Làm giả CCCD nhan nhản trên mạng xã hội, mọi người tránh xa coi chừng tù tội
Những ngày gần đây, quán cà phê Nhâm, Q.10 (TP.HCM), được nhiều người trẻ tìm đến vì có không gian được trang trí bằng rất nhiều sách cũ. Anh N.N đại diện quán cà phê Nhâm cho biết: "Quán được thiết kế theo phong cách Industrial - sở hữu những đường nét khỏe khoắn, sử dụng các chi tiết thô cứng để tạo ra một không gian đậm "hơi thở" công nghiệp. Quán đã sử dụng khoảng 3,5 tấn sách cũ được sưu tầm từ nhiều nguồn để trang trí. Khách đến quán sẽ được hỗ trợ lấy sách trên kệ để đọc nếu có nhu cầu. Mình muốn truyền cảm hứng đọc sách đến người trẻ".Mãn nhãn với các món mỹ vị do nghệ nhân ẩm thực trình diễn
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Hàng tấn cá lóc nướng ở TP.HCM chờ khách mua trước ngày vía Thần Tài
Theo TechRadar, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc (PIPC) cho biết, họ đã phát hiện DeepSeek có liên lạc với ByteDance và đang điều tra xem dữ liệu nào đã được chuyển đi và mức độ ảnh hưởng ra sao. Cơ quan này cũng tạm thời chặn các lượt tải xuống mới của ứng dụng DeepSeek để bảo vệ quyền riêng tư của công dân.Một quan chức của PIPC chia sẻ với hãng tin Yonhap rằng: "Chúng tôi đã xác nhận DeepSeek có liên hệ với ByteDance, nhưng vẫn chưa thể xác định dữ liệu nào đã được chia sẻ và ở mức độ nào". Trong khi đó, DeepSeek không trực tiếp bình luận về cáo buộc nhưng thừa nhận đã có "những thiếu sót trong việc tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu địa phương" và cam kết hợp tác với nhà chức trách.Vụ việc ở Hàn Quốc chỉ là một phần của làn sóng giám sát ngày càng tăng đối với DeepSeek, một công ty công nghệ Trung Quốc mới nổi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng chatbot AI của DeepSeek đã thu hút sự chú ý toàn cầu kể từ khi ra mắt vào tháng 1 qua, đạt 12 triệu lượt tải xuống chỉ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Đài Loan và Úc đang đặt câu hỏi về cách DeepSeek xử lý dữ liệu người dùng, đặc biệt là việc lưu trữ trên các máy chủ tại Trung Quốc.Theo chính sách quyền riêng tư của DeepSeek, dữ liệu người dùng có thể được sử dụng để "tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hoặc bảo vệ lợi ích của công chúng". Điều này làm dấy lên lo ngại dữ liệu cá nhân có thể bị khai thác theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.Trong khi đó, ByteDance phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc truy cập dữ liệu từ DeepSeek. Theo The Independent, công ty này khẳng định mối liên hệ giữa hai nền tảng chỉ giới hạn ở việc DeepSeek sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của Volcano Engine, một nền tảng thuộc sở hữu của ByteDance. Tuy nhiên, một báo cáo từ công ty an ninh mạng SecurityScorecard lại chỉ ra rằng có sự "tích hợp với các dịch vụ của ByteDance" trong mã nguồn của DeepSeek.PIPC hiện tiến hành điều tra sâu hơn để làm rõ cách DeepSeek xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng. Nếu bị phát hiện vi phạm luật bảo vệ dữ liệu, DeepSeek có thể phải đối mặt với các biện pháp xử phạt nghiêm khắc từ chính phủ Hàn Quốc.
Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền nhiều lỗi vi phạm giao thông. Điển hình là ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng.Cũng vì mức phạt nâng rất cao, nhiều người kinh doanh dịch vụ cho thuê ô tô tự lái bày tỏ lo ngại về trường hợp khách thuê xe vi phạm giao thông, nhưng không bị xử phạt trực tiếp mà là "phạt nguội", thì phải làm thế nào.Thực tế cho thấy, với lỗi vi phạm "phạt nguội", thông tin thường cập nhật muộn, khi khách đã trả xe rồi. Có những khách hàng không thừa nhận lỗi vi phạm do mình gây ra, cũng không chịu đến cơ quan công an để hợp tác xử lý. Vậy chủ xe có bị phạt không, có chế tài nào để xử lý đối với hành vi của khách hàng?Bộ Công an cho hay, Nghị định 168/2024 quy định đối với trường hợp vi phạm phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để giải quyết vụ việc vi phạm.Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản hoặc ứng dụng giao thông trên thiết bị di động dành cho công dân do Bộ Công an xây dựng, quản lý, vận hành khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin; đồng thời cập nhật thông tin về phương tiện vi phạm trên trang thông tin điện tử của Cục CSGT.Chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện.Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà chủ phương tiện vi phạm, người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện có quy định phải kiểm định), cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe (nếu đã xác định được người vi phạm).Cơ quan đăng kiểm, cơ quan đăng ký xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe trước khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe có trách nhiệm tra cứu dữ liệu phương tiện vi phạm, người vi phạm được cơ quan CSGT gửi thông báo đến. Nếu có thông tin về phương tiện vi phạm, người vi phạm thì chưa giải quyết việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện vi phạm, chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định câu chuyện khách thuê trả xe rồi chủ xe mới phát hiện bị "phạt nguội" không phải hiếm gặp. Việc cần làm của chủ xe nếu rơi vào tình thế này, đó là hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.Nhắc lại quy định tại Nghị định 168/2024 mà Bộ Công an đã viện dẫn ở trên, luật sư Tâm nói việc hỗ trợ cơ quan chức năng truy thu số tiền phạt từ người vi phạm là trách nhiệm của chủ xe. Trường hợp không chứng minh hoặc không có căn cứ để yêu cầu người thuê xe nộp phạt, chủ xe sẽ là người đóng phạt.Để tránh rắc rối, chủ xe cần có những giải pháp chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền lợi của mình ngay từ thời điểm cho thuê xe.Ví dụ, việc cho thuê xe phải được lập hợp đồng. Nội dung hợp đồng cần đề cập rõ đến việc bên nào chịu trách nhiệm nộp phạt khi điều khiển xe vi phạm giao thông. Đây sẽ là căn cứ để chủ xe yêu cầu bên thuê hoàn trả tiền nộp phạt (nếu phải nộp phạt thay), hoặc có thể khởi kiện.Ngoài ra, khi nhận bàn giao xe, chủ xe có thể yêu cầu bên thuê đặt cọc tiền trong một khoảng thời gian nhất định (1 tháng chẳng hạn) nhằm đảm bảo nghĩa vụ nộp phạt nếu bị "phạt nguội".Trong thời hạn đặt cọc, chủ xe phải thường xuyên tra cứu thông tin phạt nguội đối với phương tiện cho thuê. Nếu có vi phạm, chủ xe có thể khấu trừ tiền cọc để nộp phạt; nếu không phát hiện vi phạm thì trả lại tiền cọc cho bên thuê.
Việt kiều rộng đường sở hữu nhà ở Việt Nam
Ngày 26.1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa cùng với Công an H.Quảng Xương, Công an H.Triệu Sơn (Thanh Hóa), vừa bắt giữ 7 nghi phạm thu tiền "bảo kê" của người dân đi bán đào, quất dịp tết Nguyên đán.Các nghi phạm bị bắt để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản, gồm: Bùi Sỹ Ba (biệt danh Ba gà, 56 tuổi, ngụ TT.Tân Phong, Quảng Xương); Lê Nguyên Cường (biệt danh Cường chíp, 35 tuổi); Nguyễn Văn Sơn (41 tuổi); Nguyễn Văn Lâm (35 tuổi, đều ngụ P.Quảng Thắng, TP.Thanh Hóa); Lương Bá Dương (29 tuổi, ngụ P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa); Nguyễn Đình Chiến (biệt danh Chiến rô, 35 tuổi, ngụ P.Quảng Hưng, TP.Thanh Hóa); và Nguyễn Văn Thương (29 tuổi, ngụ P.Đông Vệ, TP.Thanh Hóa).Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa, những ngày gần đây, các nghi phạm trên đã câu kết với nhau thu tiền "bảo kê" của người dân các nơi đưa đào, quất đến dọc đại lộ CSEDP bán.Mặc dù cơ quan chức năng của TP.Thanh Hóa đã phân lô, cho phép người dân đến bán đào, quất dọc hai bên đại lộ CSEDP dịp tết Nguyên đán, nhưng các nghi phạm trên vẫn tiếp tục tự phân lô, đánh số từng ô (khoảng 5 m chiều rộng), và thu từ 1,5 - 10 triệu đồng mỗi ô của người dân.Không chỉ phân lô, thu tiền bảo kê vỉa hè, các nghi phạm còn bắt ép những người chở đào, quất bán rong trên xe máy nộp từ 10.000 - 50.000 đồng/mỗi lần bán. Những trường hợp người bán đào, quất không chịu nộp tiền sẽ bị các nghi phạm xua đuổi, phá hoại đào, quất, hoặc đe dọa, đánh đập.Bước đầu, cơ quan công an xác định tổng số tiền các nghi phạm cưỡng đoạt, bắt ép người dân phải nộp là khoảng 2 tỉ đồng.Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.