'Bầu Hiển' đến Quảng Trị trình bày dự án làm sân bay
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.Không được đổi tên, người trúng đấu giá nhà hàng Thủy Tạ xin 'rút lui'
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Lau dọn bàn thờ ngày tết có được di chuyển bát nhang?
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Trưa 28.2, tức đúng 1 ngày trước cuộc đại chiến, CLB Bình Phước thông báo chia tay HLV Nguyễn Anh Đức. Đại diện đội bóng cho biết chiến lược gia quê Bình Dương xin từ chức, bất chấp ban lãnh đạo mong muốn 2 bên tiếp tục đồng hành. Đây là quyết định rất bất ngờ với giới chuyên môn bởi sau trận thua 0-1 trước CLB Ninh Bình ở vòng 9 giải hạng nhất mùa này, HLV Anh Đức vẫn tỏ ra lạc quan, khẳng định rằng cuộc đua vẫn chưa kết thúc và ông cùng các học trò sẽ chiến đấu hết mình.Rất có thể, CLB Bình Phước sẽ chiêu mộ một HLV đẳng cấp hơn, có bản thành tích ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc chia tay HLV Anh Đức ở thời điểm quá nhạy cảm này mang đến nỗi lo lắng cho người hâm mộ đội bóng. CLB Bình Phước đang rất cần một chiến thắng để vực dậy tinh thần vốn bị ảnh hưởng phần nào sau thất bại trước CLB Ninh Bình. Một HLV mới khó lòng tạo ra sự khác biệt ngay lập tức, trong khi đó, HLV Anh Đức đã là người đồng hành cùng đội bóng từ những ngày đầu. Ông hiểu từng điểm mạnh, điểm yếu của các cầu thủ để đưa ra những phương án sử dụng nhân sự, chiến thuật tối ưu nhất, nhằm hướng đến chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh là CLB PVF-CAND. Một điểm đáng lo nữa với CLB Bình Phước là khả năng ra sân của Công Phượng vẫn còn đang bỏ ngỏ. Anh dính chấn thương căng cơ khép đùi trong trận gặp CLB Đồng Nai ngày 19.1, cần khoảng 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là nếu giai đoạn hồi phục diễn ra suôn sẻ, tiền đạo quê Nghệ An sẽ trở lại ở cuộc chạm trán đội PVF-CAND. Tuy nhiên, đến giờ thì Công Phượng lẫn CLB Bình Phước vẫn chưa cho thấy tín hiệu về việc mình sẵn sàng thi đấu. Nếu tiền đạo này không góp mặt, khó khăn dành cho CLB Bình Phước sẽ là rất lớn bởi đội bóng này đang rất thiếu một cầu thủ có thể kéo bóng, dẫn dắt lối chơi, tạo đột biến… Vắng Công Phượng, những tiền đạo giỏi, dày dạn kinh nghiệm thi đấu tại V-League như Lê Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài cũng chẳng có cơ hội nào để được dứt điểm. Điều này được thể hiện trong trận thua CLB Ninh Bình. Rõ ràng, bài toán phụ thuộc vào Công Phượng vẫn đang chưa có lời giải. Bên kia chiến tuyến, phong độ của CLB PVF-CAND cũng đang rất ấn tượng với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, trong đó có 3 trận giữ sạch lưới, ghi 6 bàn thắng và chỉ để lọt lưới 1 lần. Trong đó, người góp công lớn là tiền vệ Martin Lò với 1 bàn thắng, 2 kiến tạo. Đây là nhân tố mà CLB Bình Phước cần phải đặc biệt dè chừng. Ngoài ra, CLB PVF-CAND còn có sự gắn kết khi sử dụng một loạt cầu thủ trẻ, chơi bóng với nhau khi còn nhỏ. Trong bối cảnh CLB Ninh Bình có sức mạnh vượt trội, dẫn đầu bảng với 10 trận thắng sau 10 trận và chưa cho thấy dấu hiệu chững lại, CLB Bình Phước và PVF-CAND, 2 đội đang có cùng 20 điểm, cần tính toán đến việc cạnh tranh vị trí thứ 2, tương đương với suất đá play-off thăng hạng với đội bóng đứng áp chót tại V-League. Vì thế, đội bóng xứ hạt điều cần phải nỗ lực hết mình để vực dậy tinh thần, nhất là sau khi chia tay HLV Anh Đức. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Vói tính chất quan trọng của một trận đấu ảnh hưởng đến tấm vé đá trận play-off, VAR sẽ được áp dụng trong cuộc đối đầu giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND. Đây là trận thứ 2 VAR được áp dụng ở giải hạng nhất, sau trận đấu giữa CLB Bình Phước và Ninh Bình trên sân Bình Phước.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Ông chủ Mỹ của M.U duyệt chi để đưa Cristiano Ronaldo trở lại Old Trafford
Ngày 3.2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25.1 - 2.2) tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ.Theo đó, 9 ngày qua, trên toàn địa bàn TP.HCM xảy ra 11 vụ cháy nhà và cháy công ty, doanh nghiệp. Trong đó, có 5 vụ cháy gây hậu quả trung bình và 6 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể. Tín hiệu tích cực là trong số các vụ cháy, không có người thương vong; không xảy ra vụ nổ.Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do bất cẩn trong sử dụng lửa (3 vụ), sự cố hệ thống, thiết bị điện (2 vụ) và đang điều tra 6 vụ.So sánh với cùng kỳ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 giảm cả 3 tiêu chí, cụ thể: giảm 6 vụ cháy, giảm 1 người chết, giảm 1 người bị thương.Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều động các đơn vị liên quan trực tiếp phối hợp cứu 3 người, hướng dẫn cho 10 người tự thoát nạn trong các vụ cháy, sự cố, tai nạn.Để đạt được kết quả trên, Công an TP.HCM đã tổ chức triển khai nghiêm túc công tác thường trực, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp triển khai hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.