Giá USD hôm nay 23.4.2024: Đô la tự do quay đầu đi xuống, ngược ngân hàng
- Tổng đài riêng biệt miễn cước 24/7 hỗ trợ các thông tin liên quan đến chủ thẻ, thông tin về giao dịch của thẻ…Đà Nẵng bắt tay 'ông lớn' đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo
Nếu phải cách xa anh
Họa sĩ nói gì khi nữ tỉ phú giàu nhất nước Úc yêu cầu loại bỏ bức chân dung vẽ mình?
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư".
Theo TechRadar, các chuyên gia an ninh mạng từ ESET đã phát hiện một chiến dịch mới có tên DeceptiveDevelopment từ các nhóm tin tặc được cho từ Triều Tiên. Các nhóm sẽ này giả danh nhà tuyển dụng trên mạng xã hội để tiếp cận các lập trình viên tự do, đặc biệt là những người đang làm việc với các dự án liên quan đến tiền mã hóa.Mục tiêu chính của chiến dịch này là đánh cắp tiền mã hóa, tin tặc sẽ sao chép hoặc tạo hồ sơ giả mạo của các nhà tuyển dụng và liên hệ với lập trình viên thông qua các nền tảng tuyển dụng như LinkedIn, Upwork, hay Freelancer.com. Chúng sẽ mời lập trình viên tham gia một bài kiểm tra kỹ năng lập trình như một điều kiện để được tuyển dụng.Những bài kiểm tra này thường xoay quanh các dự án về tiền mã hóa, trò chơi có tích hợp blockchain hoặc các nền tảng cờ bạc sử dụng tiền mã hóa. Các tập tin của bài kiểm tra được lưu trữ trên các kho lưu trữ riêng tư như GitHub. Khi nạn nhân tải xuống và chạy dự án, phần mềm độc hại có tên BeaverTail sẽ được kích hoạt.Tin tặc thường không chỉnh sửa nhiều trong mã nguồn của dự án gốc mà chỉ thêm mã độc vào những vị trí khó phát hiện, chẳng hạn như trong mã nguồn máy chủ (backend) hoặc ẩn trong các dòng chú thích. Khi được thực thi, BeaverTail sẽ tìm cách trích xuất dữ liệu từ trình duyệt để đánh cắp thông tin đăng nhập, đồng thời tải xuống một phần mềm độc hại thứ hai có tên InvisibleFerret. Phần mềm này hoạt động như một cửa hậu (backdoor), cho phép kẻ tấn công cài đặt AnyDesk - một công cụ quản lý từ xa giúp thực hiện thêm nhiều hoạt động sau khi xâm nhập.Chiến dịch tấn công này có thể ảnh hưởng đến người dùng trên cả các hệ điều hành Windows, macOS và Linux. Các chuyên gia đã ghi nhận nạn nhân trên toàn cầu, từ các lập trình viên mới vào nghề đến những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Chiến dịch DeceptiveDevelopment có nhiều điểm tương đồng với Operation DreamJob, một chiến dịch trước đó của tin tặc nhắm vào nhân viên ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng để đánh cắp thông tin mật.
Nhận định bóng đá PSG vs Bayern Munich (2 giờ ngày 14.4): PSG không chủ trương cầm hòa
Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, giữ chức trợ lý Thủ tướng Phạm Minh Chính.Bổ nhiệm ông Lê Hoàng Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chính phủ, giữ chức Trợ lý Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình.Bổ nhiệm ông Đỗ Hoàng Minh, Vụ trưởng thuộc Bộ Ngoại giao, biệt phái công tác tại Văn phòng Chính phủ, giữ chức Trợ lý Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn.Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định bổ nhiệm trung tướng Thái Đại Ngọc, Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy T.Ư, Tư lệnh Quân khu 5, giữ chức Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Thái Đại Ngọc sinh năm 1966, quê quán Đà Nẵng. Bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy T.Ư, Tư lệnh Quân khu 3, giữ chức Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc sinh năm 1968, quê quán Nam Định.