$985
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ngày 10 tháng 4 năm 2022. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ngày 10 tháng 4 năm 2022.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ngày 10 tháng 4 năm 2022. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ngày 10 tháng 4 năm 2022.The Final Countdown là ca khúc của ban nhạc rock Thụy Điển Europe, phát hành năm 1986. Được sáng tác bởi ca sĩ chính Joey Tempest, bài hát dựa trên một đoạn riff keyboard (hợp âm) mà anh thực hiện vào đầu những năm 1980, với lời bài hát lấy cảm hứng từ ca khúc Space Oddity của David Bowie. Ban đầu chỉ dự định là bài hát mở đầu các buổi hòa nhạc, The Final Countdown nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Đây cũng là đĩa đơn đầu tiên và ca khúc chủ đề trong album phòng thu thứ ba cùng tên của ban nhạc Europe. MV The Final Countdown được thực hiện để quảng bá cho đĩa đơn, đã nhận được 1 tỉ lượt xem trên YouTube. MV có cảnh quay từ 2 buổi hòa nhạc của ban nhạc tại Solnahallen ở Solna, Thụy Điển cũng như cảnh quay bổ sung về các lần kiểm tra âm thanh và tại Stockholm. Lời ca khúc này vừa mang tính khải huyền vừa mang tính lạc quan, mô tả chuyến đi vào không gian, hướng đến sao kim, rời xa trái đất phía sau: Cùng nhau ta cất bước đi/ Nhưng đó sẽ không phải lời từ biệt/Có thể ta sẽ trở về/Với Đất Mẹ, ai biết trước? Ta sẽ cất cánh bay/Liệu mọi thứ có còn như xưa khi ta trở về? Đây là lần đếm ngược cuối cùng… Ta sẽ tiến thẳng tới sao kim/Và ta vẫn sẽ ngẩng cao đầu… Ca sĩ chính của Europe Joey Tempest từng giải thích: "Tôi có bản demo nhưng chưa tìm ra giọng hát, và tôi đã hát đi hát lại. Giai điệu gần giống như nhạc nền của một bộ phim, về việc rời khỏi trái đất, và rằng trái đất đã cạn kiệt tài nguyên. Một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ phải rời khỏi nơi này. Lời bài hát giống như một giấc mơ".Đoạn nhạc riff keyboard mang tính biểu tượng được sáng tác bởi ca sĩ chính Joey Tempest 5 năm trước khi bài hát được thu âm. The Final Countdown được xếp vào danh sách 100 ca khúc One-Hit Wonders (tạm dịch: hiện tượng một lần nổi tiếng) vĩ đại nhất của kênh VH1. Joey Tempest cho biết: "Thật bất ngờ khi ca khúc này trở thành hit lớn như vậy vì ban đầu nó được tạo cho ban nhạc, cho buổi hòa nhạc của chúng tôi, được sáng tác để trở thành ca khúc mở đầu trong các buổi hòa nhạc. Ca khúc dài gần 6 phút, không hề có ý định trở thành một bản hit hay gì cả, nó thực sự là một bất ngờ và được sử dụng cho đủ mọi loại sự kiện, từ cuộc đua xe Công thức 1 đến quyền anh, bóng đá đến phút đón giao thừa năm mới". Một trong những đĩa đơn đầu tiên mà ca sĩ chính của Europe Joey Tempest mua là Space Oddity của David Bowie. Bài hát này được viết trước khi Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng năm 1969, đã ảnh hưởng rất lớn đến Tempest và dẫn đến sự đam mê của anh với việc khám phá không gian. Nam ca sĩ thú nhận lời bài hát The Final Countdown được lấy cảm hứng từ bài hát của Bowie và cách nó khơi dậy sự quan tâm của anh đối với du hành vũ trụ.Vào ngày 26 và 27.5.1986, Europe đã biểu diễn The Final Countdown tại đấu trường Solnahallen gần Stockholm. Các cảnh quay tại đó được biên soạn cho một video có tên là The Final Countdown Tour 1986. Trong những buổi biểu diễn này, đạo diễn Nick Morris đã quay cảnh ban nhạc đang biểu diễn và sử dụng cho MV sau này.The Final Countdown lên vị trí số 1 tại Vương quốc Anh và số 8 tại Mỹ. Đĩa đơn của ca khúc đứng đầu tại 26 quốc gia, bán được hơn 8 triệu đĩa trên toàn thế giới. Bài hát được sử dụng làm nhạc nền giới thiệu cho đội bóng đá Anh Blackburn Rovers và là nhạc nền cho đội bóng rổ NBA Detroit Pistons.Bài hát cũng được sử dụng trong các phim truyền hình như Arrested Development, Chuck, Glee và Gotham, các bộ phim điện ảnh Shiner (2000), The Kid & I (2005) và Pitch Perfect (2012). Năm 1999, vào đêm giao thừa thiên niên kỷ, The Final Countdown trở thành ca khúc chủ đề của thời khắc đếm ngược tại Thụy Điển chứ không phải là Happy New Year của ABBA như truyền thống. ️
️
Đoạt giải Sách hay Trung Quốc năm 2020 do Hiệp hội Đánh giá Sách Trung Quốc tổ chức, được Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc bình chọn là "Dự án xuất bản Văn học Thiếu nhi Xuất sắc", được Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia đề cử vào 100 ấn phẩm xuất sắc cho thanh thiếu niên trên toàn quốc, Cậu bé đạp gió rẽ sóng có thể nói là tác phẩm nổi bật và nổi tiếng nhất của nhà văn Triệu Lăng.Xoay quanh cậu bé 10 tuổi Tần Hải Tâm - con trai của một người lính hải quân, cuốn sách kể về hành trình hòa nhập với môi trường biển của cậu khi vốn đã quen sống ở đồng bằng, qua gửi gắm bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh to lớn của những người cha, người mẹ là lính hải quân.Về tác phẩm này, Triệu Lăng cho biết mình lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là một cậu bé từng đoạt chức quán quân ở một cuộc đua thuyền. Lần phỏng vấn cậu đã cho cô tư liệu về quá trình huấn luyện của các tay đua thuyền thiếu niên, các cuộc thi đua thuyền trong và ngoài nước. Cô cho biết: "Chỉ để chuẩn bị tư liệu thôi tôi đã phải mất thời gian hơn một năm, quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những điều này đều cần thiết, chính nhờ sự chuẩn bị đầy đủ đó mà tôi mới có thể toàn tâm toàn ý tập trung sáng tác, viết nên tác phẩm có chiều sâu và bề dày".Cô cũng nói thêm "Có 2 câu trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng mà tôi rất thích, đó cũng là câu cậu bé đua thuyền đã kể cho tôi khi tôi phỏng vấn cậu. Tôi hỏi cậu bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, thì cậu đã đáp: 'Đạp hết sóng gió trên đường đi, bất kể là trong học tập hay cuộc sống, con đều có thể làm được'. Hai câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khi sáng tác, tôi cũng hy vọng truyền tải được tinh thần lạc quan, tích cực, giàu cảm hứng cho độc giả".Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, thời gian qua, Chibooks cũng đã giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Mùa lũ của nữ nhà văn, xoay quanh cô bé Lan Nhi và một lần nọ nước lũ tràn qua thôn xóm. Tác giả cho biết cuốn sách này được sáng tác dựa trên nguyên mẫu là câu chuyện thời thơ ấu có thật của bà mình, và đó cũng là câu chuyện bản thân thích nhất, nên cô có một tình yêu nồng nàn với tác phẩm này.Tuy vậy hành trình để hoàn thiện nó không mấy dễ dàng. Cô bộc bạch: "Khi sáng tác Mùa lũ, mặc dù đây là câu chuyện tôi đã nghe kể vô số lần từ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhờ bà kể lại câu chuyện một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Tôi dùng điện thoại ghi âm lại từng câu, từng chi tiết, từng câu chuyện bà kể rồi sắp xếp hết chúng vào máy tính, rồi tiếp tục 'tiêu hóa', hấp thụ và sáng tác nghệ thuật".Kết thúc buổi tọa đàm, Triệu Lăng khẳng định cả Mùa lũ và Cậu bé đạp gió rẽ sóng "đều là những tác phẩm tiêu biểu của tôi, và tôi có tình cảm rất sâu đậm với 2 tác phẩm này".Cô cũng nói thêm: "Tôi hy vọng các độc giả thiếu nhi khi đọc 2 cuốn sách đều sẽ giống như nhân vật Lan Nhi của Mùa lũ, trong quá trình trưởng thành dù gặp phải khó khăn hay thất bại, các em vẫn giữ lấy sự nên thơ cùng với trái tim lạc quan và tươi đẹp đối với cuộc sống, ung dung đối mặt bằng nguồn sức mạnh vô tận từ nội tâm. Ngoài ra Tần Hải Tâm trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng là một người như vậy, khi khó khăn không nản, áp lực dám gánh, lớn lên ngày càng tích cực và tự tin".Triệu Lăng sinh năm 1984, là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, hiện là biên tập của Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Thiếu niên (NXB Thiếu niên Nhi đồng Phượng Hoàng, tỉnh Giang Tô). Cô bắt đầu sáng tác từ năm 13 tuổi và đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản.Tiểu thuyết dài tập Mặt trăng của Chu Tiểu Châu thời thiếu niên của cô đã bán bản quyền sang Malaysia. Trong khi đó, các tiểu thuyết Mùa lũ, Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng được bán bản quyền sang Việt Nam, UAE... ️