Bí quyết làm giàu: Khởi nghiệp từ 1 sào đất
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...Nghệ thuật uống trà đạo "bá chấy" có tên trong danh sách di sản thế giới
Phút 71 định mệnh trên SVĐ Tôn Đức Thắng chiều ngày 12.3, đội trưởng Văn Thức đã trở thành người hùng của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa với cú sút tung lưới Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ấn định chiến thắng 1-0 đầy cảm xúc, đưa đội bóng xứ Thanh vào vòng bán kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Chiến thắng này càng thêm ý nghĩa khi trên khán đài có rất đông cổ động viên từ Thanh Hóa đến cổ vũ, trong đó có người chú ruột của Thức.
Nhận định AS Roma vs Ajax Amsterdam (2g sáng 16.4): 'Công làm' gặp 'thủ phá'
Quyết định nói trên dựa trên "những khác biệt sâu sắc trong quản lý y tế, đặc biệt là trong đại dịch (Covid-19)", theo phát ngôn viên Manuel Adorni của Tổng thống Milei phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Ông Adorni nói rằng các hướng dẫn của WHO vào thời điểm đó đã dẫn đến đợt đóng cửa lớn nhất "trong lịch sử nhân loại".Ông Adorni cho biết thêm Argentina sẽ không cho phép một tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền của mình "và càng không can thiệp vào sức khỏe của chúng ta". Ông cho rằng WHO thiếu sự độc lập vì ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào. Thực tế, WHO không có thẩm quyền buộc các quốc gia thực hiện các hành động y tế cụ thể, và những hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức này, kể cả trong các cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch Covid-19, thường bị bỏ qua, theo AP.Ông Adorni không nói khi nào quyết định của Tổng thống Milei sẽ được thực hiện. Ông Milei là người chỉ trích gay gắt lệnh phong tỏa do cựu Tổng thống Alberto Fernandez áp đặt trong đại dịch Covid-19, cho rằng lệnh này gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Adorni nói rằng Argentina không nhận được tài trợ của WHO cho hoạt động quản lý y tế và quyết định của Tổng thống Milei không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế của nước này. "Ngược lại, quyết định này mang lại sự linh hoạt hơn để thực hiện các chính sách được áp dụng theo lợi ích Argentina yêu cầu", ông Adorni nói thêm.Trong năm ngoái, chính phủ của Tổng thống Milei đã từ chối ký một thỏa thuận để quản lý đại dịch trong khuôn khổ WHO, với lập luận làm như thế có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.WHO cho hay cơ quan này đang xem xét thông báo của Argentina. Quyết định của Tổng thống Milei tương tự như quyết định của đồng minh là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO bằng một sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng hôm 21.1.Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỉ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025, theo AP.
Quảng Trị cũng là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng nhận quốc tế FSC đối với rừng tự nhiên. Theo đó, 2.145 ha rừng tự nhiên của 5 thôn tại các xã: Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Linh của H.Hướng Hóa được cấp chứng nhận quốc tế FSC dịch vụ hệ sinh thái về lưu trữ và hấp thụ carbon vào tháng 10.2022 với trữ lượng lưu trữ tại các diện tích rừng này khoảng 350.000 tấn CO2 và lượng hấp thụ hàng năm khoảng 7.000 tấn CO2.
Zingplay - 15 năm xây dựng và lan tỏa niềm vui
Ở Hà Nội, có một thời hễ thấy trong nhà treo bộ tranh Hàng Trống là biết tết sắp đến. Nói về tranh dân gian Hàng Trống, có hai dòng gồm tranh thờ và tranh tết. Chỉ cần một bức vẽ treo trước bàn thờ gia tiên gọi là tranh Hương Chủ với nội dung đầy đủ mâm ngũ quả, ban thờ, cửa võng, bài vị… là đủ thấy tết đang về. Nhà khá giả hơn treo thêm hai bức chim công và cá chép (Lý ngư vọng nguyệt), gửi gắm qua đó khát vọng, ước mong về một cuộc sống an yên, sum vầy, sung túc, thịnh đạt. Bộ ba tranh này được định danh rõ là tranh tết, tranh dùng chơi tết - một thú vui, tập quán thú vị của người Hà Nội xưa.Tết về, cũng là lúc các mẹ, các bà, các chị tất bật với cỗ tết tất niên. Người xưa quan niệm dẫu cả năm khốn khó, vất vả nhưng khi tết về, mâm cỗ phải đủ đầy, sung túc. Cụ bà Nguyễn Thị Lâm, một tiểu thư Hà Nội của ngày xưa rồi về làm dâu Bát Tràng, vẫn nhớ như in những ngày cận tết: "Me tôi kỹ lắm, gần đến 30 tết là chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để làm mâm cỗ gồm bốn bát nấu và sáu đĩa, món nào cũng cầu kỳ. Lấy ví dụ nấu bát canh bóng phải có đủ 12 nguyên liệu, bóng phải chế biến sao cho mềm mà lại giòn. Nước canh phải lấy từ nước mưa đã lắng hằng năm, đem luộc gà và chỉ dùng nước luộc lần hai của gà, làm thế nước mới trong để thấy rõ cái đẹp của 12 nguyên liệu. Để ngọt nước, me tôi dùng tôm Thanh Hóa vì tôm khô ở đây vẫn để râu, sẽ làm nước ngọt hơn. Mâm cỗ tết, chuẩn bị sẵn sàng cho đủ nguyên liệu là mất một ngày, nấu thêm một ngày là bày tất niên mời các cụ về hưởng, thắp hương xong thì con cháu quây quần và thưởng thức cùng nhau".Hình ảnh những chiếc xe đạp ngày cuối năm chở những bó mùi già để bán cho mọi người về nấu nước tắm trước ngày 30 tết thực sự quen thuộc. Dưới cái lạnh se của đất trời, nồi mùi già đặt bên bếp lửa tỏa ngát vào không gian, thơm dịu, khiến đầu óc thư thái, nhẹ nhàng. Các cụ ngày xưa thật có lý khi vào cuối năm lại nấu lá mùi già làm nước tắm, bởi vận dụng dược tính của mùi già chữa cảm mạo, giải tỏa căng thẳng, cộng thêm quan niệm gột rửa điềm gở năm cũ, chuẩn bị tinh thần, cơ thể tươi vui đón một năm mới an lành. Hương mùi già ngát bay trong chiều cuối năm mãi là một ký ức đẹp.Màu tết, cũng có nhiều gợi nhớ khi thấy trên ban thờ sắc vàng của cam canh - bưởi diễn, ấy là lúc tết về. Bưởi được chọn từng quả căng mọng, sáng da, và để giữ cho sắc thắm tươi lâu, hương tỏa dịu, bưởi được đem lau qua cùng rượu trắng. Việc này chắc chắn từng quen thuộc với bao người. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, một người nặng lòng cùng tình yêu Hà Nội qua phong vị ẩm thực, chia sẻ hồi ức: "Mùi tết, nhiều kỷ niệm đẹp lắm. Ngày xưa cỗ tết, chỉ mùi gà luộc thôi đã thấy ngây ngất rồi, gà ngày xưa các cụ nuôi dành cho tết, được chăm chút kỹ. Mùi của bưởi diễn, mùi của hoa lan, mùi hương bài, cùng những cầu kỳ, tinh tế trong cách chơi hoa như thủy tiên. Hoa nở chậm thì tưới nước ấm, hoa nở vội phải bôi lòng trắng trứng gà để kềm lại cho đúng giao thừa… Tết về, nó làm tôi ốm vì phải làm việc liên tục, từ rửa lá dong, đến vo gạo, đãi đỗ, làm cơm… nhưng luôn khiến tâm hồn tôi xao xuyến, bâng khuâng giữa thời khắc cũ - mới để nhìn lại mình".Kỷ niệm, hồi ức, hương vị, lối trang trí, hiện vật, không gian…, những người hoài cổ, là kiến trúc sư, nhà báo, nhà sưu tầm, chuyên gia ẩm thực… đã hợp nhau lại, cùng tái hiện một không gian tết xưa tại Không gian sáng tạo 282 Factory (Long Biên, Hà Nội), đem về những kỷ niệm tết mà nhiều người từng trải qua trong đời.Một cuộc chơi với tết khơi miền hoài niệm, để lại một kỷ niệm đẹp, họa sĩ Vũ Hòa trở về từ Pháp, nói lên cảm nhận: "Hiếm có những dịp mọi người tạo ra không khí tết bằng bài trí hiện vật cổ theo nguyên bản và các hoạt động mang lại ký ức Hà Nội xưa, có thành thị, nông thôn, có mâm cỗ, tranh thờ, rồi ra cả sinh hoạt phố chợ với hàng hoa, hát xẩm, tò he, thư pháp… Tôi là người Hà Nội, và lâu lắm rồi mới có lại cảm xúc tết gần gũi, thân quen đến thế".