Dập dịch tin giả - Kỳ 5: Tung tin giả có thể lãnh án 7 năm tù
Tờ Bangkok Post đưa tin lực lượng đặc nhiệm Naresuan của quân đội Thái Lan đã tiến hành một cuộc khảo sát bằng trực thăng trên biên giới giáp với Myanmar tại làng Nong Bua thuộc tỉnh Tak của Thái Lan hôm nay 1.3.Cuộc khảo sát được thúc đẩy bởi các vụ đụng độ nhỏ giữa lực lượng thuộc KNLA và quân đội Myanmar xung quanh các căn cứ quân sự, khiến người dân ở những khu vực xung quanh lo sợ.Các cuộc đụng độ giữa quân đội và KNLA ở Myanmar được báo cáo xảy ra chỉ cách làng Nong Bua 800 m. Ngoài ra có một vụ đụng độ khác được báo cáo từ căn cứ Kyra Piao Kong, chỉ cách huyện Tha Song Yang của Tak 1,5 km.Thiếu tướng Maitri Chupreecha, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Naresuan, cho hay các cuộc đụng độ nói trên đã gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản ở cả hai bên biên giới, và quân đội lo ngại rằng có thể xảy ra các cuộc xâm nhập Thái Lan.Cho đến nay đã có 545 công dân Myanmar tìm cách tránh xung đột bằng cách vượt biên sang Thái Lan và đã được đưa đến 2 vùng an toàn tạm thời, theo Bangkok Post. Lực lượng quân đội và cảnh sát biên giới của Thái Lan đang hỗ trợ người tị nạn và cung cấp viện trợ nhân đạo.Lực lượng đặc nhiệm Naresuan đã ra lệnh cung cấp thực phẩm, quần áo và nhu yếu phẩm cho các đơn vị chăm sóc những người tìm kiếm nơi lánh nạn và đã đến thăm một số người đang ở trong vùng an toàn.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của chính quyền quân sự Myanmar cũng như KNLA.Thông tin trên được đưa ra vào thời điểm các quan chức an ninh Thái Lan tại Tak đang chuẩn bị cho làn sóng nạn nhân được giải thoát khỏi các trung tâm lừa đảo ở thành phố Myawaddy của Myanmar khi cuộc truy quét tội phạm vẫn tiếp diễn.Vào tháng 1, các trung tâm chăm sóc sức khỏe phục vụ hàng chục ngàn người tị nạn trên biên giới Thái Lan-Myanmar đã bị lệnh đóng cửa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài, buộc các quan chức Thái Lan phải vận chuyển những bệnh nhân ốm yếu nhất đến các cơ sở khác, theo Bangkok Post.Giá cà phê biến động khó lường
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn . Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas. "Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu. "Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm. Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Phẫn nộ xe bán tải đi kiểu ‘khôn vặt’, tạt đầu ô tô khác để sang đường
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!
Tại kỳ họp, Phó chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức Nguyễn Hồng Điệp đã trình tờ trình, giới thiệu ông Kiều Ngọc Vũ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2021 - 2026 làm Chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức.Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Hoàng Tùng đã trình tờ trình, giới thiệu ông Trần Hữu Phước, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức làm Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức.Sau đó, đại biểu HĐND TP.Thủ Đức có mặt tại kỳ họp đã bỏ phiếu bầu nhân sự cho 2 chức danh nêu trên.Về kết quả, ông Trần Hữu Phước trúng cử chức danh Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, thay ông Nguyễn Kỳ Phùng đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM.Theo đó, ông Kiều Ngọc Vũ trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức, thay ông Nguyễn Phước Hưng, đã được điều động, phân công giữ chức Bí thư Huyện ủy H.Cần Giờ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy TP.Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, căn cứ cơ chế Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, TP.Thủ Đức giới thiệu 2 nhân sự nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy.Với nhân sự được bổ sung, ông Nguyễn Hữu Hiệp nhìn nhận cần phát huy thế mạnh, nhanh chóng bắt nhịp công việc, đoàn kết để cùng lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đưa TP.Thủ Đức phát triển thành một trung tâm thông minh, có chất lượng sống tốt, phát triển bền vững."Việc xây dựng tốt bộ máy TP.Thủ Đức không chỉ có ý nghĩa riêng cho thành phố, mà còn có giá trị nghiên cứu, học tập, định hình một mô hình chính quyền đô thị, để sắp tới nhân rộng xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM, với 4 - 5 thành phố mới. Từ đó, xây dựng TP.HCM trở thành một đô thị đa trung tâm", ông Hiệp thông tin. Hồi tháng 1.2021, TP.Thủ Đức được thành lập. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động ông Trần Hữu Phước, khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đến Thành ủy TP.Thủ Đức, giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2019 - 2024.Ông Trần Hữu Phước, 51 tuổi, quê quán TP.Thủ Đức, TP.HCM, có trình độ thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân khoa học giáo dục chính trị, cao cấp lý luận chính trị.Cũng trong đợt này, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động ông Kiều Ngọc Vũ, khi đó là Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, đến Thành ủy TP.Thủ Đức, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Thủ Đức. Ông Kiều Ngọc Vũ, 48 tuổi, quê quán H.Bình Chánh, TP.HCM, có trình độ thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân vật lý, cao cấp lý luận chính trị.
Trẻ em Tây nguyên chơi trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa của… Tây bắc
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.