MINSANDO khẳng định vị thế bền vững, chung tay phủ xanh hàng triệu công trình Việt
Tình hình xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL cũng gay gắt không kém một phần do lượng nước từ vùng thượng nguồn sông Cửu Long về ít. Cụ thể, lưu lượng nước qua trạm Kratie (Campuchia) ở mức nhỏ hơn so với cùng kỳ năm 2023 khoảng 24,1% nhưng vẫn lớn hơn trung bình khoảng 8,8%. Mực nước tại Kompong Luong (Campuchia) ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và trung bình nhiều năm khoảng 0,09 - 0,22m, dung tích Biển Hồ (Campuchia) nhỏ hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,18 tỉ mét khối.Phó thống đốc 'nhắc' 3 ngân hàng không nên xin tăng vốn từng lần
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) thông tin kết quả xác minh clip về những người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, vụ việc "người đàn ông trùm kín mít bấm đèn đỏ khiến xe dừng không kịp" được 1 tài khoản đăng trên Facebook thể hiện nội dung: vào khoảng 9 giờ 50 ngày 25.6.2024, tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa ghi lại cảnh một người đàn ông mặc đồ thường phục đứng ở trụ đèn tín hiệu giao thông bấm nút tác động để thay đổi màu đèn tín hiệu ở ngã tư, phía trước có phương tiện đặc chủng của lực lượng CSGT. Người quay video clip này còn nhận định sắp tới mức phạt vượt đèn đỏ tăng lên 330% và đưa ra dự đoán mô hình đồng chí mặc thường phục đứng bấm thay đổi đèn giao thông sẽ được nhân rộng.Theo xác minh của CSGT, người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông là anh H.V.T - trật tự viên Thanh niên xung phong (TNXP), Công ty Dịch vụ công ích TNXP.Từ 6 giờ - 10 giờ ngày 25.6.2024, chị V.T.M.M - Trật tự viên TNXP được phân công điều hòa giao thông tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa. Đến khoảng 9 giờ 45, do không ăn sáng, chị M. bị tụt đường huyết, chóng mặt, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.Vào thời điểm này, anh H.V.T (cùng nơi công tác với chị M.) đi ngang chốt, nên chị M. nhờ anh T. vào hỗ trợ giúp điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông trong thời gian chị ngồi nghỉ ngơi gần đó để phục hồi sức khỏe."Toàn bộ video clip, kèm theo bài viết, âm thanh trong video clip là suy diễn một chiều, mang hàm ý xuyên tạc, vu khống, nhằm mục đích là để kích thích người xem tăng tương tác trong bối cảnh áp dụng Nghị định số 168/2024 về tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm, trong đó có hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Tài khoản đăng tải có dấu hiệu cố tình tạo hiệu ứng tiêu cực đối với người xem, làm mất an ninh trật tự trên không gian mạng", Phòng PC08 nhận định.Vụ việc gần đây nhất là ngày 17.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn video clip người đàn ông mặc đồng phục của một hãng xe ôm công nghệ đứng điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Long A, TP.Thủ Đức). Người này thậm chí còn chỉ tay ra hiệu cho các phương tiện lưu thông trên đường.CSGT xác minh, người đàn ông trong đoạn video clip nói trên là ông N.V.T (50 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), là tài xế công nghệ. Ông T. thường đỗ xe gần giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp để chờ khách.Ông T. thừa nhận hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông vào khoảng từ 12 - 13 giờ ngày 8.1.2025 tại giao lộ này. Do thường xuyên đứng gần quan sát lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nên ông biết được cách chỉnh đèn tại chốt. Do đó, khi không có lực lượng CSGT và TNXP, thì ông T. đã tự ý mở tủ để chỉnh đèn tín hiệu giao thông với mục đích để đường thông thoáng, giảm ùn tắc giao thông và tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu của người khác hay vì lợi ích cá nhân.Khi phát hiện đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội, Đội CSGT Rạch Chiếc đã phối hợp Công an TP.Thủ Đức mời ông T. đến trụ sở Đội CSGT Rạch Chiếc làm việc. Tại đây, sau khi được CSGT phân tích, đánh giá hành vi, ông T. đã nhận thức được hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông là không đúng, cam kết không tái phạm. Đội CSGT Rạch Chiếc đã lập biên bản vi phạm hành chính ông T. với lỗi vi phạm "Tự ý làm sai lệch đèn tín hiệu giao thông" được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 của Nghị định 100/2019. Đối với hành vi này, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Hiện nay, Phòng CSGT đã phối hợp Sở Giao thông vận tải khóa toàn bộ tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Phòng CSGT khuyến cáo người dân, chỉ có lực lượng CSGT mới có thẩm quyền sử dụng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông. Hành vi tự ý chỉnh đèn giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi người dân có thông tin, hình ảnh về vụ việc vi phạm, tai nạn, ùn ứ giao thông hoặc cần phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình tội phạm trên các tuyến giao thông trên địa bàn TP.HCM, có thể liên hệ qua: trực ban Phòng CSGT: 0693 187.521 hoặc hotline 0326 08.08.08.
Cổ tích ngày nay
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
500 triệu đồng, mua Nissan Almera mới hay Honda Civic cũ?
Sau khi đắc cử nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2016, ông Trump đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản khi ấy là ông Shinzo Abe tại dinh thự riêng.Ông Ishiba hiện chưa có được mối quan hệ cá nhân thân thiết với ông Trump như ông Abe, nên không có những ưu thế và thuận lợi như vậy.Mối quan hệ Mỹ - Nhật quan trọng đối với ông Ishiba hơn đối với ông Trump, bởi Mỹ chỉ cạnh tranh chiến lược với Nga và Trung Quốc. Còn Nhật Bản thì không chỉ vướng mắc trực tiếp với cả Trung Quốc lẫn Nga và lại còn bị thách thức và đe dọa an ninh bởi CHDCND Triều Tiên. Washington cần Tokyo làm đồng minh quân sự chiến lược, trong khi Tokyo cần Washington làm chỗ dựa và sự đảm bảo an ninh.Chính vì thế, ông Ishiba có nhu cầu lớn và cấp thiết trong việc tranh thủ cá nhân ông Trump và tránh để xảy ra xung khắc thương mại giữa hai nước trong bối cảnh tân chủ nhân Nhà Trắng chủ ý sử dụng thuế quan làm công cụ để đạt được mục đích và lợi ích trong quan hệ với các đối tác bên ngoài. Ông Trump muốn Nhật Bản khắc phục xuất siêu đối với Mỹ, thì ông Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ nhập khẩu nhiều hơn dầu lửa và khí đốt của Mỹ. Ông Trump muốn bảo hộ sản xuất ở Mỹ thì ông Ishiba cam kết tăng cường đầu tư vào Mỹ. Và ông Ishiba làm ông Trump hài lòng khi chủ động tăng ngân sách quốc phòng.Sự lụy này trong thực chất không ghê gớm gì đối với Tokyo, vì đằng nào Nhật Bản cũng phải nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ nhiều hơn, đằng nào cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài và đằng nào cũng chủ trương tăng ngân sách quốc phòng bất kể ông Trump trở lại hay không trở lại cầm quyền ở Mỹ. Vì thế, Tokyo lụy nhỏ nhưng lại thu về lợi lớn đấy!