Trung Quốc cân nhắc kế hoạch lớn giải cứu ngành bất động sản
Bên cạnh những CĐV là sinh viên thì ngay trên SVĐ Trường ĐH Nha Trang chính là sự góp mặt của các CĐV nhí, tạo nên không khi sôi động hơn cho trận đấu giữa hai trường là Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Khánh Hòa trong khuôn khổ vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO.Cùng dẫn theo hai đứa con của mình để cổ vũ cho đội bóng Trường ĐH Đà Lạt, ông Trần Quốc Hùng là đội trưởng dẫn đoàn cho biết, đoàn di chuyển đến TP.Nha Trang từ hôm 9.1.Cùng dẫn theo hai đứa con của mình để cổ vũ cho đội bóng Trường ĐH Đà Lạt, ông Trần Quốc Hùng là đội trưởng dẫn đoàn cho biết, đoàn di chuyển đến TP.Nha Trang từ hôm 9.1.Ông Hùng cho hay, cả hai bạn nhỏ đều là những CĐV trung thành của đội bóng Trường ĐH Đà Lạt, bất kể đội có đá ở đâu thì cả hai đều có mặt để cổ vũ. Đến từ thành phố ngàn hoa, ông Hùng chia sẻ, đội bóng Trường ĐH Đà Lạt luôn mong muốn lan tỏa lối chơi đẹp, thắng đẹp và thể hiện sự hiền hòa, mến khách như người con Đà Lạt.Nghi phạm 15 tuổi sát hại thiếu nữ, chôn xác trong vườn chuối
Ngày 10.1, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty Công ty CP Tập đoàn Việt Phát (chủ đầu tư) bấm nút khởi công dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cù lao Phố (thuộc P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết cù lao Phố là vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử người mang gươm đi mở cõi đất Phương Nam; vùng đất giao thoa nhiều nền văn hóa, tôn giáo; cũng từng là nơi có thương cảng sầm uất nhất đất phương Nam hàng trăm năm trước. "Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cù Lao Phố đã đánh mất đi vị thế của mình, trở thành vùng đất ngủ quên giữa lòng đô thị Biên Hòa. Việc dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê được khởi động và dự kiến đi vào hoạt động vào 2027 sẽ đánh thức cù lao Phố, đưa vùng đất này phát triển xứng với tiềm năng vốn có ", ông Võ Tấn Đức nhấn mạnh.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê có quy mô là 11,66 ha, tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 24,5ha, tổng vốn đầu 6.111 tỉ đồng, dự kiến đón khoảng 10 triệu lượt khách tham quan mua sắm/năm.Cù lao Phố có diện tích gần 700 ha, được bao bọc bởi 2 nhánh của sông Đồng Nai. Cù lao Phố trước đây từng là thương cảng sầm uất của khu vực Đàng Trong (vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm soát, xác định từ sông Gianh, Quảng Bình trở vào Nam). Hiện đây được xem vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi để Đồng Nai phát triển thương mại và dịch vụ.
Hot boy hát 'Hàn Mặc Tử' khiến nghệ sĩ Bạch Tuyết, Thanh Hằng tranh cãi
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30.12.2024 quy định về dạy thêm, học thêm.Theo thông tư mới ban hành, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, thông tư mới hạn chế đối tượng được học thêm trong nhà trường gồm 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường và không thu tiền của học sinh: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; (học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Với những đối tượng học thêm như trên, giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà mình đang được phân công dạy học, để hạn chế việc giáo viên đưa học sinh ra ngoài dạy thêm.Về kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm: 3 đối tượng này thuộc trách nhiệm của nhà trường phải bồi dưỡng, được đưa vào nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, bảo đảm quyền lợi của tất cả các học sinh phải đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình và không thu tiền học của học sinh. Bên cạnh đó, Thông tư quy định về việc xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau: lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 học sinh theo quy định của Điều lệ trường phổ thông; trong một tuần, mỗi môn học thêm không quá 2 tiết.Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học.Theo Bộ GD-ĐT, các quy định như trên nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. Các nhà trường có cơ hội tổ chức thêm các hoạt động phát triển toàn diện học sinh; đồng thời, hạn chế được hành vi "ép buộc học sinh học thêm" gây bức xúc trong dư luận.Theo quy định của thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của luật Doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm...
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
Xe tay ga Honda dưới 40 triệu đồng: Chọn BeAT nhập khẩu hay Vision mới?
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.