Chen chân vào phân khúc SUV đô thị đang 'chật chội', VinFast VF6 có làm nên chuyện?
Nghệ sĩ Việt Hương gây chú ý khi chuyển khoản 80 triệu đồng, thông qua Liên đoàn bóng đá Việt Nam để gửi đến tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Kèm theo đó diễn viên Nhà có 5 nàng tiên nhắn nhủ: “Chúc em mau khỏe”.Chia sẻ thêm về những kỷ niệm gắn với bóng đá, Việt Hương bật mí cô từng mua một chiếc áo có chữ ký đội tuyển đá banh nữ với giá 80 triệu đồng, nhằm ủng hộ chương trình thiện nguyện tại An Giang. “Hôm nay Hương sẽ mời anh em nghệ sĩ hài ký vô một áo tặng Nguyễn Xuân Son lên tinh thần”, cô chia sẻ.Chia sẻ của Việt Hương được nhiều người quan tâm, thu về hàng chục ngàn lượt tương tác. Nhiều người cảm kích trước cử chỉ đẹp của nữ nghệ sĩ, động viên tinh thần cầu thủ Việt sau chấn thương trong trận chung kết AFF Cup 2024. Bên cạnh đó, một số khán giả mong Nguyễn Xuân Son sớm hồi phục sức khỏe để trở lại sân cỏ tiếp tục cống hiến.Trước đó, trong trận chung kết lượt về gặp Thái Lan tại AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son bất ngờ gặp sự cố chấn thương. Vụ việc khiến anh không thể tiếp tục thi đấu, phải nhập viện ngay. Trong khoảnh khắc này, tiền đạo mang áo số 12 bật khóc khiến người hâm mộ không khỏi xót xa.Nhiều sao Việt như Lý Hải - Minh Hà, Hồ Đức Vĩnh lo lắng cho tình hình sức khỏe của Nguyễn Xuân Son. Một số nghệ sĩ hy vọng danh hiệu vô địch tại AFF Cup 2024 sẽ là nguồn động viên tinh thần để nam cầu thủ sớm hồi phục.Tối 6.1, sau khi về nước, Nguyễn Xuân Son tiến hành phẫu thuật điều trị chấn thương. Như Thanh Niên thông tin, ca phẫu thuật kéo dài một tiếng rưỡi đã thành công. Tiền đạo mang áo số 12 gửi lời cảm ơn mọi người đã bên mình lúc khó khăn. Anh nói: “Không sao đâu. Son sẽ sớm trở lại thôi”.Vụ nợ nần của HLV Đặng Anh Tuấn: Đừng bỏ rơi Ánh Viên
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Công an Lâm Đồng điều tra vụ phát tán tin giả 'Đà Lạt có biến lớn, bạo động'
Ngày 20.2, HĐND tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.Sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Phú Yên giảm 6 cơ quan chuyên môn (đạt 32%), có 13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Công thương; Sở GD-ĐT; Sở KH-CN; Sở VH-TT-DL; Sở Y tế; Sở Dân tộc và Tôn giáo; Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh. Riêng Thanh tra tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp sau khi có chủ trương của Trung ương.Việc sắp xếp bên trong các cơ quan chuyên môn còn lại 160 đầu mối, giảm 36 đầu mối (đạt 18,4%), gồm: 9 chi cục và tương đương, 74 đơn vị sự nghiệp công lập, 77 phòng chuyên môn và tương đương (12 văn phòng sở, 10 thanh tra sở, 55 phòng chuyên môn nghiệp vụ).HĐND tỉnh Phú Yên yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện nghị quyết đã thông qua (kể cả việc tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bên trong của các sở, ngành), hoàn thành chậm nhất ngày 21.2.2025 để sớm ổn định, đảm bảo hoạt động của cơ quan. Sau sắp xếp, tinh gọn, bộ máy mới và nhân sự phải được "nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn".
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Trong quảng cáo mới, Sunday Rose (con của ngôi sao nhạc đồng quê Keith Urban và ngôi sao điện ảnh Nicole Kidman) đã thể hiện bộ trang phục Miu Miu.Vào tháng 10.2024, người mẫu mới nổi Sunday Rose đã mở màn chương trình với chiếc váy không tay thêu ren màu trắng và ruy băng cùng quần tất giữ ấm màu xám đậm, giày cao gót hở mũi màu đen. Mặc dù mẹ cô không có mặt tại buổi diễn nhưng vài giờ sau đó, Nicole cùng con gái tham dự bữa tối sau buổi trình diễn thời trang của nhà mốt Miu Miu. Cuối tháng đó, tại buổi ra mắt phần hai của loạt phim kinh dị Lioness, Nicole Kidman trò chuyện với E! News về suy nghĩ của cô khi con gái theo đuổi nghề người mẫu: "Thật tự hào và luôn ủng hộ".Nữ diễn viên cho biết: "Tôi đang cố gắng cho con bé không gian riêng, không hề áp đặt hay bó buộc theo bất kỳ điều gì".Cha của Sunday Rose cũng thể hiện tình cảm tương tự, khi nói rằng ông "rất tự hào về con gái, tuy nhiên cô bé cũng phải tiếp tục việc học".Kể từ lần đầu xuất hiện trên sàn diễn thời trang, Sunday Rose đã trở thành tâm điểm chú ý bên cạnh người mẹ nổi tiếng của mình. Gần đây, cô ủng hộ Nicole Kidman trong bữa tiệc thường niên trước lễ trao giải Quả cầu vàng của tạp chí W tại Chateau Marmont ở Los Angeles.