm 2022. Tháng trước, một học sinh trung học đã bị đâm chết và một học sinh khác bị thương tại một nhà hàng McDonald's ở phía tây nam Nhật. Một người đàn ông sau đó đã bị bắt liên quan vụ tấn công.
Mỹ, Trung Quốc đồng ý đối thoại về kiểm soát xuất khẩu
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, Supachok Sarachat đã ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan ở phút 64. Tuy nhiên, pha lập công này gây tranh cãi do thiếu tinh thần fair-play. Trước đó, tuyển Việt Nam đã ném bóng ra biên để hỗ trợ đồng đội bị chấn thương, nhưng khi Thái Lan ném biên lại, thay vì trả bóng, Supachok đã dứt điểm thẳng vào khung thành.Hiện tại, trên trang chủ AFF Cup 2024, bàn thắng của Supachok đang dẫn đầu cuộc bình chọn "Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về" với 53,39% phiếu bầu, vượt qua pha lập công từ giữa sân của Nguyễn Hai Long (40,85%). Đáng chú ý, nhiều cổ động viên Việt Nam đã bỏ phiếu cho Supachok như một hình thức mỉa mai hành động thiếu fair-play của anh.Ngày 6.1, Supachok đã lên tiếng giải thích trên trang cá nhân rằng anh không nhận thức được việc cần trả bóng và không chắc chắn về tình trạng chấn thương của cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, lời giải thích này không làm giảm bớt sự chỉ trích từ người hâm mộ.Sự việc này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tinh thần thể thao và fair-play trong bóng đá Đông Nam Á. Dù bàn thắng của Supachok được đánh giá cao về kỹ thuật, nhưng cách thức ghi bàn đã khiến nhiều người hâm mộ thất vọng và đặt câu hỏi về đạo đức thi đấu.Bàn thắng của Supachok được ghi ở phút 64, từ tình huống ném biên sau khi thủ môn Đình Triệu của Việt Nam chủ động phá bóng ra vì một cầu thủ đội nhà bị chấn thương trước đó. Thay vì trả bóng như hầu hết các cầu thủ vẫn làm, Supachok nhận bóng từ đồng đội rồi tung cú sút xa vào lưới tuyển Việt Nam nâng tỷ số lên 2-1, trong sự ngỡ ngàng của toàn bộ khán giả theo dõi trận đấu. Bàn thắng này ngay lập tức nhận chỉ trích dữ dội và được nhận xét là "phi thể thao". Trên tài khoản Instagram, tiền vệ Supachok Sarachat chính thức lên tiếng về bàn thắng của anh. Anh khẳng định bản thân chưa bao giờ thiếu tinh thần thể thao. Supachok cho hay, lúc đó, tỷ số là 1-1 và Thái Lan cần tấn công nhằm san bằng khoảng cách qua hai lượt trận. Ngay trước tình huống Đình Triệu ném bóng ra biên, Supachok bị phạm lỗi ở giữa sân và bức xúc khi trọng tài không thổi phạt cầu thủ Việt Nam. Tiền vệ Thái Lan viết: "Sau khi bóng ra ngoài, tôi đến phàn nàn với trọng tài về việc bị phạm lỗi, đề nghị ông ấy tham khảo VAR. Khi ấy, chúng tôi cần gây áp lực mạnh lên Việt Nam. Tôi đã không tập trung và không quan tâm việc bóng đã ra ngoài thế nào do mải nói chuyện với trọng tài trong trạng thái tức giận". Sau khi bóng được đưa trở lại, với bản năng cùng âm thanh huyên náo ở sân, anh quyết định dứt điểm trong tích tắc vì nghĩ rằng Thái Lan đang tấn công. Supachok cho biết khi thấy cầu thủ Việt Nam lao đến phản đối anh cũng bối rối vì không biết mình sai ở điểm nào. "Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng tôi không biết chuyện gì xảy ra trước đó vì đang nổi giận với quyết định của trọng tài", Supachok viết.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Mua bán nhà đất trong khu quy hoạch được cấp sổ đỏ?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.