Mộng siêu cường bóng đá thế giới của Trung Quốc bị lạc lối
Lần thứ 2 tổ chức vòng loại Đông Nam Bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra trùng với sự ra mắt của huyện Long Đất mới.Sân Bàu Thành, được đánh giá là sân bóng đẹp hàng đầu ở giải TNSV THACO cup 2025, đã đón chào 6 đội bóng gồm các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng cùng 2 tân binh trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2. Phó chủ tịch huyện Long Đất, ông Lê Hữu Hiền khẳng định: "Đây là một trong những niềm vinh dự của phong trào TDTT huyện Long Đất nói chung và các xã thị trấn trên địa bàn huyện Long Đất nói riêng. Sắp tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều hoạt động mang tính phong trào. Hy vọng Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện Long Đất tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo không khí sôi nổi và phong trào hoạt động TDTT của huyện chúng tôi ngày càng đi lên".Ngày mở màn vòng loại Đông Nam bộ đã chứng kiến cơn mưa bàn thắng, với 14 pha lập công trong 2 trận đầu tiên, trong đó Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đánh bại Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 3-1, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thắng đậm Trườg ĐH Lạc Hồng với tỷ số 3-1.Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ: "Vòng loại khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại địa chỉ quen thuộc sân Bàu Thành thuộc huyện Long Đất là sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình. Tôi tin rằng các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến các trận đấu hay và kịch tính theo tinh thần "Chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", giúp lan tỏa hình ảnh của giải TNSV THACO cup 2025 đến với khán giả và người hâm mộ".Thương nhớ phù sa
Ngày 13.3, ông Lê Văn Đang, Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm 4 căn nhà bị thiệt hại gần như hoàn toàn.Theo thông tin ban đầu, khoảng 21 giờ ngày 12.3, tại ấp Thống Nhất, xã Ninh Thạnh Lợi A, bất ngờ xảy ra vụ cháy lớn xuất phát từ 4 căn nhà liền kề gồm: nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, bà Trần Thị Bé, ông Trần Văn Hơn và ông Lê Văn Thành.Nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Ninh Thạnh Lợi A và H.Hồng Dân nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với hàng chục người dân tích cực tham gia chữa cháy. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Vụ cháy đã thiêu rụi nhà của bà Nhiên và bà Bé; nhà của ông Hơn và ông Thành cũng bị thiệt hại lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện, đám cháy xuất phát từ căn nhà bà Nhiên, sau đó lan sang các căn nhà liền kề.Ông Lê Văn Đang cho biết thêm, tối 12, rạng sáng 13.3, xã Ninh Thạnh Lợi A đã huy động nhiều lực lượng giúp bà con khắc phục thiệt hại, hỗ trợ tiền, gạo tạm ổn định cuộc sống. Cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu và H.Hồng Dân đang điều tra, làm rõ nguyên nhân và thống kê thiệt hại vụ hỏa hoạn.
Vingroup và FPT hợp tác thúc đổi chuyển đổi xanh toàn diện
Ngày 3.3.2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 9 nghi phạm để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.9 nghi phạm bị bắt khẩn cấp gồm: Hồ Ngọc Tuấn (25 tuổi, ở huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Vũ Thị Thanh Xuân (30 tuổi, là vợ của nghi phạm Quyết, cùng ở quận 12), Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, quê Long An), Nguyễn Văn Thẩm, Nguyễn Quốc Cường, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Văn Nghĩa.Đồng thời, công an tạm cho gia đình bảo lãnh đối với 2 nghi phạm khác là nghi phạm Ngô Văn Ràng và Huỳnh Ngọc Hưng.Trước đó, đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 3.2025.Câu chuyện bắt đầu từ việc bán hàng online ế ẩm của nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn. Tại cơ quan công an, nghi phạm này cho biết vì quá ít người xem video trên kênh TikTok của mình nên đã nảy ra ý tưởng quay video khiêng quan tài để gây chú ý. Nhóm của nghi phạm Tuấn đã liên hệ trại hòm Nhạn Bảo Thọ (ở Long An), gặp nghi phạm Nguyễn Văn Thẩm, mua một quan tài với giá 3,5 triệu đồng rồi sơn màu đen. Sau đó thuê thêm 4 người khiêng với giá 500.000 đồng/người.Đến cuối tháng 1.2025, nhóm của nghi phạm Tuấn xuống trại hòm, dán decal vào 2 mặt bên hông quan tài rồi gửi lại, nhờ nghi phạm Thẩm giữ hộ, khi nào chụp quảng cáo sẽ mang lên TP.HCM. Sau đó, nhóm tiếp tục liên hệ với studio, thuê mẫu ảnh, và thống nhất ngày ghi hình là 25.2 trên đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1).Cảnh quay được thực hiện tại nhiều địa điểm. Ban đầu nhóm thử nghiệm trên đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng chưa vừa ý, nên nhóm này quyết định ra chợ Bến Thành. 15 giờ chiều 25.2, cả nhóm mặc đồ đen, khiêng quan tài đi bộ dưới lòng đường Lê Lai. Xong cảnh quay, quan tài được mang về Long An cất giữ, chờ đăng clip lên mạng.Công an TP.HCM xác định clip đã thu hút đông đảo người xem. Theo thống kê của công an, tính đến 4 giờ ngày 3.3, bài đăng đã được hơn 8.000 lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ. Cơ quan điều tra đánh giá hành động quay clip, khiêng quan tài diễu hành trên đường phố đông người qua lại gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn cùng nhóm nghi phạm tổ chức cho quay video, biên tập và đăng lên bằng tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội TikTok có số lượng người theo dõi, bình luận và tương tác đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Do đó, hành vi của nhóm người có dấu hiệu của tội “gây rối trật tự công cộng”.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý nhóm người theo quy định.
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.
Vợ chồng già lâm cảnh ngặt nghèo
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.