'Beyond the sea': Biển cả gọi mời
Các VĐV chinh phục cự ly 21 km quanh TP.Cao LãnhCô bé từng đăng quang hoa hậu nhí, bây giờ ra sao?
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT, yêu cầu tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo tâm lý sẵn sàng dự thi đạt kết quả tốt.Lý giải với PV Thanh Niên về quy định "không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), phân tích: "Yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Vì vậy, trách nhiệm của các nhà trường khi dạy học ở cấp THCS là làm sao cho học sinh được học một cách toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông cơ bản làm nền tảng cho các em học tiếp các bậc cao hơn và định hướng nghề nghiệp tốt".Theo ông Thành, nếu chúng ta quy định môn thứ ba là cố định thì muốn hay không học sinh từ khi bắt đầu vào lớp 6 đã phải rất chăm chú, tập trung cho môn sẽ thi. Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập các môn học khác, dẫn tới học sinh học không được toàn diện, thiệt thòi trong việc tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của bản thân để học lên các bậc học cao hơn, cũng như tham gia vào thị trường lao động sau này."Chẳng hạn, nếu như quy định ba môn toán, văn và tiếng Anh, các em học sinh sẽ chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành thời gian cho các môn học khác về lịch sử, địa lý, tự nhiên, dẫn tới học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức tự nhiên, xã hội để học lên các cấp học trên...", ông Thành dẫn chứng.Đề cập đến quy định môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ 1 nhưng không muộn hơn ngày 31.3 hàng năm, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết, quy định này nhằm cân đối cho các em học sinh tập trung hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình, nhưng vẫn có đủ thời gian để ôn luyện, chuẩn bị cả về kiến thức, tâm lý cho các môn dự thi. Đồng thời, đảm bảo cân đối, công bằng giữa tất cả các địa phương trên cả nước để học sinh học tập và ôn thi.
Gặp biến cố trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, làm sao để vượt qua?
Chiều nay 4.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo để thông tin về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sẽ được tổ chức tại Quảng trường 24/3, vào lúc 20 giờ ngày 24.3.Lễ kỷ niệm là dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, giới thiệu những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm giải phóng; cổ vũ, tạo động lực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 23 (nhiệm kỳ 2025 – 2030), phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cống hiến, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển.Điểm nhấn tại lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam."Chương trình bắn pháo hoa sẽ kéo dài khoảng 15 phút cả tầm cao lẫn tầm thấp, kinh phí từ nguồn xã hội hoá. Ngoài ra, nhân dịp lễ kỷ niệm, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất hỗ trợ mỗi thôn, khối phố 15 triệu đồng với tổng kinh phí khoảng 19 tỉ đồng", ông Hồng nói.Từ ngày 21-25.3, tỉnh Quảng Nam cũng tổ chức triển lãm, trưng bày về các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh sau 50 năm giải phóng; giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP; giới thiệu thành tựu của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Tại lễ khai mạc triển lãm sẽ lồng ghép một số hoạt động như khen thưởng và trao giải cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam... Ngoài ra, trong tháng 3 sẽ tổ chức khởi công, khánh thành 5 công trình trọng điểm của tỉnh.Đáng chú ý, vào ngày 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam cũng sẽ tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa". Đây là hoạt động đặc biệt để tỉnh tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào cung đường này, đồng thời quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịchNgoài các hoạt động chính nêu trên, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam còn có một số hoạt động hưởng ứng khác như: triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; trao giải báo chí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam…Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn thông qua sự kiện này sẽ lan tỏa được lịch sử, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam; lan tỏa được ý chí, khát vọng của người dân Quảng Nam đến với đông đảo nhân dân cả nước, cùng đồng hành, chia sẻ, tham gia góp ý với tỉnh để cùng bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."Việc hỗ trợ 15 triệu đồng cho mỗi khu dân cư, khối phố để tổ chức các hoạt động dịp lễ kỷ niệm chắc chắn là không đủ, nhưng đây sẽ là 'chất xúc tác' để khơi dậy niềm tự hào, động viên cả hệ thống chính trị, đặc biệt người dân, cùng hưởng ứng ngày vui chiến thắng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất toàn Đảng, toàn dân", Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình nhấn mạnh.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Những kết bài 'chất như nước cất'
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.