Đuông
"Năm nào mình cũng phải lặt lá mai đến rụng rời tay chân. Có những năm mọi người bận công việc nên phải xịt thuốc rụng lá. Nhớ trước đây, gia đình còn cắt cành mai đi bán, nhưng sau đó tạm dừng vì nhiều người bảo điều này sẽ mất may mắn. Có một số người hỏi mua cây mai với giá gần 100 triệu đồng, nhưng ba mình không bán vì đây là kỷ niệm của gia đình…", Nhân nói thêm.Tương lai 'Vũ trụ quái vật' tươi sáng sau thành công của 'Godzilla x Kong'?
Fabrizio Romano đã chạy dòng tít quen thuộc "Here we go!", để khẳng định thương vụ PSSI đạt được thỏa thuận với Patrick Kluivert trở thành nhà cầm quân mới của đội tuyển Indonesia."Patrick Kluivert sẽ ký hợp đồng làm HLV trưởng mới của đội tuyển Indonesia, thỏa thuận đã hoàn tất. Tùy chọn hợp đồng là 2 năm cộng thêm 2 năm gia hạn. Buổi ra mắt sẽ diễn ra vào ngày 12.1 tới tại Jakarta (Indonesia). Mục tiêu của Patrick Kluivert là phải giúp đội tuyển Indonesia vượt qua vòng loại để góp mặt ở vòng chung kết World Cup 2026", Fabrizio Romano viết.Cùng ngày, PSSI đã công bố quyết định sa thải HLV Shin Tae-yong (Hàn Quốc) sau 5 năm hợp tác. Chủ tịch PSSI, ông Erick Thohir cho biết: "Đội tuyển Indonesia cần HLV mới, một người có thể thực hiện tốt hơn các chiến lược mà chúng tôi đã đề ra và đã được thống nhất (dự World Cup 2026). Ông ấy cũng phải giao tiếp tốt với mọi cầu thủ và thực hiện tốt hơn các công việc so với người tiền nhiệm. Chúng tôi đã đạt thỏa thuận, và vị HLV mới sẽ đến Jakarta vào ngày 11.1, ngày 12.1 chúng tôi sẽ làm lễ công bố".Vị HLV đó chính là Patrick Kluivert, cựu danh thủ tên tuổi người Hà Lan, từng thi đấu cho các CLB Ajax, AC Milan, Barcelona hay Newcastle...Hiện 48 tuổi, Patrick Kluivert có giai đoạn làm HLV phó ở đội tuyển Hà Lan từ năm 2012 đến 2014. Năm 2021, cựu danh thủ này làm HLV tạm quyền đội tuyển Curacao, và gần đây là HLV CLB Adana Demirspor ở giải Super Lig (Thổ Nhĩ Kỳ).Trong sự nghiệp thi đấu, Patrick Kluivert là tên tuổi nổi tiếng, ông thi đấu tổng cộng 479 trận cho các CLB, ghi 206 bàn. Ở đội tuyển Hà Lan, ông thi đấu 79 trận ghi 40 bàn. Tham dự 3 kỳ EURO và World Cup 1998, là đồng vua phá lưới kỳ EURO 2000 khi ghi 5 bàn.Dự kiến, sau khi ra mắt vào ngày 12.1 tới, ông Patrick Kluivert sẽ phải sớm lên danh sách tập trung đội tuyển Indonesia cho chiến dịch vòng loại World Cup 2026 thi đấu trong tháng 3.Tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á, đội tuyển Indonesia đang xếp thứ 3 bảng C với 6 điểm sau 6 trận, bằng với Ả Rập Xê Út, Bahrain và Trung Quốc, nhưng xếp trên nhờ hơn hiệu số và chỉ số phụ. Trong khi đội Nhật Bản giữ chắc ngôi đầu với 16 điểm, kế đến là đội Úc (7 điểm).Sau thất bại ở AFF Cup 2024, đội tuyển Indonesia sẽ trở lại thi đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á vào tháng 3 tới đây, với trận gặp đội tuyển Úc ngày 20.3 và gặp đội Bahrain ngày 25.3.
Nhẫn thông minh 'tăng tốc' trong năm 2024
Dù học Trường ĐH Tôn Đức Thắng, 2 cổ động viên Nguyễn Trần Ngọc Vinh và Trần Đại An Tuyền vẫn cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng của Trường ĐH Nông Lâm trong khuôn khổ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2205 cúp THACO. Đằng sau câu chuyện cổ vũ đó là tình bạn đẹp của những cổ động viên này với cầu thủ Võ Nhật Khoa, đến từ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Tuy rằng trận đấu vào chiều 31.12.2024 không có sự góp mặt của Nhật Khoa."Mình và Nhật Khoa đã làm bạn từ năm học lớp 7. Chung niềm đam mê bóng đá, cả hai tuy học khác trường những vẫn dõi theo từng trận đấu của mỗi trường. Hiện, Ngọc Vinh cũng đang nắm giữ vị trí thủ môn ở sân bóng đá 5 người, của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Mình muốn nhắn riêng với bạn Nhật Khoa là hãy cố gắng tập luyện để có thể giành một vị trí trong các giải đấu tiếp theo", Ngọc Vinh cho hay.Trước đó, vào chiều 31.12.2024, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chạm trán đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ở trận đấu thuộc khuôn khổ lượt đầu của nhóm 6 bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Trước nhiệm vụ phải giành 3 điểm để nắm lợi thế trong cuộc đua đến ngôi đầu, đội bóng của HLV Phan Hoàng Vũ đã chơi cực kỳ quyết tâm.Theo đó, ở lượt trận thứ 2 của nhóm 6, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), vào lúc 15 giờ ngày 6.1. Ở 2 mùa giải đầu tiên, đội bóng Trường ĐH Nông Lâm đều giành quyền vào vòng chung kết và lần này đội sẽ quyết tâm đi sâu hơn. Kết thúc trận đấu, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM giành chiến thắng với tỷ số 4-0. Đây được xem là màn chạy đà tốt cho mùa giải năm nay.
Đó là làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, H.Vân Canh) nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Bình Định, có 72 hộ dân và 207 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Làng này là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.Dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để đến được làng Canh Giao phải đi vòng 35 km qua những con đường khúc khuỷu, quanh co từ xã Đa Lộc (H.Đồng Xuân, Phú Yên). Chính vì vậy, điều kiện sống, sản xuất và học tập cũng như việc tiếp cận thông tin của người dân trong làng còn nhiều hạn chế. 50 năm qua, điện lưới quốc gia như một giấc mơ xa vời của người dân nơi đây. Với quyết tâm mang ánh sáng điện đến cho người dân Canh Giao, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp lưới điện trên địa bàn. Công ty Điện lực Bình Định nhận nhiệm vụ xây dựng công trình cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia.Theo đó, công trình cấp điện làng Canh Giao được đầu tư xây dựng, gồm: 6,4 km đường dây trung áp 22 kV và gần 0,9 km đường dây hạ áp 0,4 kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 TBA 50kVA-22/0,23 kV. Tổng mức đầu tư hơn 4,1 tỉ đồng.Tháng 4.2024, làng Canh Giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của mình. Từ nay, ngôi làng nằm giữa những ngọn núi trùng điệp đã có điện lưới quốc gia. Công trình "Cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia" là bước tiến mới trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế, tri thức cho người dân trong làng. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng làng Canh Giao, cho biết cột đèn đầu tiên được dựng lên vào một buổi chiều đẹp trời, trẻ em háo hức chạy nhảy, cười đùa dưới ánh đèn, người già ngồi lại cùng nhau trò chuyện về những ký ức và câu chuyện của làng. Không khí náo nhiệt và hân hoan tràn ngập khắp nơi, từ ngôi nhà tranh đơn sơ cho đến các con đường mòn dẫn vào làng. Đêm đầu tiên có điện, cả làng không ai ngủ sớm vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này."Có điện rồi, người dân yên tâm mua sắm ti vi, tủ lạnh, quạt điện... có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cho sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ước mơ của bà con đã thành hiện thực. Đường, trường, trạm đã có, thêm cái điện nữa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ai cũng phấn khởi lắm", ông Thanh phấn khởi nói.Mùa xuân này, người dân Canh Giao đón tết trong niềm vui và hân hoan hơn bao giờ hết. Nhà nào cũng sáng ánh đèn, không khí tết rộn ràng với những vật dụng trang trí rực rỡ, bông mai nở rộ. Từng gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui có điện, cùng nhau đón một cái tết đủ đầy và ấm áp. Ông Đoàn Văn Tiếu (ở làng Canh Giao) cho hay, cuộc sống gia đình ông như bước sang trang mới. Không chỉ sắm sửa trang thiết bị cơ bản, ông còn thiết kế đèn trang trí rực rỡ và sắm dàn karaoke để giải trí."Lũ nhỏ cũng vui lắm vì có điện sáng để học bài. Trước đây, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều làm thủ công nên cực nhọc, vất vả, kém hiệu quả. Bây giờ có điện, tôi sẽ sắm máy móc cần thiết để phát triển kinh tế gia đình", ông Tiếu vui vẻ nói.Theo cô Lê Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường mầm non Canh Giao, trước đây thiếu điện, các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của người dân trong làng. Những hôm trời mù mây, thiếu ánh sáng, học sinh phải ra sân học bài. Từ ngày có điện lưới quốc gia, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện nhiều, các em được học nhạc qua ti vi, được cập nhật kiến thức mới qua internet nên vui lắm.Ánh sáng điện đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Canh Giao. Trước đây, khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động của người dân phải dừng lại. Nhưng giờ đây, họ có thể làm việc, học tập và tham gia các hoạt động xã hội ngay cả khi trời tối. Những buổi tối ấm cúng bên ánh đèn điện trở thành dịp để mọi người cùng nhau gắn kết và chia sẻ.Những đứa trẻ trong làng giờ đây có thể học bài dưới ánh sáng điện, không còn phải dùng đến những ngọn đèn dầu mờ ảo. Học sinh có thêm thời gian học tập, mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.Ánh sáng điện không chỉ thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho làng Canh Giao. Trong thời gian đến, nhiều dự án phát triển hạ tầng sẽ được triển khai, bao gồm việc xây dựng hệ thống điện lưới ổn định hơn, mở rộng hệ thống cấp nước sạch và phát triển các tuyến đường giao thông nối liền với trung tâm huyện, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Với niềm vui trọn vẹn từ ánh sáng điện, người dân Canh Giao tin tưởng trong tương lai sẽ còn nhiều đổi mới. Điện về làng không chỉ là một bước ngoặt lịch sử mà còn là khởi đầu cho nhiều thay đổi tích cực. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Canh Giao sẽ ngày càng phát triển, trở thành một điểm sáng về văn hóa và kinh tế của vùng cao.
Những tấm lòng vàng 12.9.2022
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).