$795
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Cao Bồi Miền Tây. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Cao Bồi Miền Tây.Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Cao Bồi Miền Tây. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Cao Bồi Miền Tây.Đó là những clip vui vẻ, hài hước và là những câu chuyện đầy xúc động và ấm áp được bạn đọc quan tâm trên Thanh Niên trong năm vừa qua. Họ là ai?Những clip một phụ huynh ở Đà Nẵng đón con gái lớp 5 tan học bỗng nhận về hàng chục triệu lượt thích trên mạng xã hội những tháng đầu năm 2024 vì phong cách... không đụng hàng. Đó là anh Phạm Thế Phương (48 tuổi) ngụ Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), đón cô con gái Phạm Hồ Kim Hương (11 tuổi).Mặc đồ bộ sặc sỡ với họa tiết hoa lá giống… "khăn trải bàn", anh Phương tiến đến cổng trường tiểu học của cô con gái, mượn chiếc micro mà nhà trường dùng để thông báo cho học sinh khi có phụ huynh đến đón, nói to rõ: "Xin mời! Xin mời bạn Kim Hương, lớp 5/3 ra ngoài cổng có một người cha rất đẹp trai, đáng yêu và dễ thương đang đợi. Xin mời bạn Kim Hương ra ngoài cổng ạ!".Kim Hương từ trong trường nhanh chóng ra ngoài với biểu cảm đầy ngại ngùng khi thấy hành động của cha. Khoảnh khắc dễ thương của 2 cha con khiến người xem không khỏi phì cười. Clip nhận về hơn 6 triệu lượt xem cùng hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cư dân mạng.Phía sau những clip đón con của anh Phương là câu chuyện đầy xúc động khi con gái Kim Hương của anh trước đó được phát hiện bị ung thư máu. Kể từ đó, vợ chồng anh luôn đồng hành cùng cô con gái trong hành trình vượt qua bệnh tật. Anh cho biết vì bệnh được phát hiện sớm cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, giờ đây sức khỏe của Kim Hương vẫn ổn định, dù phải dùng thuốc hằng ngày. “Vì muốn có nhiều kỷ niệm với con trong những ngày ấu thơ, cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đó, nên tôi mới làm những vui vẻ, hài hước, cho con vui. Ba con tôi quay clip trước cả khi con phát hiện bệnh. Tôi tin là những khoảnh khắc này, sau này khi con gái nhìn lại sẽ là những khoảnh khắc vô giá, không chỉ với con mà còn với ba mẹ”, anh chia sẻ thêm.Những hình ảnh người con trai U.50 Nguyễn Đức Thuận (48 tuổi), ngụ xã Ninh Nhất (TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) chăm sóc cha ở tuổi gần đất xa trời đầy chu đáo khiến cư dân mạng rưng rưng, tấm tắc khen vì lòng hiếu thảo.Những clip cảnh ông Thuận tâm sự, trò chuyện cũng như chăm lo việc ăn uống, vệ sinh, gội đầu… cho cha, cụ Nguyễn Văn Hiền (86 tuổi), khiến nhiều người xúc động. Các clip cũng nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Người con cho biết sau cơn tai biến 5 năm trước, sức khỏe của cụ Hiền không còn tốt như xưa. Hiện tại, cụ phải nằm một chỗ, tinh thần không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào con cháu. Mỗi ngày, ông Thuận cùng người thân chăm cho cụ từng miếng ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên ông không thấy mệt hay vất vả mà ngược lại vô cùng hạnh phúc vì được cận kề bên cha ở tuổi xế chiều.Chia sẻ các clip chăm sóc, trò chuyện cùng con trai mới 3 tháng tuổi bằng thơ tự sáng tác lên mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Tiến (29 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi nhận về hàng triệu lượt xem."Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe, lại vừa ngủ ngon/Biếng ăn đầy bụng chẳng còn/Tăng cường tiêu hóa giúp con ị đều/Cho con vận động thật nhiều/Chiều cao, cân nặng thẳng chiều đi lên/Ngủ nhiều quá cũng không nên/Khó tiêu trào ngược càng thêm nặng nề/Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe lại vừa ngủ ngon…", một trong những bài thơ tự sáng tác của anh Tiến được nhiều phụ huynh thả "mưa tim".Nghe cha trò chuyện bằng những vần điệu vui tai, em bé tỏ ra hào hứng. Cư dân mạng dành lời khen cho cách chăm con "độc lạ" của phụ huynh này cũng như chúc bé Trọng Đại khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn."Tôi có niềm đam mê với văn chương, ngôn ngữ… nhưng từ trước tới nay chưa có dịp thể hiện. May sao khi có con, từ thực tế chăm con hằng ngày với nhiều trải nghiệm mới mẻ mà tôi có cảm hứng sáng tác thơ. Tôi nghĩ việc đọc thơ cho con nghe mỗi ngày cũng là cách để rèn cho con có tư duy tiếng Việt từ nhỏ. Điều tuyệt vời và may mắn là bé nhà tôi dễ chịu, thích nghe cha đọc thơ", anh hào hứng kể."Cuộc sống hằng ngày của Chang sau ngày mẹ mất…", dòng chú thích trên một tài khoản mạng xã hội của chị Hoàng Thị Thùy Trang (28 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai khiến người xem xúc động.Theo đó, cô gái trẻ thường xuyên đăng tải những clip về cuộc sống thường nhật cùng cha. Sau ngày mẹ mất, cô gái thường xuyên chia sẻ nhiều clip về những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật như cùng cha nấu ăn, làm vườn, trò chuyện… nhận "mưa tim" từ cư dân mạng.Các clip của 2 cha con chị Trang nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự yêu mến, xúc động trước tình cảm cha con ấm áp, dễ thương. Cũng có người nhớ về câu chuyện, kỷ niệm về cha mẹ, gia đình của mình.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc sau ngày mẹ mất. Chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha. Đó là lý do chị quyết định quay lại và chia sẻ những khoảnh khắc về cuộc sống thường ngày của hai cha con lên mạng xã hội như để lưu giữ kỷ niệm. ️
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ! ️
Tất nhiên, con số này có thể dao động thấp hơn hoặc cao hơn, tùy vào tốc độ cũng như kỹ năng lái xe. Trong điều kiện vận hành trong thành phố, con số đi được có thể thấp hơn do thói quen người dùng thường để động cơ vẫn hoạt động để chạy điều hòa khi dừng chờ. ️