Hyundai Bình Dương - Hyundai SantaFe thiết kế lay động mọi giác quan
Nếu lần đầu bước vào khoang nội thất một chiếc ô tô mới, chưa vận hành hầu hết đều nhận thấy khoang nội thất trên xe mới đều có mùi. Tuy nhiên, không phải mùi trên chiếc ô tô mới nào cũng giống nhau.Vậy mùi trong khoang nội thất ô tô mới xuất phát từ đâu là liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng là điều không phải ai cũng biết (!?)Thực tế, mùi trên ô tô mới nhiều người thường ngửi thấy đến từ các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất nhiều bộ phận trong nội thất ô tô, chẳng hạn như nhựa, ghế da, keo dán và nhiều loại bề mặt khác trên xe. Các hóa chất này hòa trộn với nhau khi bay hơi tạo ra một mùi mà chúng ta gọi là mùi của một chiếc ô tô mới.Những hóa chất này được gọi là VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Đây là một loại hóa chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Những mùi trong nội thất ô tô mới có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc kích ứng mắt, mũi và cổ họng… với một số người bị dị ứng mùi lạ.Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy VOC từ ô tô mới gây ra các bệnh nghiêm trọng lâu dài. Thông thường sau một thời gian ngắn sử dụng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần bay hơi và biến mất.Mặc dù mùi trên ô tô mới không gây hại trong thời gian ngắn, nhưng việc giảm thiểu tiếp xúc với mùi hóa chất là điều nên làm. Có nhiều cách để mùi trên nội thất ô tô mới sớm mất đi.Đầu tiên, khi đỗ xe nên mở cửa sổ để thông gió để không khí lưu thông và để mùi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, có thể sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng VOC trong không khí bên trong xe hoặc sử dụng các sản phẩm hấp thụ mùi như cà phê rang có thể giúp hấp thụ mùi khó chịu.Hạn chế ngồi trong xe ô tô trong thời gian dài đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bởi khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ đẩy nhanh tốc độ bay hơi của hóa chất. Theo kinh nghiệm của người dùng ô tô, sau khoảng 6 tháng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần biến mất.'Bí kíp' cần thiết cho mùa tuyển sinh ĐH 2024 'phủ sóng' nhà sách, sàn điện tử
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Ngoại trưởng Tòa Thánh Vatican thăm Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang được đại trùng tu
Để đẩy mạnh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, Hải Phòng đang tập trung hoàn thiện khung chính sách kế hoạch và đầu tư; hoàn thiện khung chính sách tài chính tăng trưởng xanh, xây dựng khung chính sách phân bổ và quản lý ngân sách quốc gia phục vụ thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; nghiên cứu ban hành các định mức, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xanh; nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho các cấp lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, địa phương và khu vực doanh nghiệp.
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Nhiều người dùng ô tô điện không muốn đổi sang các dòng xe khác
Tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), cho biết trong 8 sĩ quan nhận các quyết định của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có 6 sĩ quan sẽ triển khai tới phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi) để đảm nhiệm các vị trí: sĩ quan tham mưu huấn luyện, sĩ quan tham mưu trang bị, sĩ quan tác chiến, sĩ quan xử lý và phân tích thông tin tình báo, sĩ quan thông tin - truyền thông, sĩ quan tham mưu tình báo.Hai sĩ quan triển khai tới phái bộ UNMISS (Nam Sudan) đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu và vị trí quan sát viên quân sự.Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng khẳng định, các sĩ quan được triển khai lần này là những quân nhân ưu tú; đã tham gia huấn luyện bài bản, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc cũng như của Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Công tác chuẩn bị cho các sĩ quan lên đường đến nay cơ bản đã hoàn tất.Giao nhiệm vụ cho 8 sĩ quan, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, bày tỏ tin tưởng dù ở cương vị nào các sĩ quan cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là những sứ giả hòa bình của Việt Nam; góp phần lan tỏa phẩm chất tốt đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ, cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.Ông Chiến yêu cầu các sĩ quan phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn vì tình hình an ninh hết sức phức tạp, khó lường; tự tin thể hiện bản lĩnh, năng lực chuyên môn trước đồng nghiệp quốc tế.Ông Chiến lưu ý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xa Tổ quốc, các sĩ quan cần nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; hỗ trợ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đến nay, Việt Nam đã cử gần 1.100 lượt cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại 3 phái bộ và Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đang tích cực chuẩn bị thành lập Đội Công binh số 4 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 7 để triển khai trong năm 2025.