Ngân hàng nào sắp chia cổ tức cho nhà đầu tư?
Ngày 6.3, dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, Merck Healthcare Việt Nam phối hợp cùng bác sĩ sản phụ khoa, tổ chức tọa đàm "Lựa chọn làm mẹ: Có con hay không có con". Tọa đàm nhằm thảo luận về thực trạng mức sinh giảm; tình trạng hiếm muộn, vô sinh; những thách thức mà phụ nữ gặp phải khi quyết định làm mẹ…Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chia sẻ tại tọa đàm rằng không như trước đây, ngày nay nam nữ trong nước có xu hướng lập gia đình muộn; có gia đình rồi họ trì hoãn việc sinh con. Do nữ ngày nay tham gia nhiều hoạt động xã hội, muốn dành thời gian cho riêng mình để học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp. Việc lập gia đình, có con trễ, là yếu tố nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Vì sau tuổi 35 buồng trứng suy giảm dần - yếu tố gây hiếm muộn, vô sinh; nữ ở lứa tuổi này, khi có thai thì tỷ lệ sẩy thai cũng cao hơn.Ngoài lập gia đình và có con muộn, theo Phó giáo sư - tiến sĩ Diễm Tuyết, áp lực đủ thứ từ công việc, cuộc sống, thu nhập, ô nhiễm môi trường, ăn uống... cũng là những yếu tố liên quan đến hiếm muộn, vô sinh. Những yếu tố vừa nêu, cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng - minh chứng qua xét nghiệm trong thực tế ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh.Có nhiều cặp vợ chồng "chạy sô" nhiều quá (làm 2-3 việc trong cùng ngày để kiếm thêm thu nhập) khiến việc gần gũi, tần suất quan hệ vợ chồng ít đi nên cũng giảm khả năng có thai.Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng cho biết thêm, ghi nhận thực tế cho thấy tình trạng hiếm muộn có con ngày càng gặp nhiều hơn ở những cặp vợ chồng trẻ (dưới 30 tuổi).Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh chung trên thế giới là khoảng 10%; còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động từ 7 - 10% ở các cặp vợ chồng.Mức sinh cũng là vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm. Theo đó, các chuyên gia cho rằng tình trạng giảm sinh có nhiều nguyên nhân, như: Gia tăng áp lực công việc, cuộc sống; chi phí nuôi con tăng nên các cặp vợ chồng ngại sinh con; ngày nay còn có xu hướng độc thân, hay không muốn có con; việc phụ nữ được tạo điều kiện học tập, phát triển, tham gia các hoạt động xã hội; cơ hội tiếp cận, sử dụng thuốc tránh thai tăng… cũng tác động đến tỷ lệ sinh con.Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, chia sẻ, ở Đức đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm, dẫn đến dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều này ảnh hưởng (tiêu cực) đến sự thịnh vượng của đất nước và làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn… Còn Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, mức sinh trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng giảm dần. Mức sinh bình quân của phụ nữ Việt Nam vào năm 2009 là 2,03 con/phụ nữ; nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ (riêng tại TP.HCM chỉ 1,3 con/phụ nữ) - con số này thấp hơn mức sinh thay thế của thế giới là 2,1 con/phụ nữ. Mức sinh thay thế nghĩa là khi cặp vợ chồng (bố, mẹ) mất đi thì có 2 người con thay thế.Hiện có 50% quốc gia có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế; ước tính đến năm 2050 sẽ là 77% quốc gia. Để cải thiện mức sinh, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung sức của cả xã hội - từ các cặp vợ chồng, gia đình; chính sách phúc lợi, hỗ trợ tài chính về thai sản, điều trị hiếm muộn, vô sinh; kéo dài thời gian nghỉ sinh…Phá vỡ kỷ lục cũ, giá cà phê tiến tới mốc chưa từng có
Xuất xứ, giá bán, phiên bản và kênh phân phối
Phát hiện mới: Chồng 'gần gũi' vợ nhiều hơn sẽ sống thọ hơn
Sáng 4.1, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị giao ban báo chí đầu xuân Ất Tỵ 2025.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân Vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã lan tỏa mạnh mẽ và truyền cảm hứng lạc quan tin tưởng, tạo khí thế quyết tâm trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhân dân ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của đất nước.Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tại hội nghị sáng cùng ngày, Ban Bí thư T.Ư Đảng đánh giá trong năm qua, các cơ quan báo chí rất tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền khi những sự kiện chính trị diễn ra hết sức nhanh chóng, kể cả những vấn đề mới như kỷ nguyên vươn mình."Sự chuyển mình của báo chí đồng hành chuyển mình của đất nước, xã hội", ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền thi đua yêu nước, khơi dậy lòng yêu nước, tự tin, tự lực, tự hào dân tộc, khơi dậy nguồn lực, tạo sự đồng thuận, sức mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.Một nội dung quan trọng khác được ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhắc tới là tiếp tục tuyên truyền liên quan thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.Ông khẳng định, sắp xếp bộ máy là một cuộc cách mạng và đã là cách mạng bao giờ cũng có khó khăn, báo chí phải tiên phong dẫn dắt, củng cố niềm tin để đồng sức, đồng lòng, khi đó cách mạng mới thành công."Vừa qua chúng ta đã thực hiện tốt nhưng đây chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm. Tiếp đây là hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, hệ thống Đảng thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư lưu ý, sự dẫn dắt của báo chí không phải là cung cấp thông tin mà cung cấp tri thức, bản lĩnh, văn hóa, những gì tốt đẹp nhất của người Việt Nam để truyền cảm hứng, dẫn dắt.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nhắc báo chí cần đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền về những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025. Cụ thể là kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 135 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước và đặc biệt là kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam…Ông lưu ý, báo chí không được để trống trận địa trên không gian mạng. Ở đâu có chủ quyền thì báo chí phải làm chủ không gian đó, bao gồm không gian mạng."Không thể nói rằng báo chí chúng ta thua mạng xã hội. Báo chí phải chuyển đổi, phải xoay sở để không thua kém mạng xã hội", ông Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao giải báo chí Búa Liềm vàng 2024, yêu cầu "báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc".
Ký túc xá cúp điện, sinh viên chật vật vì nắng nóng
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác