Pháp tìm đồng minh đưa quân sang Ukraine?
Đến thời điểm này, nhiệt độ cao nhất ghi nhận trong năm 2024 là 38,5 độ C ở Biên Hòa (Đồng Nai) vào đầu tháng 3.Tài xế lái ô tô 'cướp làn' xe máy trên cầu, còn tỏ thái độ thách thức
Sáng 25.2, Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025) và đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước của ngành y tế TP.HCM.Buổi lễ có sự tham gia của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cùng các nguyên lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM. Buổi lễ còn có lãnh đạo, các y bác sĩ đã và đang làm việc tại các bệnh viện ở TP.HCM.Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy thuốc, đặc biệt là các giáo sư, bác sĩ cao niên đã có nhiều công lao, cống hiến cho ngành y tế thành phố và nước nhà.Theo ông Nguyễn Văn Nên, từ khi đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, ngành y tế TP.HCM đã vươn lên mạnh mẽ, xây dựng mạng lưới y tế hiện đại, trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn của cả nước. Đội ngũ nhân lực y tế phát triển vượt trội, làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu, tiếp cận trình độ y tế tiên tiến thế giới. “Để có được những thành tựu to lớn này, chúng tôi ghi ơn sự cống hiến của biết bao thế hệ thầy thuốc. Đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 cam go và khốc liệt. Khi đội ngũ y tế đã cùng toàn hệ thống chính trị và nhân dân thành phố kiên cường, dũng cảm vượt qua đại dịch bằng tinh thần đoàn kết và nỗ lực phi thường”, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu. Trong chiến lược phát triển của TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030, ông Nguyễn Văn Nên khẳng định việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân phải được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện chiến lược này, ông đề nghị ngành y tế cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng y tế thông minh. Đồng thời, cải cách hành chính, phát triển cả các cơ sở chuyên sâu lẫn cơ sở y tế cơ bản, và chủ động ứng phó với các loại dịch bệnh.Tại buổi lễ, với những đóng góp to lớn của ngành y tế TP.HCM trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Sở Y tế TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Ngoài ra, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, Bệnh viện Q.Bình Thạnh đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì… Dịp này, 4 lãnh đạo trong Ban giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận Huân chương Lao động. PGS-BS Tăng Chí Thượng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, PGS-BS Nguyễn Anh Dũng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận Huân chương Lao động hạng ba, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận Huân chương Lao động hạng ba, TS-BS Lê Trường Giang nhận Huân chương Lao động hạng ba.Tại buổi lễ cũng trao danh hiệu thầy thuốc nhân dân cho 6 bác sĩ, danh hiệu thầy thuốc ưu tú cho 94 bác sĩ.
Những câu hỏi mở trong nghiên cứu học máy
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Theo đánh giá của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, năm 2024 là năm đầy thách thức đối với bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, VFF cùng các đội tuyển, trong đó có cá nhân từng cầu thủ và thành viên ban huấn luyện đã nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt nhất, chức vô địch AFF Cup lần thứ 3 của đội tuyển Việt Nam đã mang lại niềm cảm hứng lớn cho người hâm mộ. Đây là lần đầu tiên đội bóng sao vàng giành chức vô địch trên sân khách, khi vượt qua chính Thái Lan bằng màn trình diễn đầy cảm xúc. Trong đó, đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã thắng cả bốn trận đấu cuối cùng (2 trận bán kết và 2 trận chung kết), qua đó khẳng định vị thế hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong đấu trường khu vực.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam lần đầu tiên phá vỡ thế thống trị của Thái Lan để giành chức vô địch Đông Nam Á, tạo đà tốt để hướng đến vòng chung kết châu Á, đồng thời mở ra cơ hội cạnh tranh suất dự World Cup (lần đầu tổ chức). Bên cạnh đó, đội tuyển futsal nam cũng duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu khu vực, đoạt vị trí á quân Đông Nam Á 2024.Ngoài ra, đội tuyển U.17 Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi giành vé tham dự vòng chung kết U.17 châu Á 2025 diễn ra vào tháng 4.2025, tại Ả Rập Xê Út. Đây là cơ hội quan trọng để đội tuyển trẻ chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu lớn như SEA Games và vòng loại World Cup trong giai đoạn sắp tới. Tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam cũng có hy vọng giành vé dự U.17 World Cup 2025, nếu vượt qua vòng bảng.Về mục tiêu, nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trong năm 2025, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định, VFF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với chuỗi kế hoạch được triển khai từ năm 2023 và 2024. Điều này rất cần thiết, bởi bóng đá vốn mang tính chu kỳ, đòi hỏi sự chuẩn bị liên tục để đảm bảo tính bền vững trong thành tích.Đơn cử như năm 2024, dù không có giải đấu quan trọng, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn được đầu tư mạnh mẽ, với các chuyến tập huấn tại châu Âu và tham dự các giải giao hữu chất lượng ở Trung Quốc. Đây là nền tảng cho sự chuyển giao thế hệ, khi nhiều cầu thủ của lứa tham dự World Cup trước đây đã giải nghệ, từ đó đòi hỏi việc xây dựng lực lượng kế cận phải được thực hiện sớm. Bước sang năm 2025, đội tuyển nữ Việt Nam phải đảm đương những nhiệm vụ trọng yếu: tham dự vòng loại châu Á hướng tới World Cup, tranh tài tại giải vô địch Đông Nam Á, và bảo vệ tấm HCV SEA Games tại Thái Lan. Hai mục tiêu hàng đầu mà VFF đặt ra, là đội tuyển nữ Việt Nam phải có mặt tại vòng chung kết châu Á và giữ được ngôi đầu ở khu vực. Tuy nhiên, bóng đá nữ Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ khi các đối thủ trong khu vực như Indonesia hay Philippines đang cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tăng cường nhập tịch cầu thủ.Bên cạnh bóng đá nữ, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào chiến dịch vòng loại cuối Asian Cup 2027 bắt đầu từ tháng 3.2025, với mục tiêu giành vé tham dự vòng chung kết. Đây là đấu trường danh giá nhất của bóng đá châu lục, và là sân chơi mà đội tuyển Việt Nam đã liên tục góp mặt trong các giải gần đây. Thành tích tại vòng chung kết Asian Cup và vòng loại World Cup không chỉ khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam mà còn là bước đệm quan trọng hướng tới các mục tiêu lớn hơn.Đội tuyển U.22 (U.23) Việt Nam cũng mang trên vai nhiệm vụ quan trọng khi tham dự SEA Games 33, vào tháng 12.2025 tại Thái Lan. Hướng tới mục tiêu này, ngay từ năm 2024, VFF đã làm việc chặt chẽ với HLV Kim Sang-sik để chuẩn bị lực lượng. Nhiều cầu thủ trẻ triển vọng đã được triệu tập thường xuyên để cọ xát ở cấp đội tuyển quốc gia. Đây là những nhân tố chủ chốt hứa hẹn sẽ tạo nên bộ khung vững chắc cho U.22 Việt Nam tại SEA Games 33. Bên cạnh đó, trong năm 2024, đội U.22 Việt Nam cũng được tạo điều kiện tham dự một giải đấu quốc tế ở Trung Quốc, đối đầu với các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Uzbekistan và Nhật Bản, qua đó tích lũy thêm những bài học quý giá, góp phần nâng cao trình độ và chuẩn bị cho tương lai.Năm 2025, có đến 4 đội bóng đá đại diện Việt Nam tham dự SEA Games (2 đội futsal và 2 đội sân 11 người), đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tính toán kỹ lưỡng từ các bộ phận chuyên môn của VFF. Theo kế hoạch, vào tháng 6, đội tuyển futsal nam Việt Nam sẽ tham gia các trận giao hữu quốc tế chất lượng để chuẩn bị cho SEA Games cũng như giải vô địch Đông Nam Á. Trong khi đó, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ có những chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế để cọ xát, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị toàn diện. Những kế hoạch này không chỉ giúp các cầu thủ cải thiện trình độ mà còn tạo điều kiện để đội tuyển sẵn sàng chinh phục các mục tiêu lớn trong năm 2025. VFF đặt kỳ vọng cao vào cả 2 đội tuyển (nam và nữ), tin rằng sự đầu tư bài bản và định hướng rõ ràng sẽ mang lại những thành công mới cho futsal Việt Nam trên đấu trường khu vực và châu lục.Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, xu thế tăng cường sử dụng cầu thủ nhập tịch đang diễn ra mạnh mẽ tại cả châu Âu và châu Á, góp phần nâng cao sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, việc này được cân nhắc cẩn trọng, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa phát huy tối đa sức mạnh tập thể để hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Việc sử dụng cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển quốc gia không chỉ tuân theo các quy định của FIFA mà còn dựa trên nguyện vọng của cầu thủ và sự phù hợp với tiêu chí chuyên môn, văn hóa.Ngoài ra, công tác đào tạo trẻ cũng được chú trọng đặc biệt. Từ các giải đấu trẻ U.9, U.11, U.15, U.17 đến U.21, VFF đã chú trọng đặc biệt vào các lứa tuổi từ U.15 đến U.21 - giai đoạn then chốt để các cầu thủ hoàn thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Các đội tuyển trẻ Việt Nam đã có cơ hội tập huấn và thi đấu giao hữu tại Nhật Bản, Qatar, Trung Quốc, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Năm 2024 vừa qua, tất cả các đội trẻ, từ U.16 đến U.19, đều được tham gia các giải đấu giao hữu chất lượng cao, đối đầu với những đội mạnh như Uzbekistan, Nhật Bản và Hàn Quốc.Ông Tuấn khẳng định, với những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ và chiến lược đúng đắn, bóng đá trẻ Việt Nam không chỉ tạo được một nền móng vững chắc mà còn bảo đảm sự ổn định và phát triển lâu dài cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.Cũng theo Chủ tịch VFF, để xây dựng nền bóng đá phát triển bền vững, thì một trong những yếu tố cốt lõi là tạo ra các cơ chế hỗ trợ CLB, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất. Bởi lẽ, chỉ khi có cơ sở vật chất tốt, các tài năng thể thao mới có điều kiện phát triển. Hiện nay, tại một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề sân bãi và quỹ đất dành cho bóng đá. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, để CLB có điều kiện phát triển ổn định và bền vững."Một nền bóng đá mạnh mẽ chỉ có thể được xây dựng khi từng CLB - những "tế bào" của bóng đá phát triển tốt. Chính vì vậy, VFF hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương để tạo ra các cơ chế ưu đãi giúp các CLB bóng đá ở Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Khi các CLB phát triển ổn định, bóng đá Việt Nam sẽ có nền tảng vững chắc để vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế. Ngoài sự quan tâm của Nhà nước, yếu tố xã hội hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Một nền thể thao mạnh cần sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào thể thao chuyên nghiệp và bóng đá cộng đồng. Xã hội hóa hiệu quả sẽ tạo ra nguồn lực lớn, giúp đẩy mạnh sự phát triển và chuyên nghiệp hóa những môn thể thao trọng điểm của quốc gia. Chính vì vậy, rất cần có các chính sách ưu đãi dành riêng cho những doanh nghiệp đầu tư vào thể thao, đặc biệt là bóng đá. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy xã hội hóa thể thao mà còn là điều kiện thiết yếu để bóng đá Việt Nam tiếp tục chuyên nghiệp hóa, đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ và khẳng định vị thế trên trường quốc tế", Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn bày tỏ.
Tin tức đặc biệt trên báo in ngày 26.5.2022
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.