‘Bó tay’ xe bán tải dừng chờ đèn đỏ… giữa ngã tư
Giải đấu sẽ giúp quảng bá loại hình bóng đá độc đáo tại Việt Nam bằng cách tạo cơ hội để các đội bóng ở Đông Nam Á thi đấu, giao lưu bên cạnh mục tiêu giới thiệu văn hóa bóng đá tuyệt vời của Việt Nam ra khu vực và thế giới.Mạng xã hội của tỉ phú Elon Musk chuẩn bị tích hợp AI
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Trại hè Thanh thiếu niên kiều bào: Giúp người trẻ yêu quê hương, đất nước nhiều hơn
Ngày 15.2, theo thông tin từ Đội CSGT Công an TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), lực lượng đang phối hợp, xác minh danh tính 2 thanh niên đánh người sau vụ va chạm giao thông.Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ 42 phút (ngày 14.2), tại nút giao giữa đường Phan Chu Trinh và Đặng Thai Mai (P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột) xảy ra vụ va chạm giao thông giữa 2 xe máy.Theo đó, vụ va chạm khá nhẹ nhưng khiến người đàn ông đi trên xe máy mang BKS 47B2-2XX.XX ngã xuống đường. Khi người này chuẩn bị đứng dậy thì bị 2 thanh niên điều khiển xe máy mang BKS 47AD-060.86 cùng lao vào, đá nhiều lần vào vùng mặt.Cụ thể, người bị đánh trong vụ va chạm giao thông là anh V.T.H.Q.T. (25 tuổi, trú tại TP.Buôn Ma Thuột). Sau khi bị đánh, anh T. đã đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để khám, điều trị.Theo thông tin từ Đội CSGT Công an TP.Buôn Ma Thuột, vụ va chạm giao thông nói trên không gây thiệt hại về người và tài sản. Hiện, lực lượng chức năng đang điều tra, truy tìm danh tính 2 thanh niên này.Qua tìm hiểu của PV, khi đến bệnh viện, anh T. trong tình trạng bị chảy máu nhiều, đau đầu, tức ngực, bị đau nhức phần răng cửa.
Một người đàn ông đã dùng hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá của một công ty đấu giá, để rồi bị lừa đảo hết sạch. Ngày 1.1.2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Trần Tấn Hoàng (43 tuổi, ở quận Tân Phú) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là người thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC, nơi đã khiến hơn 52 tỉ của một người đàn ông "không cánh mà bay". Trước đó, thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, Phòng Cảnh sát kinh tế xác lập chuyên án 089L, đấu tranh, bắt giữ Trần Tấn Hoàng để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thông qua hoạt động đấu giá tài sản.Công an xác định vào tháng 5.2019, bị can Trần Tấn Hoàng thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC (công ty này đã nhiều lần thay đổi tên như Công ty Tiền Phong, Hoàng Phát, Trung Tín) và thuê người đại diện pháp luật, điều hành các phiên đấu giá.Do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 2.2020 - 1.2022, Trần Tấn Hoàng đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty VAMC được cơ quan thi hành án giao bán đấu giá nhiều tài sản, để một người đàn ông tin tưởng nộp tiền đặt cọc.Ông này đã nộp hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Trần Tấn Hoàng không thực hiện đúng cam kết mà chiếm đoạt số tiền này sử dụng mục đích cá nhân.Nhận tin báo, Công an TP.HCM đã khẩn trương xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.Ngoài ra, quá trình điều tra Phòng Cảnh sát kinh tế còn nhận được đơn tố giác của một số cá nhân khác về việc bị can Trần Tấn Hoàng nhận tiền đặt trước của người tham gia đấu giá nhưng sau khi việc mua bán tài sản đấu giá không thành, bị can Hoàng đã không hoàn trả lại tiền mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án Eaton Park
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.