Nha Trang Dolphins tạo kỳ tích bất bại trên sân nhà ở VBA 2023
U.17 Việt Nam là đội tuyển sẽ nổ phát súng đầu tiên cho bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025, khi chuẩn bị bước tới vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Tại sân chơi này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.Đây là bảng đấu được đánh giá là khó nhằn với U.17 Việt Nam, bởi U.17 Nhật Bản là đương kim vô địch giải đấu, trong khi các đội trẻ đến từ Úc, UAE đều thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất khu vực. Tuy nhiên ở sân chơi trẻ, bất ngờ có thể xảy ra. Năm 2016, U.17 Việt Nam cũng nằm cùng bảng U.17 Nhật Bản và U.17 Úc, nhưng sau đó đã đoạt vé vào tứ kết.Nếu lặp lại thành tích vào tứ kết ở giải năm nay, U.17 Việt Nam sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé dự U.17 World Cup. Bởi vậy, công tác chuẩn bị đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tiến hành từ bây giờ.Băng ghế huấn luyện của U.17 Việt Nam sẽ thay đổi "thuyền trưởng". Ban đầu, HLV Cristiano Roland (người dẫn dắt đội suốt nửa năm qua) được chờ đợi sẽ huấn luyện U.17 Việt Nam ở vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Song, ông Roland vừa được bổ nhiệm ngồi ghế giám đốc kỹ thuật CLB Đà Nẵng, nên sẽ không nắm quyền tại U.17 Việt Nam.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, VFF đang lên danh sách ứng viên cho ghế HLV trưởng U.17 Việt Nam. Trong đó, ứng viên sáng giá nhất là một chiến lược gia Nhật Bản, từng dẫn dắt đội U.16 Nhật Bản và có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, giảng dạy bóng đá và làm việc cho Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA). Ứng viên này đang được các phòng ban chuyên môn của VFF nghiên cứu kỹ lưỡng để tuyển chọn cho U.17 Việt Nam.Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là lần đầu tiên sau 9 năm, một đội trẻ nam của Việt Nam được huấn luyện bởi chiến lược gia Nhật Bản. Quãng thời gian gần nhất một HLV Nhật Bản bén duyên với bóng đá trẻ nam của Việt Nam là giai đoạn 2014 - 2016, khi ông Toshiya Miura kiêm nhiệm HLV trưởng của cả đội tuyển quốc gia, U.23 và Olympic Việt Nam. Sau thời ông Miura, vị trí HLV trưởng các đội U.17 và U.20 Việt Nam thường được giao cho thầy nội. HLV Hoàng Anh Tuấn là người giàu kinh nghiệm nhất với các đội tuyển trẻ Việt Nam, cũng là "thuyền trưởng" của U.17 Việt Nam tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Các đội tuyển U.17 và U.20 Việt Nam được xem như cái nôi rèn giũa nhân tài cho đội tuyển quốc gia. Dù vậy trong năm 2024, ghế HLV ở các đội này liên tục đổi chủ.Đơn cử ở đội U.17 Việt Nam, HLV Trần Minh Chiến đã dẫn dắt cầu thủ tham dự giải Đông Nam Á trong năm 2024, nhưng sau đó người cầm lái ở vòng loại U.17 châu Á 2025 lại là HLV Roland.Hay ở đội U.20 Việt Nam, ông Hứa Hiền Vinh là người huấn luyện ở các giải Đông Nam Á và vòng loại châu Á. Sau khi đội dừng bước ở vòng loại, chiếc ghế này hiện để trống.Để đảm bảo sự ổn định và xuyên suốt cho các đội tuyển trẻ, VFF cần bổ nhiệm HLV làm việc lâu dài, với chiến lược nhất quán để định hình lối chơi cho các cầu thủ trẻ. HLV đội trẻ cùng với HLV Kim Sang-sik cũng cần làm việc chặt chẽ để đảm bảo sự thông suốt, giúp các tài năng trẻ có hành trang vững vàng cho mục tiêu khoác áo đội tuyển Việt Nam sau này.Linh mục U.80 'nhạc trưởng' đại trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn: Tôi ngã xuống, cũng rất vui
Tờ Cebu Daily News ngày 1.2 dẫn thông cáo của Hội đồng An ninh quốc gia Philippines (NSC) cho hay hệ thống tên lửa tầm trung Typhon ở nước này "không nhằm chống lại bất cứ quốc gia nào".Thông cáo được đưa ra sau khi Trung Quốc kêu gọi Philippines "nhanh chóng rút" hệ thống tên lửa Typhon, sau thông tin Mỹ điều động hệ thống tên lửa này tại một vị trí mới ở Philippines hôm 23.1. "Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hệ thống tên lửa Typhon chỉ nhằm mục đích phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào", Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Año cho biết trong thông cáo."Nó đã được triển khai tới Philippines trong cuộc tập trận Balikatan (vai kề vai) năm 2024, chỉ nhằm mục đích cải thiện khả năng sẵn sàng và tương tác với quân đội và thiết bị từ các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ", theo ông Año.Bên cạnh đó, ông Año cho biết việc tiếp tục triển khai hệ thống tên lửa Typhon là rất quan trọng để cải thiện năng lực phòng thủ của Philippines.Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. trước đó nhấn mạnh rằng hệ thống tên lửa này "không nhằm vào các quốc gia cụ thể".Hệ thống tên lửa Typhon được đưa đến nước này vào tháng 4.2024 và lần đầu tiên được triển khai trong cuộc tập trận Balikatan 2024, cuộc tập trận thường niên giữa quân đội Philippines và Mỹ với sự tham gia của các quan sát viên từ các nước đồng minh.Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hôm 30.1, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết ông sẵn sàng rút tên lửa đó ra khỏi nước này nếu Trung Quốc ngừng hành động gây hấn ở vùng biển phía tây Philippines.Ông Año cho biết phát biểu trên là "một cử chỉ chân thành… mà chúng tôi hy vọng sẽ được đáp lại theo tinh thần thiện chí và hữu nghị giữa 2 nước", đồng thời nói rằng Philippines "luôn theo đuổi các biện pháp hòa bình và ngoại giao phù hợp với mong muốn giảm leo thang căng thẳng" ở vùng biển này.
Phương Vũ kể lại cuộc gặp bất ngờ với CEO Tim Cook: 'Bác ấy nhẹ nhàng, vui tính'
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Trải qua 42 năm (968 -1010) tồn tại và gắn bó với 3 vương triều: Đinh, Tiền Lê, Lý đã thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Đại Cồ Việt thống nhất, độc lập, tự chủ… đóng vai trò là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên, do đó càng tạo nên động lực thu hút dân cư từ nhiều vùng đến sinh sống. Hoa Lư cũng là danh xưng của đô thành - đế đô đầu tiên của quốc gia Đại Việt.
Hà Tĩnh chi 14 tỉ khắc phục sạt lở bờ sông cạnh đền thờ quan Hoàng Mười
Ngày 11.2, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt trong mùa cạn 2025.Kế hoạch nhằm sẵn sàng các kịch bản ứng phó nguy cơ về nguồn nước, tăng cường phối hợp và giao trách nhiệm cụ thể các đơn vị; kịp thời thông tin, vận động các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.Trong đó, các đơn vị tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) có nguy cơ ảnh hưởng cấp nước cho TP.Đà Nẵng để phát hiện các bất thường về lưu lượng, mực nước. Đồng thời, theo dõi các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trong vận hành hồ chứa. Tất cả nhằm đảm bảo cấp nước cho TP.Đà Nẵng đến cuối mùa cạn và duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông.Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn tại Nhà máy nước Cầu Đỏ lớn hơn 1.000 mg/lít (nhiễm mặn không thể khai thác), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có thẩm quyền điều hành vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của hồ A Vương, sông Bung 4 - 4A - 5 - 6, Đắk Mi 4, sông Côn 2 bậc 1, đập An Trạch về hạ lưu sông Vu Gia để giảm mặn, cho đến khi độ mặn thấp hơn 700 mg/lít trong 12 giờ liên tục.TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đắp đập tạm trên sông Quảng Huế và cao trình phù hợp để ngăn mặn khi cần thiết.Nếu tất cả phương án không đảm bảo cấp nước, TP.Đà Nẵng sẽ đắp đập tạm trên sông Cẩm Lệ để ngăn mặn.TP.Đà Nẵng cũng phối hợp tỉnh Quảng Nam lập kế hoạch hoạt động của Ban điều phối quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ 2 tỉnh, thành trong năm 2025, nhằm kiến nghị Trung ương về các giải pháp ứng phó diễn biến bất thường. Nhất là khi thủy điện Hòa Bình mở rộng từ tháng 4 đến tháng 6, có thể các hồ thủy điện trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn được huy động phát điện, gây nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn gia tăng trên sông Cầu Đỏ.Trong khi chờ Bộ NN-PTNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi An Trạch, Bàu Nít, Thanh Quýt, Hà Thanh, UBND TP.Đà Nẵng giao Sở NN-PTNT có giải pháp khắc phục tạm thời sự cố rò rỉ, thất thoát nước.