Hôm nay xuất hiện nguyệt thực đầu tiên năm 2024: Vì sao gọi mặt trăng là Trăng Sâu?
Đến năm 1930, để làm cho danh hiệu "Long Hải thần nữ bảo an chính trực, nương nương chi thần" thêm phần rạng rỡ, ngư dân Long Hải dời miếu Cô lên núi Kỳ Vân. Đây cũng là nơi Dinh Cô tọa lạc đến ngày nay.
Lạ miệng gà nướng lá dâu tằm
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
PlayStation 5 Pro sẽ có một 'chìa khóa' chuyên khắc phục sự cố đồ họa
Với nhiều nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ghi nhận là doanh nghiệp tiên phong trong việc tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm khí nhà kính (KNK) trong năm 2024. Khi dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một tăng, kinh tế tuần hoàn là giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến quá trình phục hồi của tự nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhân loại. Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những lộ trình chính HEINEKEN Việt Nam đã và đang theo đuổi nhằm hiện thực hóa tham vọng tác động môi trường bằng "0". Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE, bao gồm các lĩnh vực hành động: Regenerate (tái tạo); Share (chia sẻ); Optimize (tối ưu hóa); Loop (tuần hoàn); Virtualize (số hóa); và Exchange (đổi mới). Mô hình này được áp dụng xuyên suốt từ trong sản xuất đến các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của HEINEKEN Việt Nam, cho thấy cách tiếp cận toàn diện của doanh nghiệp khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.Cụ thể trong sản xuất, HEINEKEN Việt Nam đẩy mạnh tái tạo. Hiện tại, tất cả các nhà máy bia của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hồi biogas từ quy trình xử lý nước thải để sử dụng làm nhiệt năng nấu bia. Đồng thời, toàn bộ điện năng tiêu thụ trong sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo, được đảm bảo bằng chứng chỉ thuộc tính năng lượng. Ông Hoàng cũng cho biết HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA). Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam luôn tiên phong trong hiệu suất sử dụng nước và năng lượng. Doanh nghiệp hiện ghi nhận hiệu suất sử dụng nước trung bình đạt 2,57 hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04 hl/hl. Những giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, cũng như chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng giúp doanh nghiệp giảm đến 93% lượng phát thải carbon trong sản xuất so với năm 2018.Trong quản lý chất thải, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chia sẻ và tuần hoàn, tận dụng phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao hơn để làm đầu vào cho một quy trình khác trong chuỗi giá trị. Trong đó, bã hèm và bã men dùng làm thức ăn chăn nuôi, và bùn thải sau quá trình xử lý nước thải được xử lý thành phân bón và đất sạch. Các giải pháp này góp phần giúp HEINEKEN Việt Nam giữ vững mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy. Với bao bì, HEINEKEN Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tính tuần hoàn. Bao bì các sản phẩm của HEINEKEN Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, trong đó đến 97% chai thủy tinh và 99% két bia sau khi ra thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để tái sử dụng. Lon nhôm và thùng giấy carton cũng được sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm và giấy tái chế. Doanh nghiệp cũng áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giảm vật liệu sử dụng, với các thùng carton có thiết kế sóng T giúp giảm nguyên liệu giấy, và lon nhôm với thiết kế giúp giảm độ dày của lon và nắp, qua đó giảm nguyên liệu nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của bao bì khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.HEINEKEN Việt Nam cũng liên tục tối ưu và đổi mới trong lĩnh vực kho vận và làm lạnh, điển hình như việc sử dụng hoàn toàn xe nâng chạy bằng điện hay tủ lạnh xanh tiết kiệm điện, từ đó giúp giảm phát thải CO₂. Ngoài ra, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực số hóa trong hoạt động văn phòng và sự kiện, áp dụng chính sách làm việc linh hoạt, nhân viên chỉ cần tới văn phòng 2 ngày/tuần, đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Với tôn chỉ "phát triển bền vững là chung tay hành động", HEINEKEN Việt Nam cũng tích cực vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho tái chế tại Việt Nam, doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho lộ trình tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và nỗ lực đổi mới sáng tạo, và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng chuyển đổi, hướng đến tham vọng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Trong bối cảnh người dùng xe máy Đông Nam Á đang dần chuyển hướng sang xe điện, nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đang tung ra thị trường các mẫu mã mới nhằm tìm kiếm cơ hội cạnh tranh. Mới đây, MAKA Motors - Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện ở Indonesia vừa tung ra thị trường mẫu xe máy điện MAKA Cavalry.Đây là mẫu xe máy điện mang phong cách của xe tay ga Adventure, tương tự Honda ADV 160 hay Aprilia SR GT 200. Theo MAKA Motors, công ty đã mất ba năm nghiên cứu, sản xuất và 50.000 km thử nghiệm trên đường mới chính thức tung MAKA Motors cũng là mẫu xe điện đầu tay của thương hiệu này ra thị trường. Mang phong cách của các dòng xe tay ga Adventure, MAKA Cavalry sở hữu kiểu dáng thiết kế thể thao, hầm hố cùng nhiều trang bị tính năng được tích hợp. Về kiểu dáng của mẫu xe này, sau khi trình làng không ít khách hàng nhận định MAKA Cavalry khá giống mẫu xe tay ga máy xăng Honda ADV 160.Liên quan đến vấn đề này, ông Arief Fadillah, người đồng sáng lập đồng thời là Giám đốc công nghệ của Ocer MAKA Motors giải thích, khi phát triển MAKA Cavalry công ty được chia thành hai nhóm nghiên cứu phát triển về hiệu suất và thiết kế. Cụ thể trong phần thiết kế, 60 giám định viên từ nhiều tổ chức khác nhau đã được triệu tập để đánh giá bản phác thảo thiết kế của MAKA Motors. Thiết kế xe máy ngày nay hầu hết đều giống nhau. Điều này là đương nhiên, bởi nó đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng vốn thích xe số tự động với kiểu dáng hầm hố và thể thao.Thực tế, Cavalry cũng không hoàn toàn giống Honda ADV 160, thậm chí còn trông bảnh bao và ngầu hơn với đèn pha LED, đèn chạy ban ngày DRL ở đèn trước và sau. Thân xe được tạo dáng bằng những đường gân nổi, tạo cảm giác liền lạc.MAKA Cavalry được trang bị một số tính năng như ổ cắm USB loại A&C, đồng hồ tốc độ LCD, đèn LED báo sạc, hệ thống phanh đĩa đôi và tính năng lùi giúp thuận tiện hơn khi ra khỏi bãi đỗ xe.Hệ động lực của xe gồm có ba bộ phận chính, bao gồm pin Intercellar dung lượng lớn, động cơ điện Revium và bộ điều khiển Osiris. Xe có công suất cực đại 12 mã lực, mô-men xoắn 242 Nm. Sức mạnh này giúp MAKA Cavalry đạt tốc độ tối đa 105 km/giờ và tăng tốc từ 0 - 60 km/giờ chỉ trong 4,8 giây. Có thể leo lên dốc 30 độ, khả năng lội nước lên đến 60 cm và hoạt động tối đa 160 km sau mỗi lần sạc đầy pin.Tại thị trường Indonesia, MAKA Cavalry được chào bán với giá chỉ 35,85 triệu rupiah, tương đương 56,7 triệu đồng.
Nhận định M.U vs Leicester (0 giờ ngày 12.5): 'Qủy đỏ' không thể đánh cược với chấn thương của cầu thủ
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".

Hé lộ danh tính trợ lý của HLV Kim Sang-sik ở đội tuyển Việt Nam, U.23: Gương mặt lạ
Tuổi trẻ xung kích xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Những thiết kế nhà “siêu xinh” của loạt ngôi sao nổi tiếng
Sáng cuối năm Giáp Thìn, tại điểm tổ chức chương trình thay nhớt miễn phí cho công nhân tại TP.HCM, không khí rộn ràng và tràn ngập sự ấm áp. Những hàng xe máy xếp dài chờ đến lượt kiểm tra, thay nhớt trong khi các công nhân vui vẻ trò chuyện. Chương trình được tổ chức nhằm giúp những người lao động có phương tiện an toàn hơn cho hành trình dài về quê đón Tết Nguyên đán.Anh Hoàng Văn Thịnh, một công nhân ngụ tại quận 12, không giấu được niềm vui khi nhận được sự hỗ trợ từ chương trình. Anh chia sẻ: "Xe mình chắc cũng 8-9 tháng rồi chưa thay nhớt. Hôm nay nhân dịp cuối năm, Thành đoàn còn tặng những phần quà để thay nhớt xe, mình rất vui và thấy ý nghĩa. Chương trình này rất tốt, chắc sẽ an toàn hơn để mình về quê và vui Tết với gia đình". Anh cũng bày tỏ mong muốn chương trình sẽ tiếp tục tổ chức trong tương lai để hỗ trợ nhiều người lao động hơn.Tương tự, anh Nguyễn Xuân Dũng, một công nhân khác tại quận 12, chia sẻ: "Chắc cũng lâu rồi mình chưa thay nhớt, nên qua chương trình này thấy rất thiết thực. Anh em công nhân lao động bận rộn không có nhiều thời gian, mà chi phí thay nhớt cũng đỡ hơn nhờ chương trình. Thật sự hữu ích".Không chỉ dừng lại ở việc thay nhớt miễn phí, ban tổ chức còn tặng 300 phần quà tết đến những gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, không thể về quê ăn tết. Những món quà nhỏ này mang lại niềm vui và động viên tinh thần rất lớn cho các anh chị em lao động. Ông Nguyễn Trọng Tín, Giám đốc Trung tâm Công tác Xã hội Công đoàn TP.HCM, cho biết: "Chúng tôi cũng có những phần quà dành tặng các gia đình công nhân ở nhà trọ không có điều kiện về quê, đồng thời đến thăm hỏi, động viên tại các khu vực nhà trọ ở nhiều quận trên địa bàn TP.HCM như quận 6, quận 12".Bên cạnh đó, ông Hoàng Quốc Dũng, đại diện nhà tài trợ, nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình: "Tết đến xuân về là dịp để mọi người thể hiện tình yêu thương với gia đình. Công ty chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành để mang đến cho anh em công nhân những chuyến đi an toàn. Vì an toàn chính là hạnh phúc của mọi nhà".Năm nay, ngày hội thay nhớt được tổ chức vào ngày 18 và 19.1.2025 tại trụ sở Liên đoàn Lao động quận 12, với sự phối hợp của nhiều đơn vị như Trung tâm Công tác Xã hội Công đoàn TP.HCM, Quận đoàn 12, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân TP.HCM, và các nhà tài trợ chính. Đây là năm thứ hai chương trình được tổ chức, sau thành công của mùa đầu tiên vào năm 2024. Năm nay, quy mô chương trình được mở rộng, với 1.500 suất thay nhớt miễn phí, tăng từ 1.000 suất của năm trước.Điểm đặc biệt là ban tổ chức đã áp dụng công nghệ thay nhớt tự động thay cho phương pháp thủ công, giúp giảm rác thải và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công nhân tham gia còn được kiểm tra thể chất miễn phí với 1.500 lượt inbody, cũng như tham gia các trò chơi tết và nhận thêm những phần quà ý nghĩa.Ông Hoàng Quốc Cường, đại diện ban tổ chức, chia sẻ: "Ngày hội này là tâm huyết của toàn tập thể, nhằm giúp anh chị em công nhân có hành trình về quê an toàn. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình này trong các năm tới, vì đây là hoạt động thiết thực, mang lại niềm vui cho nhiều người lao động".Với tổng kinh phí hơn 316 triệu đồng, chương trình không chỉ giúp công nhân chăm sóc phương tiện mà còn lan tỏa tinh thần sẻ chia, góp phần làm nên một cái tết trọn vẹn cho những người lao động xa quê.
alo789
Tham dự sự kiện có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Thường trực Ban Bí thư TW Đảng cùng hơn 370 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan TƯ, sở, ban, ngành tỉnh Kiên Giang, TP.Phú Quốc và đại diện các doanh nghiệp đang đầu tư tại Phú Quốc.Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định: “Chúng ta phải cùng nhau xác định rõ ràng rằng việc đăng cai tổ chức APEC 2027, vừa là vinh dự to lớn, vừa là trách nghiệm thiêng liêng và cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đồng thời đây cũng là một cơ hội đặc biệt, có một - không - hai, để giúp Phú Quốc trở thành tâm điểm của thế giới, khẳng định vị thế của một trong những thiên đường du lịch đẹp nhất hành tinh, chứng minh năng lực tổ chức sự kiện trọng đại, tầm cỡ thế giới của Việt Nam, của Kiên Giang và Phú Quốc”.Tại đây, Đảng và Chính phủ đã xác định rõ, việc chủ động khởi công các dự án, công trình trọng điểm phục vụ hội nghị là bước quan trọng trong công tác tổ chức thành công APEC 2027. Các dự án công trình hoàn thành không chỉ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt công tác tổ chức tuần lễ cấp cao APEC 2027 mà còn nâng tầm cho đảo ngọc Phú Quốc trên bản đồ những điểm đến hấp dẫn.Chuẩn bị cho APEC, hạ tầng giao thông không, thuỷ, bộ tại Phú Quốc đều được gấp rút đầu tư. Theo đó, Phú Quốc sẽ xây dựng cảng hàng không đạt cấp 4E, bao gồm đầy đủ các hạng mục nâng công suất nhà ga, ga hàng hóa, nhà ga VIP, vị trí đỗ tàu bay, nâng cấp đường cất hạ cánh… Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ mở rộng lên 1.073 ha, kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu lên 3,5 km, xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2 dài 3,3 km, xây dựng mới nhà ga T2 là nhà ga quốc tế với công suất lên đến 20 triệu khách và nhà ga VIP, sân đỗ có sức chứa lên đến 70 chỗ, khu hangar (nhà chứa máy bay), bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, kho hàng hóa…Bên cạnh đó, cảng hàng không Rạch Giá cũng được chỉ đạo nâng cấp, mở rộng với quy mô khoảng 200 ha, kéo dài đường băng khoảng 2,4 km và xây mới nhà ga, nhằm tiếp nhận máy bay cỡ lớn. Ngoài đường hàng không, cảng biển quốc tế An Thới sẽ được nâng cấp quy mô 100 ha, có thể đón những tàu du lịch lớn nhất thế giới như Icon of the Seas, với khả năng chở từ 7.000 đến 10.000 khách.Về các tuyến giao thông đường bộ từ sân bay Phú Quốc về Trung tâm hội nghị APEC, Phú Quốc sẽ mở rộng đường tỉnh 975, đầu tư xây dựng mới tuyến tàu đô thị, triển khai dự án đường bao ven biển phía đông, nâng cấp các tuyến đường trục Dương Đông đi bắc đảo (975B) và dự án đại lộ Đông - Tây đảo Phú Quốc kết nối khu hành chính mới của Phú Quốc với cảng Hàm Ninh. Cùng với đó là các dự án đại lộ APEC tạo tuyến trục ngang kết nối từ tuyến ĐT. 973, ĐT. 975 với Khu tổ hợp đa chức năng APEC, có quy mô nền đường rộng 68m, dài khoảng 3 km. Ngoài các tuyến đường mới, Phú Quốc cũng sẽ tiến hành chỉnh trang, ngầm hóa nhiều hạng mục tại những đô thị hiện hữu như An Thới, Dương Đông và gấp rút hoàn thiện các công trình hạ tầng tạo sự phát triển đồng bộ cho thành phố như: đầu tư hồ nước và các nhà máy nước; cải tạo sông Dương Đông; xây dựng nhà máy xử lý nước thải và xử lý rác thải sinh hoạt. Khu tổ hợp đa chức năng APEC là công trình trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế quốc gia trong kỷ nguyên mới. Dự án được lấn biển 57 ha, không phải giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất phát triển dự án có cảnh quan đặc sắc gắn với bãi biển hiện hữu.Khu tổ hợp có tổng sức chứa gần 15.000 người, bao gồm các công trình: Trung tâm Hội nghị và triển lãm rộng đến 10.000 m2 phục vụ yêu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có công suất từ 3.000 - 3.500 chỗ ngồi; khán phòng đa năng; Trung tâm Báo chí quốc tế đảm bảo phục vụ 3.000 - 4.000 phóng viên, Quảng trường APEC, khu hỗn hợp cao tầng bao gồm khách sạn, trung tâm thương mại mua sắm phi thuế quan và Cung văn hóa nghệ thuật đa năng với sức chứa 3.000 - 3.500 chỗ, với trang thiết bị hiện đại có thể tổ chức các chương trình nghệ thuật, show diễn được dàn dựng bởi những đơn vị hàng đầu thế giới. Trong khuôn viên cung văn hóa nghệ thuật đa năng còn có không gian ẩm thực đủ phục vụ 3.000 - 4.000 người.Bên cạnh đó là khu hỗn hợp tòa nhà biểu tượng 69 tầng, kết hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và khu bến du thuyền được kỳ vọng sẽ làm nên công trình thế kỷ mới của Phú Quốc.Cùng với các công trình mang tính biểu tượng đang hiện hữu như Cầu Hôn, cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới, show diễn đa phương phương tiện Kiss of the Sea với màn bắn pháo hoa hàng đêm…, khu tổ hợp đa chức năng khi ra mắt không chỉ góp phần tạo nên thành công cho APEC 2027, mà còn kiến tạo biểu tượng mới cho Phú Quốc, tạo ra những giá trị bền vững cho ngành du lịch địa phương.APEC 2027 được xem là một cơ hội lịch sử cho Phú Quốc, nhưng cũng đặt ra cho đảo Ngọc nhiều thách thức, đặc biệt là tiến độ hoàn thành các dự án. Để các công trình có thể kịp “về đích”, Phú Quốc cần sự đồng hành quyết liệt của chính quyền địa phương và sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà đầu tư chiến lược được “chọn mặt gửi vàng”. Phát biểu trong lễ khởi động, ông Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: “Nếu như Quyết định 178 đã đặt nền móng quan trọng, là kim chỉ nam “giúp Phú Quốc cất cánh”, thì sự kiện APEC 2027 chính là cơ hội lần thứ hai hết sức quý giá, mang tính đột phá, mở ra cho sự phát triển mạnh mẽ của “Phú Quốc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đây không chỉ là cơ hội để nâng tầm vị thế quốc tế, quảng bá hình ảnh của Phú Quốc, Kiên Giang mà còn là hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế".Không chỉ là một sự kiện, APEC 2027 sẽ là bệ phóng đưa Phú Quốc từ một hòn đảo nghỉ dưỡng trở thành trung tâm kinh tế và hội nghị hàng đầu khu vực. Chỉ còn 2 năm để Phú Quốc chuẩn bị cho APEC 2027, Phó thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Phú Quốc cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng các dự án; đẩy nhanh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; khẩn trương đàm phán, xác định các công trình đã đầu tư để có phương án chỉnh trang, nâng cao chất lượng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, khẩn trương của tỉnh Kiên Giang, thành phố Phú Quốc và các nhà đầu tư chiến lược trong công cuộc nâng cấp và đầu tư các dự án, cơ sở hạ tầng được lựa chọn. Khi được hỏi về đón nhận nhiệm vụ và trọng trách nếu được tin giao triển khai các dự án phục vụ APEC 2027, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đầu tư tại Phú Quốc, ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group chia sẻ: “APEC 2027 sẽ là cột mốc quan trọng, tạo động lực đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch - kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới. Với quyết tâm, trách nhiệm và khát vọng làm giàu đẹp hơn nữa những vùng đất, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang, Phú Quốc, huy động mọi nguồn lực để hiện thực hóa tầm nhìn này”.Cùng với sự vào cuộc sâu xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Phú Quốc, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tin tưởng rằng Phú Quốc hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành trọng trách. Phó thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Chúng ta cùng quyết tâm hướng tới APEC 2027 thành công, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè, các nền kinh tế thành viên APEC về một Việt Nam thân thiện, hòa bình, năng động, hội nhập và phát triển, về một Phú Quốc tươi đẹp, đặc sắc, để trở thành điểm hấp dẫn trên bản đồ thế giới”.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư