Lượng tiêu thụ ô tô cỡ nhỏ dưới 450 triệu gia tăng, Hyundai Grand i10 dẫn đầu
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) được đánh giá nhỉnh hơn. Trong 4 lần đụng độ trực tiếp gần nhất, CLB CAHN bất bại, thắng đến 3 trận. Ngoài đội hình chất lượng, sở hữu nhiều ngôi sao có phong độ cao, tinh thần của đội bóng do HLV Polking dẫn dắt lúc này đang rất hưng phấn khi vừa cắt được mạch bất bại của CLB Thể Công Viettel. Bất lợi duy nhất mà CLB CAHN phải chịu trước trận đấu này là những cầu thủ quan trọng trong đội hình như thủ môn Nguyễn Filip và Hugo Gomes bị treo giò vì nhận đủ 3 thẻ vàng. Bên kia chiến tuyến, CLB SLNA đang có phong độ không tốt khi thua 2 trong 3 trận đấu gần nhất. Những thất bại trước CLB Hà Nội và Bình Dương khiến đội bóng của HLV Như Thuật gặp khó trong cuộc chiến trụ hạng. Trước việc CLB Đà Nẵng đang dần chơi tốt hơn, SLNA cần tích lũy tối đa điểm số từ nay đến cuối mùa mới có thể hy vọng trụ lại V-League. Do đó, mỗi trận đấu của SLNA ở V-League 2024 - 2025 lúc này không khác gì một trận chung kết.Bị đánh giá thấp hơn, CLB SLNA chủ động chọn lối đá phòng ngự phản công, lùi sâu đội hình kể từ đầu trận. Đội bóng của HLV Phan Như Thuật chơi chậm, chỉ cầm bóng khoảng 40%. Dù vậy, xét về số cơ hội, CLB SLNA mới là đội sở hữu nhiều pha bóng nguy hiểm hơn trong nửa đầu hiệp 1.Phút 16, CLB SLNA dàn xếp đẹp mắt ở cánh phải và bóng được đưa đến vị trí của Văn Lương trong vòng cấm của CLB CAHN. Sau một nhịp giữ bóng, Văn Lương loại bỏ hậu vệ đội khách rồi tung ra cú đá căng. Đáng tiếc, trong ngày chơi thay vị trí của Nguyễn Filip, thủ thành Sỹ Huy phản xạ xuất sắc, ngăn cản cơ hội của đội chủ nhà. Đến phút 24, người gác đền của CLB CAHN tiếp tục từ chối cơ hội ghi bàn của CLB SLNA khi chọn vị trí và ôm gọn cú đá của Kuku.Ở chiều ngược lại, CLB CAHN tỏ ra thiếu gắn kết ở mặt trận tấn công. Các học trò của HLV Polking cầm bóng nhiều hơn nhưng gặp khó trong việc tiếp cận vòng cấm của CLB SLNA. Trong khoảng 20 phút đầu, đội bóng ngành công an không thể tạo ra cơ hội nguy hiểm nào. Dù vậy, kể từ phút 30, CLB CAHN bắt đầu đẩy cao tốc độ trận đấu và những cơ hội ăn bàn đến nhiều hơn. Sau một vài cơ hội bị bỏ lỡ, CLB CAHN tìm được bàn mở tỷ số ở phút 39. Xuất phát từ pha treo bóng khó chịu từ Artur, Văn Thanh băng vào đệm bóng ở khoảng cách gần. Dù Văn Thanh không thể chạm được chân vào bóng nhưng tình huống di chuyển của anh khiến thủ Văn Việt bất ngờ và bóng đi thẳng vào lưới. Nhận bàn thua, CLB SLNA chơi đầy nỗ lực ở những phút cuối hiệp 1. Đội trưởng Olaha dù chưa bình phục hẳn chấn thương vẫn thi đấu cố gắng và gây ra nhiều khó khăn cho hàng thủ CLB CAHN. Trong khi đó, Kuku cũng di chuyển rộng, tích cực xâm nhập vòng cấm của đối thủ. Ở phút cuối cùng của hiệp 1, Kuku có tình huống di chuyển và đánh đầu chính xác, cân bằng tỷ số 1-1 cho CLB SLNA.Khoảng 10 phút cuối, CLB CAHN đẩy cao đội hình, liên tục “bắn phá” khung thành của SLNA. Theo thống kê của Sofascore, CLB CAHN sút đến 8 lần trong hiệp 2 (gấp đôi SLNA). Dù vậy, các chân sút của đội khách đều tỏ ra vô duyên và tỷ số 1-1 được giữ đến hết trận. Hòa thất vọng 1-1 với CLB SLNA, CLB CAHN có 21 điểm sau 15 trận, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Trong khi đó, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnĐể du lịch TP.Vũng Tàu vươn xa, bay cao
Liên quan đến vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội khiến 56 người thiệt mạng, một thông tin bàng hoàng và đau xót. Ngày 14.3, HĐXX TAND TP.Hà Nội đã tuyên án đối với chủ chung cư.Liên quan đến vụ việc bị tố quảng cáo lố sự thật, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã có phát ngôn liên quan đến vụ việc này. Cũng trong chiều nay, phía công ty Chị em rọt cũng có buổi họp báo cung cấp thông tin.Cũng là những lùm xùm liên quan đến người nổi tiếng, nhà sáng tạo nội dung Phạm Thoại đã rút khỏi chương trình Miss International Queen Việt Nam do Hoa hậu Hương Giang tổ chức. Phía BTC cũng cho biết sẽ hạn chế hình ảnh của Phạm Thoại.Những ngày giữ tháng 3, thời tiết TP.HCM càng trở nên gay gắt do nắng nóng. Người lao động mưu sinh cả ngày giữa trời nắng đã có những biện pháp gì để tránh nóng?
Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp như thế nào?
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc PC Quảng Trị Phan Văn Vĩnh cho biết trong giai đoạn 2021 - 2025 đơn vị đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch được Tổng công ty giao. Tổng sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2024 là 3,2 tỉ kWh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2024 là 6,0%. Trong 2 tháng đầu năm 2025, sản lượng điện thương phẩm đạt 132,95 triệu kWh tăng 14% so với cùng kỳ… (ảnh).Ngoài ra, PC Quảng Trị cũng đạt nhiều kết quả trong giảm tổn thất điện năng, các sự cố điện lưới, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện… Trong năm 2024 đã hoàn thành 32/34 dự án, chuyển tiếp thi công 2 dự án; giải ngân 150,421 tỉ đồng/150,447 tỉ đồng, đạt 99,98% kế hoạch giao. Năm 2025 đơn vị được giao quản lý 31 dự án với tổng kế hoạch vốn 140,54 tỉ đồng…Kết luận buổi làm việc, Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động PC Quảng Trị và yêu cầu PC Quảng Trị cần tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt và phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng trên địa bàn; quyết liệt và phối hợp có hiệu quả với các đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các dự án trọng điểm (ảnh).Ông Ngô Tấn Cư khẳng định, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, EVNCPC sẽ nỗ lực để đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Trong thời gian tới, Công đoàn và chuyên môn cũng cần chú trọng công tác ổn định tư tưởng cho cán bộ, người lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động.
Bánh chả - tên nghe là lạ mà ăn là mê
Ngày 3.3, theo nguồn tin của Thanh Niên, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai dự thảo, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công tác cán bộ về việc nghỉ hưu trước tuổi cho 11 người theo quy định tại Nghị định số 178/2024-NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 11 cán bộ, lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi, gồm: Ông Nguyễn Ngọc Cường (59 tuổi, Phó giám đốc Sở KH-CN), bà Rcom Sa Duyên (54 tuổi, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Đặng Phan Chung (54 tuổi, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Nguyễn Tùng Khánh (61 tuổi, Giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Đỗ Lê Nam (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Nguyễn Đình Tiến (60 tuổi, Giám đốc Sở Nội vụ), ông Đặng Công Lâm (60 tuổi, Phó giám đốc Sở Tài chính), ông Nguyễn Văn Hạnh (58 tuổi, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL), ông Kpă Đô (58 tuổi, Trưởng ban Dân tộc), ông Huỳnh Kim Đồng (58 tuổi, Phó trưởng ban Dân tộc), ông Nguyễn Kim Đại (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Xây dựng).Trước đó, ngày 22.2, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cũng có văn bản và danh sách gửi Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc 134 công chức, viên chức và người lao động thuộc sở này tự nguyện đăng ký nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo chính sách, chế độ được quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, trong tổng số 134 người xin nghỉ, có 92 công chức (trong đó 83 người nghỉ hưu trước tuổi, 9 người thôi việc), 35 viên chức (31 nghỉ hưu trước tuổi, 4 thôi việc) và 7 người lao động xin nghỉ hưu trước tuổi.