Học bổng Chính phủ Úc bắt đầu nhận hồ sơ
Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp chú trọng vào phát triển bền vững. Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, có đến 72% người Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm hướng đến bền vững. Điều này không chỉ là xu hướng, mà còn là sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.Theo đó, cùng sự cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… các doanh nghiệp Việt ngoài việc phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, củng cố lợi thế cạnh tranh, còn cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững lấy 3 yếu tố môi trường, xã hội, quản trị làm trọng tâm (ESG).Bên cạnh tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, UNIBEN đã đưa ESG trở thành kim chỉ nam cho hành trình phát triển dài hạn.Đi cùng mục tiêu Net Zero vào năm 2050, mỗi sản phẩm của UNIBEN không chỉ đảm bảo an toàn, đáp ứng trải nghiệm người dùng mà còn được tích hợp các nguyên tắc bền vững dựa trên cơ sở hạ tầng, công nghệ hàng đầu với các sáng kiến bền vững.UNIBEN đã xây dựng 3 nhà máy hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu tại Bình Dương và Hưng Yên. Các nhà máy này không chỉ đáp ứng các yêu cầu cao nhất về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000 mà còn sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.Dây chuyền sản xuất nước giải khát Hotfill và CSD hiện đại, khép kín, được nhập khẩu từ nhà cung cấp hàng đầu tại Đức. Quy trình này không chỉ nâng cao năng suất vượt trội mà còn giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu lên đến 30%. Đồng thời, công nghệ tiên tiến còn gia tăng độ chính xác, giảm thiểu rủi ro trong vận hành, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất.Kết hợp thực hiện các sáng kiến bền vững dựa trên thế mạnh về dây chuyền, công nghệ, UNIBEN đã tích cực giảm thiểu lượng phát thải nhựa. Từ năm 2023, Trà Mật Ong BONCHA đã giảm trung bình 2g nhựa tương đương 10% lượng nhựa trên mỗi bao bì sản phẩm, giúp cắt giảm hàng trăm tấn nhựa mỗi năm. Đặc biệt, dù giảm nhựa, sản phẩm vẫn giữ nguyên trải nghiệm cho người dùng với thiết kế chai cứng cáp, thẩm mỹ và chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối.Lộ trình giảm nhựa trong bao bì các sản phẩm nước giải khát và mì ăn liền sẽ tiếp tục được thực hiện, hướng đến mục tiêu giảm 30% lượng nhựa vào năm 2030. Đồng thời, Công ty dự kiến tăng 20% bao bì tái chế, phân hủy sinh học hoặc tái sử dụng, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn duy trì trải nghiệm sản phẩm cho người tiêu dùng hiện đại.UNIBEN đã đầu tư hệ thống máy đóng thùng tự động theo quy cách "Wrap around" cho tất cả các dây chuyền mì nhằm làm giảm lượng sử dụng bao bì carton. Tất cả các sản phẩm mì 3 Miền đã giảm trung bình gần 140g giấy, tương đương 32% lượng giấy trên mỗi thùng sản phẩm và tiết kiệm hàng ngàn tấn giấy sử dụng cho bao bì mỗi năm. Song song đó, hệ thống cũng giảm 6% diện tích in ấn trên mỗi thùng mì, góp phần giảm khối lượng mực, dung môi.Bên cạnh việc giảm phát thải nhựa, giảm tiêu thụ giấy, công ty còn thực hiện kiểm soát và giảm thiểu vết carbon hiệu quả. UNIBEN tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành kiểm kê tự nguyện lượng khí nhà kính trên toàn bộ hoạt động vận hành, đóng góp tích cực vào mục tiêu Net Zero vào năm 2050."Song hành cùng chủ trương của Việt Nam, chúng tôi theo đuổi sứ mệnh mang đến lợi ích toàn diện cho cộng đồng, tại đó, các lợi ích của doanh nghiệp được gắn với việc tạo ra giá trị tích cực cho con người, xã hội và môi trường", đại diện UNIBEN cho biết.Luyện tay lái bằng dàn xe… tiền tỉ của Mercedes
Phát ngôn viên của CIDCA Lý Minh cho hay: "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ hết khả năng của mình, bao gồm cả việc tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine trong tương lai". Ông Lý Minh khẳng định Trung Quốc sẽ hỗ trợ "theo mong muốn của các bên".Theo South China Morning Post, tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kyiv luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.Phát ngôn viên Lý Minh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã cung cấp 4 đợt viện trợ nhân đạo cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24.2.2022. Theo đó, 2 tuần sau khi cuộc xung đột bùng nổ, Trung Quốc cung cấp cho Ukraine số hàng viện trợ trị giá 790 nghìn USD, bao gồm sữa bột trẻ em, chăn và thảm chống ẩm, được giao thành 3 đợt, đồng thời cung cấp thêm 1,57 triệu USD viện trợ sau đó vài tuần.Những tuyên bố về viện trợ từ quan chức Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức chính của Washington về viện trợ nhân đạo toàn cầu và cứu trợ thiên tai. Sự việc trên làm dấy lên mối lo ngại về khoảng cách đáng kể trong viện trợ quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống đó hay không, theo South China Morning Post.Ngoài ra, các cuộc thảo luận về các thỏa thuận hậu xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Nga - Ukraine và thiết lập hòa bình. Trung Quốc hiện thực hiện nhiều hoạt động để "tìm chỗ đứng" trong các kịch bản tái thiết ở Ukraine.Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, khẳng định rằng nước này đã duy trì thương mại bình thường với cả 2 bên và liên tục kêu gọi ngừng bắn. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha. Tại đây, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh coi Kyiv là "một người bạn và một đối tác" và sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Ukraine "theo góc độ lâu dài".Đầu tháng 3, hai nước cũng ký 2 thỏa thuận cho phép Trung Quốc nhập khẩu đậu Hà Lan và các sản phẩm cá hoang dã của Ukraine, cũng như cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.Ước tính tổng chi phí phục hồi và tái thiết ở Ukraine trong thập niên tới là 524 tỉ USD. Cho đến nay, Ukraine đã chi 13 tỉ USD cho nhu cầu phục hồi với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân, theo báo cáo chung của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Khởi tố Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo TechRadar, thế giới công nghệ vừa kỷ niệm một dấu mốc lịch sử tròn 70 năm ngày ra đời của Director, hệ điều hành đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của điện toán hiện đại và định hình tương lai của các hệ điều hành sau này.Ngày 8.3.1955, Director ra mắt, đánh dấu nỗ lực đầu tiên của con người trong việc tạo ra một hệ điều hành tự động. Phát triển trên máy tính Whirlwind I tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), Director đã vượt qua giới hạn của các máy tính tiền nhiệm, vốn chỉ đơn thuần thay thế điện toán cơ học bằng các thành phần điện tử.Khác với các thế hệ máy tính trước, Whirlwind I xử lý dữ liệu bằng các phép tính bit song song, nâng cao đáng kể tốc độ và hiệu quả. Tuy nhiên, khi các tác vụ tính toán ngày càng phức tạp, sự can thiệp thủ công trở nên bất cập. Director ra đời để giải quyết vấn đề này, tự động hóa quá trình xử lý công việc và loại bỏ nhu cầu can thiệp liên tục của người vận hành.Director hoạt động bằng cách đọc một băng Director đặc biệt, chứa các lệnh được định nghĩa trước để tự động hóa việc thực thi công việc. Sự đổi mới này đã giới thiệu khái niệm xử lý theo lô (batch processing), sau này trở thành tính năng tiêu chuẩn trong các hệ điều hành.Ảnh hưởng của Director vượt xa thời đại của nó, đặt nền móng cho sự phát triển của các hệ điều hành như OS/360 của IBM và UNIX. Tầm ảnh hưởng của Whirlwind I còn lan rộng sang lĩnh vực điện toán quân sự, với vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không SAGE của không quân Mỹ.70 năm sau ngày ra đời, Director vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và đóng góp to lớn cho sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, mọi thiết bị thông minh chúng ta sử dụng đều mang dấu ấn của hệ điều hành tiên phong này.Kỷ niệm 70 năm Director là dịp để nhân loại nhìn lại những bước tiến vĩ đại của ngành công nghệ, đồng thời tri ân những nhà khoa học đã đặt nền móng cho kỷ nguyên số.
Theo TechRadar, Apple đang chuẩn bị cho ra mắt một tính năng mới trên nền tảng iCloud mang tên 'Confetti', hứa hẹn sẽ thay đổi cách người dùng tương tác và tổ chức các sự kiện. Tuy nhiên, bên cạnh thông tin đáng chú ý này, nhiều người dùng vẫn không khỏi thất vọng về dung lượng lưu trữ ít ỏi mà Apple cung cấp.Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, Confetti sẽ là một dịch vụ hoàn toàn mới chuyên về các sự kiện và lời mời được tích hợp vào iCloud. Nó cho phép người dùng dễ dàng tạo và chia sẻ lời mời tham dự các bữa tiệc, buổi họp mặt và các sự kiện khác. Hiện tại, việc này thường được thực hiện thông qua ứng dụng Calendar (Lịch) hoặc Tin nhắn, nhưng Confetti hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm tiện lợi và tập trung hơn. Dự kiến, Confetti có thể được trình làng ngay trong tuần này, mặc dù tên gọi chính thức có thể sẽ khác. Thông tin về tính năng mới này khiến nhiều người cảm thấy hào hứng và chờ đợi.Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin tích cực về Confetti, một vấn đề khác tiếp tục gây khó chịu cho người dùng iCloud, đó chính là dung lượng lưu trữ quá ít ỏi. Gói miễn phí của iCloud chỉ cung cấp vỏn vẹn 5 GB, một con số quá nhỏ bé so với nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng của người dùng, đặc biệt là khi chất lượng ảnh và video trên iPhone ngày càng được nâng cao.So sánh với các đối thủ cạnh tranh như Google Drive hay Samsung Cloud, đều cung cấp 15 GB dung lượng miễn phí, rõ ràng Apple đang tỏ ra 'keo kiệt' hơn bao giờ hết. Điều này khiến nhiều người cảm thấy thất vọng và cho rằng công ty nên hào phóng hơn với người dùng của mình.Mặc dù Confetti được kỳ vọng sẽ là một bổ sung hữu ích cho iCloud, nhưng nhiều người dùng vẫn mong muốn Apple tập trung hơn vào việc tăng dung lượng lưu trữ miễn phí, thay vì chỉ tập trung vào các tính năng mới.
Xe điện hạng sang Audi RS e-tron GT về Việt Nam, giá 5,9 tỉ đồng
Reuters dẫn lời hai nguồn thạo tin cho hay kế hoạch như vậy nếu được triển khai sẽ giúp trấn an giới lãnh đạo Ukraine trong bối cảnh có nhiều lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chặn viện trợ quân sự, đồng thời cải vị thế đàm phán của Kyiv với Moscow.Trước đó, các nước châu Âu từng mua vũ khí của Mỹ và chuyển đến Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden. Các quan chức Mỹ, trong đó có đặc phái viên phụ trách vấn đề Ukraine Keith Kellogg, sẽ thảo luận về khả năng tiến hành thương vụ với các đồng minh châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich tuần này, theo hai nguồn thạo tin. Đây là một trong nhiều ý tưởng mà nhóm ông Trump đang thảo luận để có thể tiếp tục chuyển vũ khí Mỹ đến Ukraine mà không phải chi thêm những khoản đáng kể từ ngân sách. Trong cuộc phỏng vấn ngày 10.2 với Reuters, ông Kellogg từ chối xác nhận kế hoạch này, song cho biết: "Mỹ luôn thích bán vũ khí sản xuất nội địa vì điều đó giúp củng cố nền kinh tế của trong nước". Ông Kellogg nói thêm những lô vũ khí được cựu tổng thống Biden phê duyệt đang trong quá trình chuyển tới Ukraine.Trong thời gian gần đây, nhiều quan chức Mỹ tuyên bố đội ngũ của ông Trump muốn thu hồi hàng tỉ USD mà nước này đã viện trợ cho Ukraine, đồng thời yêu cầu châu Âu làm nhiều hơn để hỗ trợ Kyiv. "Nguyên tắc cơ bản là châu Âu phải có trách nhiệm đối với xung đột này trong tương lai", theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 9.2. Hiện chưa rõ các nước châu Âu sẽ mua vũ khí Mỹ để viện trợ cho Ukraine thông qua hợp đồng với các tập đoàn quốc phòng hay trực tiếp trả tiền kho khí tài rút từ kho dự trữ của Mỹ. Theo Reuters, một số hợp đồng thương mại có thể mất vài năm để hoàn thành.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận suốt nhiều tuần rằng có nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không và bằng cách nào. Ông Trump từng bày tỏ ý định sẽ cắt mọi viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, một số cố vấn khuyên ông Trump rằng Washington nên duy trì hỗ trợ quân sự cho Kyiv, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể bị trì hoãn tới cuối năm nay.Liên quan đàm phán, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 10.2 cho biết các quan chức Mỹ sẽ tới Ukraine lần đầu tiên trong tuần này, trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine đang được đẩy mạnh. Tổng thống Zelensky cũng xác nhận rằng ông có kế hoạch gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại hội nghị Munich (diễn ra từ ngày 14 - 16.2).Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 10.2 nói rằng căng thẳng giữa Washington và Moscow đang ở mức nghiêm trọng. Vị quan chức Nga cho rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đang "bên bờ vực tan vỡ", đồng thời nhấn mạnh Ukraine cần từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO và rút quân khỏi các khu vực do lực lượng Nga kiểm soát.Theo NBC News dẫn lời ông Ryabkov, Nga "không thấy sự thay đổi nào trong con đường mà Mỹ đang theo đuổi gần đây về vấn đề Ukraine". Thứ trưởng Ryabkov khẳng định nhóm của ông Trump cần hiểu và thừa nhận nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thì các bên mới có thể đạt được thỏa thuận.Phát biểu của ông Ryabkov được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9.2 tiết lộ đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thảo luận về cuộc xung đột Ukraine. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo 2 nước điện đàm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào năm 2022. Ông Ryabkov cho hay nhóm của Tổng thống Trump đã thể hiện sự quan tâm đến việc nối lại đối thoại với Nga, song hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận nào về các cuộc tiếp xúc cấp cao.Phía Nga không xác nhận hay phủ nhận việc ông Trump và ông Putin đã điện đàm. Phía Mỹ hiện chưa lên tiếng về những phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov.