20.1: Bạn cần biết lợi ích học và thi Anh văn Y tế quốc tế
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông "khó đỡ", khi một xe máy phóng ngược chiều với tốc độ cao, tông thẳng vào ô tô trước sự bất lực của tài xế.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 23 giờ ngày 24.1.2025 trên đường Hoàng Quốc Việt, đoạn qua địa bàn quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh được camera hành trình trên ô tô ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên đường Hoàng Quốc Việt, hướng từ Phạm Văn Đồng về đường Vành Đai 2. Khi đến gần nút giao với đường Phạm Tuấn Tài, tài xế giật mình khi phát hiện phía trước xuất hiện một xe máy do người đàn ông điều khiển đang đi ngược chiều và lao thẳng về phía mình.Đáng chú ý, không chỉ chạy ngược chiều, người đàn ông còn liều lĩnh điều khiển xe phóng với tốc độ rất cao. Tình huống khiến tài xế ô tô gắn camera hành trình gần như "đứng hình", không thể tránh dù đã đạp cố gắng đạp phanh cho xe dừng. Chiếc xe máy sau đó tông thẳng vào đầu ô tô, người đàn ông ngã xuống đường nhưng may mắn chỉ bị thương nhẹ.Theo thông tin từ người đăng tải đoạn video, không chỉ lái xe phóng ngược chiều, người đàn ông lái xe máy trong vụ việc nói trên còn có dấu hiệu say xỉn, điều khiển xe trong trạng thái không tỉnh táo. Vụ việc khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bức xúc.Trên mạng xã hội, đoạn video sau khi được đăng tải trên nhiều diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem tỏ ra phẫn nộ trước hành vi lái xe nguy hiểm của người đàn ông.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm luật giao thông nói trên.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biền "Cấm đi ngược chiều" (Điểm a Khoản 7 Điều 7). Đồng thời trừ 2 điểm Giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm dẫn đến tai nạn phạt từ 10 - 14 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 7), trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.Với hành vi điều khiển xe máy tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn, tài xế có thể bị phạt lên đến 10 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm d Khoản 9 Điều 7). Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Thế hệ trẻ ở Champions League
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.
Tại sao ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn có quầng thâm?
Hyundai Stargazer từng ra mắt thị trường Đông Nam Á và mở bán tại Indonesia. Đây là mẫu xe hoàn toàn mới của hãng xe Hàn, hướng đến nhóm khách hàng mua xe gia đình, dịch vụ và cạnh tranh với Mitsubishi Xpander. Mẫu xe chủ lực của Mitsubishi Việt Nam đang dẫn đầu phân khúc MPV 5+2 chỗ phân khúc phổ thông về mặt doanh số và cũng đã được hãng xe Nhật cải tiến vào giữa năm nay.
Sáng 30.12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ đón du khách thứ 10 triệu là ông Nguyễn Đăng Dũng (Hà Nội) đến với Đà Lạt - Lâm Đồng trong năm 2024 tại sân bay Liên Khương (H.Đức Trọng).Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng đối với ngành du lịch Lâm Đồng trong quá trình hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Đồng thời cũng quảng bá thành tựu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng trong năm 2024 với hàng loạt sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế như Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024.Phát biểu tại lễ đón du khách thứ 10 triệu, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, với thành quả trên, trong thời gian tới tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh nhằm cam kết mang lại những trải nghiệm tuyệt vời, an toàn và đáng nhớ cho tất cả những du khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồng.Theo Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, du khách đến địa phương có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua. Thống kê đến nay toàn tỉnh đã đón 10 triệu lượt khách du lịch (tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 103,1% kế hoạch năm 2024); trong đó, khách quốc tế ước đạt 600.000 lượt, khách nội địa 9,4 triệu lượt, khách qua lưu trú 7,6 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt 18.000 tỉ đồng.
Chủ dự án dính tin đồn ‘hòn non bộ lớn nhất Việt Nam’ là ai?
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.