Sao bóng rổ gốc Việt chia sẻ lý do chưa thể khoác áo đội tuyển Việt Nam
Nhóm 6 của vòng loại khu vực TP.HCM có đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và đội Trường ĐH QL&CN TP.HCM. Đây được đánh giá là bảng đấu "tử thân", khi có 2 đến 3 đội bóng có thực lực.Trong đó, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dưới sự dẫn dắt của cựu tuyển thủ Cảng Sài Gòn Nguyễn Văn Tuấn (biệt danh Tuấn đen) đang có tham vọng rất lớn. Ông Tuấn cho biết: "Sau một năm, kể từ ngày chia tay đầy đáng tiếc ở giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam 2024, các cầu thủ của chúng tôi vẫn miệt mài tập luyện, thi đấu giao hữu, tham gia các giải đấu nội bộ và phong trào. Các bạn đã tiến bộ về chuyên mộn, đề án, chiến lược mà ban huấn luyện đưa ra đều được hoàn thành tốt. Bằng chứng là tại giải bóng đá sinh viên ĐHQG TP.HCM 2024 ở Bình Dương vừa qua, các cầu thủ đã thi đấu rất tốt, tạo cảm hứng động lực tràn trề cho các cầu thủ cống hiến tại mùa giải năm nay. Đội Trường ĐH Bách khoa TP,HCM sẽ cố gắng, tập luyện cật lực để có một phong độ tốt nhất ở giải đấu lần này. Chúng tôi sẽ cố gắng ở từng trận, để có mặt ở vòng chung kết".Ở nhóm 6, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phải cạnh tranh trực tiếp với đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Đội Trường ĐH Nông Lâm luôn là cái tên đáng gờm và được xem là sáng giá nhất cho ngôi nhất của nhóm 6 để giành vé vào vòng play-off.Trước khi hai đội đụng độ nhau, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần phải giành chiến thắng ở các trận đấu còn lại nhằm tích lũy điểm số. Đội Trường ĐH QL&CN TP.HCM bị đánh giá yếu hơn, đội bóng của HLV Tuấn đen có sự chuẩn bị kỹ càng hứa hẹn sẽ giành 3 điểm trận ra quân.
Trên đường đi 'phượt', hết tiền bèn cướp giật tài sản
Với nhiều sinh viên nữ, bóng đá cũng là một tình yêu. Nguyễn Huỳnh Nhi, 18 tuổi, chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023 là một sân chơi được tổ chức chuyên nghiệp, uy tín, giúp các sinh viên được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt là tìm kiếm ra những tài năng bóng đá chuyên nghiệp. “Dù không thường xuyên xem bóng đá nhưng đối với mình đây là một môn thể thao thú vị. Chắc chắn mình sẽ cổ vũ thật nhiệt tình cho đội của trường mình”, Huỳnh Nhi cho hay.
Khát vọng đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới
Với mục tiêu tiếp tục khuyến khích mỗi người, mỗi nhà xây dựng lối sống tích cực, chủ động rèn luyện sức khỏe và lan tỏa tình yêu thương - yêu thương bản thân và gia đình, yêu thương cộng đồng và yêu thương trái đất, Dai-ichi Life Việt Nam đã chính thức phát động chương trình Đi/Chạy bộ và hoạt động thể dục thể thao trực tuyến vì cộng đồng "Dai-ichi Life - Cung đường yêu thương 2023" từ ngày 15.4.2023 đến ngày 3.12.2023. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động và sự kiện chào đón cột mốc phục vụ trên 5 triệu khách hàng và cam kết tăng trưởng xanh bền vững của Dai-ichi Life Việt Nam trong năm 2023.
Hồi trẻ, là cái hồi mà mọi thứ đều mới mẻ thanh tân, đẹp đẽ, kể cả chuyện yêu đương. Rồi đến đoạn không còn trẻ, chúng tôi đã bớt hỏi nhau câu ấy, khi mà trong cuộc tình của mỗi người đều nhuốm màu vàng phai héo úa. Thậm chí, có kẻ còn thở dài hiu hắt: "Tình yêu à? Đến một giai đoạn nào đó, tình yêu chẳng còn gì để nói, nó rỗng như một đường ống thoát nước. Và rồi mọi thứ đẹp đẽ cứ trôi tuột đi!".Có một điều lạ là xã hội ngày càng hiện đại, sự gắn kết trong tình yêu lại có vẻ hời hợt. Có thể vì chúng ta có vô vàn điều để lựa chọn, thay vì chỉ một. Khi mà mọi thứ đều phát triển vượt bậc, không điều gì còn ở thế độc tôn, duy nhất, tuyệt đối, kể cả tình yêu và sự chung thủy. Mới đây, tôi đọc được một nghiên cứu chỉ ra rằng những năm gần đây tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 600.000 vụ ly hôn - một con số không hề nhỏ. Nó có tác động tiêu cực đến không ít các bạn trẻ đang tuổi lập gia đình. Và quanh tôi vô số những ông bố, bà mẹ trẻ đơn thân vui vẻ sống mà không vướng bận yêu đương.Vậy thì, bây giờ ngoài kia thế giới họ yêu nhau kiểu gì?Bữa đó tôi bắt gặp chú ngồi nhổ tóc ngứa cho vợ mình trước cửa tiệm tạp hóa. Tôi hay ghé mua mấy thứ linh tinh, chẳng mấy để ý đến vợ chồng chủ tiệm. Từ bữa bắt gặp cảnh "tình bể bình" đó, tôi quan tâm hơn tới họ, để rồi ngạc nhiên hơn khi thấy họ quấn quýt nhau không rời: đi đón cháu tan học, đi chợ, đi cà phê, đi ăn, đi khám bệnh… đều có đôi, như vợ chồng son. Hỏi ra mới biết, chú là kỹ sư, vẫn còn đang đi làm; vợ chỉ ở nhà nội trợ, buôn bán thêm. Hai người hai vị thế khác biệt nhưng vẫn bền bỉ bên nhau sau hơn 30 năm hôn nhân. Nếu không vì tình yêu, thì là vì điều gì?Còn tình yêu của người trẻ thì sao? Cách đây không lâu, tôi đọc được câu chuyện tình cảm động: chàng trai nọ đã dành cả thanh xuân 10 năm ròng rã chăm sóc cô người yêu bị bệnh ung thư. Họ cưới nhau ngay trong bệnh viện. Cô dâu rạng ngời trên giường bệnh với mái tóc giả che phủ trên đầu...Hai câu chuyện nhỏ nhưng cứ ám lấy tâm trí, để tôi tin rằng dù thế giới này có ra sao, thì đâu đó vẫn có những con người đang miệt mài học cách yêu và thực hành thứ tình yêu bình dị mà đẹp đẽ đến ngỡ ngàng.Tình yêu cũng giống như hoa hồng. Loài hoa đẹp sẽ không mất đi nếu ta sẵn lòng trồng và chăm sóc nó, chờ đợi nó nở hoa. (*) Lời bài hát Hoa hồng - sáng tác: Phan Mạnh Quỳnh; ca sĩ Hà Anh Tuấn trình bày.
Xe khách chở học sinh vượt ẩu, tài xế còn 'thách thức' khi bị chặn đường
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.

Bạn có tin được món ăn vặt này lại là 'báu vật quốc gia' của Ấn Độ?
Vì sao 'loạn giá' học bằng lái ô tô?
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
Giải bài toán lợi nhuận khi kinh doanh thời trang bền vững
Chiều 2.5, PV có liên hệ đến Trung tâm chăm sóc khách hàng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Đại diện trung tâm này cho biết trường hợp người thuê trọ có nghi ngờ, thắc mắc về giá điện thì có thể liên hệ đến công ty điện lực để khiếu nại.
mmlive pc
Dưới đây là 10 tác phẩm văn học dịch đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là cuốn sách đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2023 Jon Fosse, Ánh sáng trắng là tác phẩm "nhập môn" điển hình nhất cho những ai muốn tìm hiểu về thế giới sáng tạo của Jon Fosse. Câu chuyện xoay quanh một người đàn ông chạy xe vào rừng giữa mùa đông tuyết trắng và rồi gặp được những "điểm mốc" đặc biệt của cuộc đời mình.Trong đó, với những câu văn ngắn, các liên từ và yếu tố lặp đi lặp lại đã làm rất tốt nhiệm vụ "nói hộ cho những thứ không thể nói ra" mà ông được Ủy ban Văn chương của Viện Hàn Lâm Thụy Điển ngợi ca. Ngoài ra chủ đề cận tử và cái chết rất điển hình của ông cũng hiện diện, qua đó cho thấy những gì là Fosse nhất.Được biết đến nhiều nhất qua cuốn hồi ký Châu Phi nghìn trùng, tuy vậy Isak Dinesen cũng là một nhà văn tài năng với những câu chuyện hư cấu ấn tượng. Và Bảy chuyện kể Gothic là một trong số đó. Thông qua 7 truyện ngắn có màu sắc nhất quán, bà đã cho thấy được nội lực riêng qua những câu chuyện vừa ám ảnh, vừa khơi gợi và kích thích sự tò mò nhưng cũng đồng thời để lại những dấu ấn lớn.Theo đó, đây cũng là tác phẩm đưa tên tuổi bà ra với quốc tế, góp phần giới thiệu một tác giả nữ Đan Mạch độc đáo. Khi nhận giải Nobel Văn chương, Ernest Hemingway đã có ý nói Dinesen xứng đáng có một giải riêng cho bản thân mình, và qua cuốn sách dày dặn được cho ra đời đầy tâm huyết này, nhận định nói trên thêm một lần nữa đã được khẳng định. Thuộc thế hệ những người tiên phong cho phong cách hiện thực huyền ảo của châu Mỹ Latinh, bên cạnh J.L.Borges, Arlt cũng là cái tên quan trọng của văn học Argentina nhưng chưa được chú ý đủ bởi qua đời quá sớm. Bảy kẻ khùng điên theo đó là tác phẩm nổi tiếng và ấn tượng nhất của ông, chứa đựng mọi đau khổ, tuyệt vọng cũng như điên rồ lên đến không tưởng.Trong đây, nội tâm nhân vật chính Erdosain đã được đặc tả một cách ấn tượng mà chỉ duy sự huyền ảo mới có thể làm được. Tuy không được đánh giá cao vào đầu thập niên 1930 khi nó ra mắt, nhưng không thể phủ nhận cũng từ đây mà một thế hệ Cortazar, Fuentes, Marquez... đã được truyền cảm hứng, từ đó mang lại một phong cách riêng biệt cho văn học của một châu lục. Đoạt giải Goncourt danh giá của Pháp vào năm 2021, Bất thường là tác phẩm đã tạo nên hiện tượng xuất bản khi tẩu tán hơn 1 triệu bản sau khi giải thưởng được công bố. Điều này không chỉ bất ngờ với một tiểu thuyết đoạt giải văn chương danh giá nhất của Pháp, mà càng bất ngờ hơn khi người viết nó thuộc Xưởng Văn chương Tiềm tàng OuLiPo - nơi khai phá những tiềm năng văn chương - vốn được mệnh danh là không dễ viết.Chỉ trong gần 400 trang sách, Tellier đã cho thấy tài năng vượt trội khi cắt qua mảnh đời của gần 10 nhân vật, từ đó phản ánh những góc tối tâm hồn đồng thời phơi bày những hiện trạng xã hội. Ông cũng vận dụng thành thạo những lý thuyết vật lý, các mô hình giả lập về lý thuyết trò chơi, về nhân bản, thế giới song song, đa vũ trụ... đưa người đọc vào một mê cung vô cùng hấp dẫn.Được đánh giá là tác phẩm dễ đọc nhất của Modiano, nhưng Biệt thự buồn vẫn sẽ thách thức những độc giả mon men đến gần thế giới sáng tạo của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2014 này. Xoay quanh câu chuyện và những năm tháng tuổi trẻ của một thanh niên trốn tòng quân đến tham gia chiến tranh Algeria, Modiano đã tạo nên một bầu không khí vừa ngột ngạt, vừa khép kín nhưng cũng đầy hoang hoải của tuổi trẻ trong sự bất định.Ở đây những gì vốn có thuộc tính là đẹp và buồn vẫn sẽ hiện diện. Vẫn bằng một dung lượng không quá dày dặn, nhưng nhà văn Pháp này vẫn để lại nhiều ấn tượng lớn trong lòng độc giả và không ngừng cho thấy tiềm năng đặc biệt của bản thân, khi tránh xa những Paris, xa những hồi ức đau đớn và di sản khốc liệt của cộng đồng Do Thái. Là nhà văn Hungary sống tại Thụy Sỹ viết bằng tiếng Pháp, những nét chính trong cuộc đời Kristof cũng phản ánh văn chương của bà: tiếng nói của một thế hệ bị bứng gốc bởi những xung đột bạo lực. Gồm 3 cuốn nhỏ, đây có thể coi là tuyệt tác của bà với đầy bạo lực, sự khốc liệt và cay đắng của cuộc sống được thể hiện trần trụi và không khoan nhượng.Độc giả bước vào thế giới của Kristof sẽ không tránh khỏi cảm giác bất ngờ bởi thế giới mà bà xây dựng. Phút trước đó là những đứa trẻ ngây thơ, những linh mục cao đạo, những cô gái trong trắng, thì ngay phút sau họ đã biến chất để trở thành những con quái vật thật sự. Thế giới văn chương của bà chao đảo và không cân bằng, phản ánh được sự chông chênh và không đáng tin cậy chính là bản chất thâm sâu của nó. Là nữ văn sĩ không còn xa lạ với độc giả Việt Nam qua cuốn Người tình, thế nhưng Đập chắn Thái Bình Dương còn khắc khoải hơn thế, khi xoay quanh một gia đình Pháp đến Campuchia theo tiếng gọi lên đường đến Đông Dương và rồi sẽ mãi mục ruỗng tại đây. Trong tác phẩm là tiền thân cho Rạp Eden sau này, Duras đã đào sâu vào thế lưỡng nan của một lớp người da trắng trong một thời đại, qua đó phơi bày tất thảy những khía cạnh của họ.Từ cao ngạo, ngưỡng vọng cho đến sụp đổ và rồi ngã quỵ. Ba mẹ con trong cuốn sách này đại diện cho những thế hệ khác nhau, những rẽ hướng khác nhau, những quyết định khác nhau, nhưng không thể phủ nhận thứ chờ đợi họ sau rốt vẫn là thất bại - một sự cay đắng mà ngay khoảnh khắc lựa chọn họ đã sai lầm khi đưa ra.Là phần 2 của tác phẩm Đứa trẻ cát nổi tiếng và cũng đồng thời chiến thắng giải Goncourt danh giá, Đêm thiêng không phức tạp như phần trước đó nhưng lại đầy trăn trở và sự khắc khoải. Ở phần 2 này thay vì đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật chính, tác giả đã xoáy sâu hơn vào thế giới bên ngoài, khi bản lai diện mục của cô đã được trao trả về đúng những gì mà nó sở hữu.Rồi cũng từ đây, những gì xảy ra với cô cho thấy những thiết chế cũ chưa khi nào thay đổi. Những nhà ngục tâm trí, một tình yêu hoảng loạn... tất cả đẩy người phụ nữ vào bóng đêm cuộc đời. Không chỉ gây ra bởi cấu trúc xã hội, mà chính sự đố kỵ của con người cũng có thể gây ra bạo lực khủng khiếp. Giành giải Pulitzer danh giá ở hạng mục tiểu thuyết, Jody và Chú nai con cho thấy quang cảnh thiên nhiên của vùng Florida thập niên 1940, 1950 tuyệt đẹp cùng mâu thuẫn đấu tranh vô cùng khốc liệt giữa tự nhiên và con người. Ở đó, lương tri cao thượng và sự thơ ngây phải đối mặt với hiện thực khốc liệt, từ cái đói, cái nghèo và thiên nhiên không ngừng gào thét.Tác phẩm lớn này không chỉ họa lại bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, mà còn ca ngợi vẻ đẹp của con người trong việc đối đầu với tự nhiên, xem những gì quanh mình là đầy gần gũi, thiêng liêng và có cách ứng xử phù hợp. Tuy đã ra đời từ hơn 1 thế kỷ trước, nhưng có thể nói tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị, trao truyền lại những thông điệp cho chính chúng ta.Là tác phẩm kinh điển trong số những tác phẩm viết về cộng đồng da màu, Alice Walker đã không từ khốc liệt để viết nên một tác phẩm vô cùng ám ảnh. Bị cấm ở nhiều trường trung học Mỹ vì sự trần trụi, thế nhưng cũng có thể nói từ đây mà những gì đè nén đã được bộc lộ. Không dừng ở đó, nó cũng đồng thời cho thấy sự gắn kết của một cộng đồng sở hữu điểm chung là bị xem nhẹ, từ đó tạo nên một bản hòa ca chan chứa hy vọng.Năm 2023, nó được chuyển thể thành phiên bản nhạc kịch và nhận nhiều đề cử Oscar. Trước đó nó cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh, chiến thắng giải Sách quốc gia và Pulitzer... Với những ghi nhận và sức ảnh hưởng như thế, không ngoa khi nói đây là một trong những tác phẩm nên đọc nếu muốn tìm hiểu về chủ đề này.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư