Theo dấu văn thơ - Kỳ 25: Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics, siêu trái đất vừa được khám phá có tên HD 20794 d, với khối lượng lớn gấp 6 lần trái đất và nằm trong khu vực gọi nôm na là "vùng sống được".Đây là khu vực cách sao trung tâm ở khoảng cách có thể cho phép nước dạng lỏng xuất hiện trên bề mặt hành tinh, từ đó tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi.Tuy nhiên, HD 20794 d di chuyển trên quỹ đạo hình ê líp chứ không phải hình tròn, đồng nghĩa khoảng cách giữa hành tinh với sao trung tâm dao động dựa trên vị trí của quỹ đạo. Vì thế, đến thời điểm này các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc xác định liệu có sự sống trên hành tinh hay không.Manh mối về sự tồn tại của siêu trái đất HD 20794 d bắt đầu từ năm 2022, khi tiến sĩ Michael Cretignier của Đại học Oxford’ (Anh) phát hiện một tín hiệu trong lúc kiểm tra dữ liệu được lưu trữ của Đài Thiên văn La Silla ở Chile.Dựa trên thông tin này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế vào cuộc. Họ phân tích dữ liệu thu thập được từ 2 thập niên quan sát trước khi xác nhận sự tồn tại của hành tinh trên.“Điều hào hứng là việc hành tinh ở gần trái đất (20 năm ánh sáng) mang đến hy vọng cho các sứ mệnh không gian tương lai trong việc chụp được hình ảnh chi tiết hơn về siêu trái đất này", theo tiến sĩ Cretignier.Các nhà nghiên cứu gọi HD 20794 d là trường hợp nghiên cứu thí điểm vô giá cho các dự án tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hệ mặt trời."Với vị trí của nó nằm trong vùng sống được và gần trái đất, hành tinh có thể đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh tương lai nhằm xác định các đặc điểm khí quyển của những hành tinh ngoài trái đất để tìm kiếm các dấu hiệu sinh học cho thấy tiềm năng có sự sống", theo nhà nghiên cứu.Houthi nói bắn tên lửa vào ‘căn cứ di động trên biển’ của Mỹ
Ở đợt tập trung U.22 Việt Nam trong tháng 3 để hướng tới chuyến tập huấn tại Trung Quốc, ông Kim Sang-sik và quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh thống nhất gọi 8 gương mặt. Có thể chia các tiền vệ U.22 Việt Nam thành 3 nhóm. Nhóm đầu gồm những cầu thủ từng dự SEA Games 32 (năm 2023 tại Campuchia), gồm Đinh Xuân Tiến và Nguyễn Văn Trường. Nhóm hai gồm các cầu thủ Việt kiều như Andrej Nguyễn An Khánh và Viktor Lê. Trong khi nhóm ba là những gương mặt còn lại đang đá V-League hoặc hạng nhất có. Còn tới 8 tháng để các cầu thủ ganh đua tìm vị trí. Bất ngờ có thể xảy ra, như cách đây 2 năm, HLV Philippe Troussier đã tin dùng Nguyễn Thái Sơn ở SEA Games 32 rồi đôn thẳng lên đội tuyển Việt Nam dù trước đó anh còn không được triệu tập đi đá giao hữu quốc tế. Tuy nhiên, Thái Sơn vươn lên nhờ nền tảng V-League, ở môi trường CLB Thanh Hóa với cường độ tập luyện mà một cầu thủ nói rằng thậm chí... khắc nghiệt hơn đội tuyển quốc gia. Nền tảng đóng vai trò cốt lõi trong quá trình tiến bộ của các cầu thủ. Với vị trí đòi hỏi kinh nghiệm, nhãn quan, tầm nhìn và thể lực như tiền vệ, việc được ra sân thi đấu ở sân chơi V-League rất quan trọng. Trong tay ban huấn luyện U.22 Việt Nam không có nhiều cầu thủ như vậy. Do đó, cuộc cạnh tranh nhiều khả năng diễn ra giữa những cái tên cũ: Văn Trường, Xuân Tiến, cùng Thái Sơn hiện đã được đôn lên đội tuyển Việt Nam để trau dồi. Cả ba gương mặt đều ít nhiều có dấu ấn. Văn Trường và Xuân Tiến có điểm chung, khi cùng là tiền vệ, nhưng từng được đôn lên đá tiền đạo nhờ thể hình tốt. Xuân Tiến thậm chí còn đoạt ngôi vua phá lưới U.23 Đông Nam Á 2023 khi đá "tiền đạo ảo", còn Văn Trường từng được ông Hoàng Anh Tuấn ở đội U.20 và ông Troussier xếp đá cao nhất trên hàng công. Dù vậy, ưu tiên của HLV Kim Sang-sik có lẽ vẫn là để Văn Trường và Xuân Tiến đá tiền vệ. Bởi đây vẫn là vị trí cả hai được tập luyện tại CLB (do suất tiền đạo nghiễm nhiên thuộc về ngoại binh), nhờ vậy có sự thuần thục và quen thuộc hơn cả ở vị trí này. Đây là điểm tựa của thầy Kim, khi những tiền vệ Việt kiều như Viktor Lê và Andrej Nguyễn An Khánh đều chưa nổi bật. Viktor Lê xử lý "sáng nước", nhưng vẫn chưa linh hoạt, đồng thời nền tảng thể lực là dấu hỏi (mới đá chính 6 trận mùa này). Còn Andrej Nguyễn An Khánh có phần vụng, xử lý bóng chưa gọn gàng. Cả hai cũng chưa nói tốt tiếng Việt để giao tiếp thuần thục với đồng đội. Theo chuyên gia Đoàn Minh Xương (trưởng ban bóng đá học đường Liên đoàn Bóng đá TP.HCM), HLV Kim Sang-sik sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa đội tuyển Việt Nam và U.22, bởi đội U.22 là bước đệm để đào tạo lứa kế cận cho đội tuyển quốc gia.Do đó, hai đội nhiều khả năng có lối chơi và triết lý vận hành tương đồng, như đá với sơ đồ 3-4-3, trong đó 2 tiền vệ trung tâm được xây dựng theo công thức cơ bản: 1 cầu thủ cầm bóng điều tiết lối chơi và xử lý sáng tạo để mở đường tấn công, người còn lại càn quét, dọn dẹp và đánh chặn để hỗ trợ phòng ngự.Vai trò đánh chặn ở đội tuyển được giao cho Doãn Ngọc Tân. Còn ở cấp độ U.22, Thái Sơn có thể tiếp bước đàn anh. Không chỉ cùng chơi cho CLB Thanh Hóa, mà Thái Sơn còn có điểm tương đồng ở khả năng chạy bao sân, tranh chấp nhiệt huyết và không ngại va chạm dù thua thiệt thể hình. Khuyết điểm của tiền vệ sinh năm 2003 là sự nóng vội, đôi khi không chọn đúng vị trí, hay bị cuốn theo lối đá của đối thủ và chưa điều chỉnh tâm lý ổn định (hay còn gọi là sức bền tâm lý) để theo kịp nhịp chơi ở những trận đấu căng thẳng. Song, Thái Sơn mới 22 tuổi, còn thời gian để rèn. Còn vai trò quán xuyến tuyến giữa và cầm nhịp, Văn Trường là ứng viên số một. Anh từng được ông Kim trao suất đá chính ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Nga (tháng 9.2024), trong vai trò tiền vệ trung tâm bên cạnh đàn anh Hùng Dũng. Văn Trường đã thể hiện điểm mạnh là che chắn, có nhiều ý tưởng phát triển bóng cùng lối tư duy ổn. Nhưng cũng như nhiều cầu thủ trẻ khác, tiền vệ của CLB Hà Nội chưa có tâm lý vững, còn lạm dụng kỹ thuật cá nhân và chưa biết giải quyết tình huống gọn gàng.Các tiền vệ cần chạy đua để hoàn thiện mình cho các giải đấu quan trọng. Chờ xem HLV Kim Sang-sik sẽ "mài ngọc" ra sao.
Tài xế ô tô 'kêu trời' vì xe máy chạy ẩu, suýt gây tai nạn đối đầu
Anh Trịnh Quốc Tuấn, 39 tuổi, cựu sinh viên K26 – ngành thể dục thể thao khóa 1 - Trường ĐH Quy Nhơn, là một trong những cổ động viên nổi bật trên khán đài sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Không chỉ tiếp lửa cho đội nhà bằng những tiếng trống sôi động, anh Tuấn còn hào phóng ủng hộ 5 triệu đồng để động viên tinh thần các cầu thủ ngay sau chiến thắng 3-1 của Trường ĐH Quy Nhơn trước Trường ĐH Trà Vinh vào chiều 4.3.Hiện công tác tại TP.HCM với vai trò giảng viên thể chất tại một số trường đại học, anh Tuấn luôn dõi theo hành trình thi đấu của đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn. Khi hay tin thầy trò từ Quy Nhơn vào TP.HCM tranh tài tại Vòng chung kết giải bóng đáThanh Niên Sinh viên Việt Nam lần thứ III, anh đã không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào, luôn có mặt trên khán đài để tiếp sức cho đội nhà.
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.
Xét xử kín vụ 'bé trai 3 tuổi bị cha dượng ép hút ma túy'
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?