Mong con đi khám hiếm muộn, phát hiện nguyên nhân do 'chưa dậy thì'
Người Thái nóng lòng tìm cách 'trị' HLV Park Hang-seo
Nhưng nếu thấy bất cứ thay đổi nào khác thường hoặc thấy một khối u không đau trên tinh hoàn, hãy đi bệnh viện để kiểm tra.
Bà Cuối đi đầu làm nông nghiệp sạch
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Chị Nguyễn Thanh Thụy Hương (34 tuổi), ở TP.Đà Nẵng, cũng kể đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi cùng gia đình đến với chợ nổi Tân Phong.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chương trình dự lễ quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo
Giờ đây, không ai dám chắc Nhà Trắng dưới thời ông Donald Trump sắp tới sẽ duy trì khuôn khổ gặp gỡ, đối thoại và tham vấn ba bên này. Lâu nay, ông Trump không mặn mà với các khuôn khổ diễn đàn không phải là song phương, không coi trọng việc gây dựng cục diện chính trị an ninh mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương theo kiến trúc và dưới sự dẫn dắt của Mỹ như ông Biden.Hình thành và thúc đẩy cơ chế đối thoại ba bên giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines về chính trị an ninh, quân sự và quốc phòng là một trong những dấu ấn đối ngoại nổi bật của ông Biden trong nhiệm kỳ sắp kết thúc cùng với việc người này nâng tầm quan hệ đồng minh quân sự chiến lược của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc và đạt thỏa thuận ba bên Mỹ - Anh - Úc (AUKUS).Với cuộc gặp vừa qua cùng ông Ishiba và ông Marcos, Tổng thống Biden chủ ý khẳng định dấu ấn riêng này và đồng thời củng cố ý nghĩa chiến lược quan trọng của khuôn khổ diễn đàn hợp tác ba bên giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines đối với lợi ích chiến lược cơ bản trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ ở khu vực Đông Á, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đối với việc đối phó Trung Quốc. Khuôn khổ diễn đàn này được củng cố càng vững chắc và chứng tỏ càng thiết thực thì càng khó có thể bị ông Trump sao nhãng hoặc hủy bỏ. Vì khuôn khổ này thực sự có lợi cho Mỹ, nên chắc ông Trump sẽ không xóa sổ nó mà vận hành nó theo cách khác để tạo dấu ấn riêng.